- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Gai ma vương: cây thuốc chữa đau đầu chóng mặt
Gai ma vương: cây thuốc chữa đau đầu chóng mặt
Thường dùng chữa đau đầu chóng mặt, ngực bụng trướng đau, tắc sữa, đau vú, mắt đỏ, nhức vùng mắt, chảy nhiều nước mắt, ngứa ngáy.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Gai ma vương, Gai chống, Tật lê, Quý kiến sầu - Tribulus terrestris L., thuộc họ Gai chống - Zygophyllaceae.
Mô tả
Cây thảo hằng năm mọc bò lan, phân nhánh nhiều. Lá kép lông chim, mọc đối hoặc gần đối, gồm 5 - 7 đôi lá chét bằng nhau, phiến lá dài 6 - 15mm, rộng 2,5mm, phủ lông trắng ở mặt dưới. Hoa mọc riêng lẻ ở nách lá; lá đài 5; cánh hoa 5, mỏng, màu vàng, sớm rụng; nhị 10 có 5 cái dài, 5 cái ngắn; bầu 5 ô. Quả thường có 5 cạnh có gai và có lông dày.
Hoa tháng 5 - 7, quả tháng 8-9
Bộ phận dùng
Quả - Fructus Tribuli, thường gọi là Tật lê.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở nhiều nước châu Á, châu Phi và châu Âu. Ở nước ta, cây mọc dại ở ven biển, ven sông các tỉnh từ Quảng Bình trở vào. Quả thu hái khi chín. Có thể hái cả cành mang quả, phơi khô đập lấy những quả già. Dùng sống hay sao qua cho cháy gai.
Thành phần hóa học
Quả chứa 0,001% alcaloid, 3,5% chất béo, một ít tinh dầu, chất nhựa và các nitrat, chất phylocrythrin, tanin, ílavonosid, rất nhiều saponin, trong đó có diosgenin, ruscogenin, hecogenin, gitogenin, tribuloside, kaempferol-3-rutinoside, astragalin, harmin.
Tính vị, tác dụng
Quả có vị cay tính hơi ấm; có tác dụng bình can giải uất, hoạt huyết khư phong, minh mục, chỉ dương.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng chữa đau đầu chóng mặt, ngực bụng trướng đau, tắc sữa, đau vú, mắt đỏ, nhức vùng mắt, chảy nhiều nước mắt, ngứa ngáy. Còn dùng làm thuốc bổ thận, trị đau lưng, tinh dịch không bền, gầy yếu; chữa loét mồm, mụn lở, viêm họng đỏ và chữa kiết lỵ.
Đơn thuốc
Chữa mắt mù lâu năm: Tật lê hái về, phơi râm cho khô, tán nhỏ, mỗi lần uống 4g. Ngày uống 2 lần vào sau bữa ăn, uống lâu sẽ khỏi (Nam dược thần hiệu).
Chữa đau mắt: Cho Tật lê vào chén nước. Đun sôi rồi hứng mắt vào hơi nước.
Chữa thận hư tiết tinh, di tinh, hoạt tinh, liệt dương: Tật lê 16g, Kỷ tử, Củ Súng, Hạt sen, Nhị sen, Thỏ ty tử. Quả dùm dũm, Ba kích, Kim anh (bỏ ruột) mỗi vị 12g sắc uống.
Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng: Tật lê 12g, Dương quy 12g, nước 400ml sắc còn 200ml. Chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa loét mồm, mụn lở; Quả Tật lê nấu cao trộn với mật ong bôi.
Chữa kiết lỵ: 8 - 16g bột quả uống hay sắc thuốc uống.
Ghi chú
Còn có loài Quỷ kiến sầu to hay Ớt sầu - Tribulus cistoides L., cũng mọc ở đất khô vùng duyên hải, có hoa tháng 5 - 8, cũng được dùng như Gai ma vương.
Bài viết cùng chuyên mục
Cây sữa trâu: thuốc uống lợi sữa
Nhân dân vùng Bằng Khánh, huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn dùng cây làm thuốc uống lợi sữa.
Cò cò: tiêu viêm giảm đau
Cây mọc ở bờ các suối và cả trên đồng ruộng ở nhiều nơi miền Bắc vào tới các tỉnh Tây Nguyên, thu hái vào mùa hè và mùa thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Ớt chỉ thiên: dùng trị ăn uống không tiêu đau bụng
Quả được dùng trị ăn uống không tiêu, đau bụng do cảm mạo phong thấp, rễ dùng trị tử cung xuất huyết và dùng ngoài trị nẻ da như rễ các thứ ớt khác.
Ngâu tàu, hành khí giải uất
Hoa có vị ngọt, cay, tính bình, có tác dụng hành khí giải uất, cành lá tính bình hơi ôn, có tác dụng hoạt huyết tán ứ, tiêu thũng giảm đau
Giổi trái, cây thuốc trị các nhọt
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Các bộ phận của cây được dùng để trị các nhọt lớn tồn tại lâu, thường gọi là búi
Cỏ gấu biển: cây thuốc điều kinh, lý khí, thư can, chỉ thống
Cũng như Cỏ gấu, Cỏ gấu biển cũng có vị cay, hơi đắng, tính bình, có tác dụng điều kinh, lý khí, thư can, chỉ thống. Ở Ân Độ, nó được xem như lợi tiểu, kích thích tim
Hôi: cây thuốc chữa lở, ghẻ
Cây chỉ mới được dùng theo kinh nghiệm dân gian, Lá và thân giã ra rưới với nước gạo cho ngấm, rồi nướng nóng đắp bên ngoài da chữa sâu quảng, sâu cối.
Chân chim leo hoa trắng: dùng trị ho trị nôn ra máu
Trong Y học cổ truyền Thái Lan, lá tươi được dùng trị ho, trị nôn ra máu, dùng ngoài làm thuốc cầm máu và làm săn da
Mộc hương, kiện tỳ tiêu tích
Thường dùng trị mọi chứng đau, trúng khí độc bất tỉnh, tiểu tiện bế tắc, đau bụng, khó tiêu, trướng đầy, gây trung tiện, ngừng nôn mửa, tiết tả đi lỵ
Đại trắng, cây thuốc xổ
Vỏ rễ có vị đắng, tính mát, có tác dụng xổ, chuyển hoá, làm sạch. Hạt có tác dụng cầm máu, Nhựa có tác dụng tiêu viêm, sát trùng
Kim ngân lẫn: thuốc dùng trị mụn nhọt
Vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Cũng nhu Kim ngân, dùng trị mụn nhọt, lở ngứa. Liều dùng hoa 8 đến 20g.
Cốc đá: chế thuốc giảm sốt
Cây gỗ cao 10m, có lá rụng theo mùa; nhánh non màu xám xanh, lá dài 25cm, mang 5 đến 6 cặp lá chét xoan bầu dục, đầu tù, gốc không cân xứng, gân phụ 6 đến 10 cặp
Chà là: thuốc chữa ỉa chảy và say rượu
Quả có hương vị của quả chà là, dùng ăn được. Chồi của cây tạo thành một loại cổ hũ như dừa, có hương vị thơm ngon
Cóc mẩn: hãm uống trị ho
Lá sao lên hãm uống trị ho, nhất là khi cơn ho tiếp theo sau cơn sốt, như trong bệnh sởi, cả cây giã đắp vết bỏng, sưng tấy và rắn cắn
Nuốt dịu: cây thuốc dùng trị bệnh thuỷ đậu
Ở nước ta cây mọc trong rừng, rú bụi, rừng thưa đến rừng rậm, trên đất sét và phì nhiêu và đất đá hoa cương, tới độ cao 1100 m từ Lâm đồng, Đồng Nai đến Tây Ninh
Đỗ trọng dây: cây thuốc hành khí hoạt huyết
Tính vị, tác dụng, Vị cay, tính bình, có tác dụng hành khí hoạt huyết, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Được dùng trị, Phong thấp đau nhức xương, Đòn ngã tổn thương.
Đại: cây thuốc thanh nhiệt lợi tiểu
Hoa đại có vị ngọt, tính bình, thơm có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hoà vị, nhuận tràng, bổ phổi, Có tác dụng hạ huyết áp rất rõ, ở hoa khô mạnh hơn ở hoa tươi.
Đào: cây thuốc chữa bế kinh
Đào nhân, dùng sống trị kinh nguyệt bế tắc, sinh hòn cục, bụng dưới đầy, đau, vấp ngã ứ huyết, dùng chín thì hoạt huyết, chữa đại tiện khó đi do huyết táo.
Đào tiên: cây thuốc trị ho long đờm
Cơm quả hơi chua, sau khi nấu dùng chế xi rô trị ho, làm long đờm, Cơm quả chưa chín hoàn toàn và dịch cây nhuận tràng, Cồn chiết với liều 10 centigam là thuốc khai vị.
Hải đồng nhiều hoa, cây thuốc trị nọc độc
Tính vị, tác dụng, Vỏ đắng, thơm, làm long đờm, hạ nhiệt, chống độc, gây mê, Dầu làm mát, bổ kích thích
Nàng nàng: hành huyết trục ứ
Do mặt dưới lá cũng bạc tương tự như lá Bạc thau nên có nơi gọi là Bạc thau cây và cũng dùng nó chữa bệnh bạch đới, khí hư.
Ba gạc, cây thuốc chữa đau đầu
Được dùng trị huyết áp cao đau đầu, mất ngủ, choáng váng, đòn ngã, dao chém, sởi, ngoại cảm thấp nhiệt, động kinh, rắn cắn, ghẻ lở
Gai kim: cây thuốc long đờm ngừng ho
Lá sắc đặc ngậm chữa sâu răng; cành lá sắc uống chữa ho, Ở Ân Độ, dịch lá dùng để rửa và dùng xoa để ngăn ngừa nứt nẻ chân vào mùa mưa.
Ké hoa đào: thuốc tiêu viêm trừ thấp
Tính vị, tác dụng, Ké hoa đào có vị ngọt dịu, tính mát, không độc, có tác dụng tiêu viêm trừ thấp, lợi tiểu.
Mạc tâm, chữa kiết lỵ
Cây mọc ở đất ẩm, dựa nước ở các tỉnh phía nam và Đồng Nai, Sông Bé đến Đồng Tháp, An Giang, Dân gian dùng vỏ thân sắc uống chữa kiết lỵ, quả nấu nước rửa vết thương