Lúa: bồi dưỡng khí huyết

2018-01-04 09:51 AM

Gạo là thành phần quan trong bữa ăn của nhân dân ta, bồi bổ cho cơ thể và đem lại cân bằng cho cơ thể. Hạt thóc đã ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô gọi là cốc nha.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Lúa - Oryza sativa L., thuộc họ Lúa - Poaceae.

Mô tả

Cỏ mọc hằng năm, cao 0,7-1,5m. Lá có phiến dài, bìa ráp, bẹ cao, trắng, lưỡi bẹ có lông. Chuỳ bao gồm nhiều bông, mang các bông nhỏ màu vàng vàng. Mày hoa có lông gai, 1 hoa, 6 nhị. Quả thóc dính chặt với mày hoa (trấu), ta quen gọi là hạt lúa.

Bộ phận dùng

Hạt thóc, rễ lúa - Semen et Radix Oryzae; đạo nha - Fructus Oryzae Germunatus.

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng Á châu nhiệt đới, được trồng làm lương thực ở khắp nơi. Có hai thứ là Lúa tẻ - var.utilissima A. Camus và Lúa nếp - var. glutinosa Tanaka. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Thành phần hoá học

Người ta cũng đã biết trong lúa có các thành phần sau: Vitamin A, B, D và E, mỡ 20%, hydratcarbon, protein, adenin, cholin, acid arachidic, lignoxeric, palmitic, aloic, phytosterin.

Tính vị, tác dụng

Gạo tẻ có vị ngon ngọt, tính mát, có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Gạo lâu năm vị chua hơi mặn, tính ấm, ích khí mạnh tỳ, thông huyết mạch, trừ phiền, giúp tiêu hóa. Gạo nếp (nhu mề) có vị ngọt, ngon thơm, mềm dẻo, tính ấm, bổ tỳ vị hư yếu.

Công dụng

Gạo là thành phần quan trong bữa ăn của nhân dân ta, bồi bổ cho cơ thể và đem lại cân bằng cho cơ thể. Hạt thóc đã ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô gọi là cốc nha, đạo nha dùng thay cho mạch nha, giúp sự tiêu hoá và là thức ăn có tinh bột có tác dụng rất tốt cho những người ăn uống kém tiêu, không muốn ăn, còn chữa các bệnh phù do thiếu vitamin. Gạo lâu năm dùng trị đau bụng và trị lỵ. Gạo nếp dùng trị các chứng đau bụng, nôn mửa và tiểu tiện ra chất nhờn (dưỡng trấp).

Ở Philippin, cám được dùng để chế thuốc phòng và chữa bệnh thiếu các loại vitamin B. Dầu cám dùng trộn với rau để ăn. Rễ và thân của Lúa là thuốc lợi tiểu. Quả thóc chưa bóc vỏ dùng làm thuốc đắp cho dịu.

Đơn thuốc

Giải phiền nhiệt trong trường hợp sốt cao, ra nhiều mồ hôi, háo khát: Dùng Gạo tẻ một nắm, lá Tre hay Cỏ lá tre một nắm cùng sắc uống. Có thể thêm bột thạch cao 10-12g cùng uống.

Nôn mửa hay ỉa chảy háo khát, rối loạn tiêu hoá: Dùng Gạo tẻ sao sắc uống thay nước và thay ăn.

Chữa nôn ói không dứt: Dùng Gạo nếp 20g, sao vàng, Gừng củ 3 lát, sắc uống (Nam dược thần hiệu).

Bài viết cùng chuyên mục

Quyển bá quấn: tác dụng thanh nhiệt nhuận phế

Cây ưa bóng mọc trong rừng ẩm ở độ cao 1000 đến 2000m, trên đất đá vôi, ở các mỏm đá, khe đá, lòng suối, nhiều nơi từ vùng cao Sapa cho đến Gia Lai, thu hái toàn cây quanh năm

Câu đằng lá to: làm thuốc trấn tĩnh, chữa đau đầu

Dùng làm thuốc trấn tĩnh, êm dịu, chữa đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, trẻ em kinh giật, nổi ban, lên sởi

Nấm độc xanh đen, tăng cường chức năng thận

Lúc còn tươi, nấm có mùi yếu, có hương của hoa hồng tàn; nhưng khi chụp nấm bắt đầu rữa thì nấm có mùi khó chịu

Bánh hỏi, cây thuốc tẩy giun

Nhựa mủ làm giảm sưng tấy. Rễ và lá có vị cay, tính mát, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết lợi yên, hạ huyết áp, tiêu thũng chỉ thống

Găng tu hú: cây thuốc điều kinh

Rễ nghiền ra dùng duốc cá, Vỏ rễ và thân hãm uống để điều kinh, Quả dùng nhuộm vàng, lại dùng ngâm lấy nước trừ giun đất và đỉa.

Ngoi: thanh nhiệt tiêu thũng

Đau dạ dày, phong thấp tê bại, rắn cắn, mụn nhọt ung độc, đòn ngã tổn thương, gãy xương, bệnh bạch cầu hạt mạn tính.

Lục thảo thưa, thanh nhiệt giải độc

Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Việt Nam, các nước nhiệt đới châu Phi tới châu Úc, Thu hái toàn cây vào mùa hè thu

Cỏ bướm: dịch lá được dùng trị bệnh lậu

Cây thảo bò có nhiều nhánh không đâm rễ, thân vuông, hơi có cánh hay không, lá có phiến thon tam giác dài 20 đến 35cm, rộng 12 đến 30mm, không lông; cuống dài 5 đến 15mm.

Ca di xoan, trị bệnh ngoài da

Lá non và chồi độc đối với dê. Ở Ân Độ, người ta dùng để diệt sâu bọ và nước hãm được dùng ngoài trị bệnh ngoài da

Hành ta: cây thuốc gây ra mồ hôi thông khí hoạt huyết

Vị cay, tính bình, không độc, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, Ta thường dùng Hành ta thay Hành hoa làm thuốc kích thích tiêu hoá.

Gáo, cây thuốc chữa ho

Đế hoa hoá nạc dùng ăn được, Ở Yên Bái, vỏ dùng ngâm trong nước sôi chữa ho được xem như là bổ, Ở Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, vỏ dùng chữa sốt rét

Huyết dụ: thuốc trị ho thổ huyết

Thường được dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xuơng.

Mào gà trắng, làm sáng mắt

Hạt Mào gà trắng có vị đắng, tính hơi hàn, có tác dụng thanh can minh mục, làm sáng mắt, thoái ế, tiêu viêm, thu liễm cầm máu. Toàn cây có tác dụng kháng sinh tiêu viêm

Quả nổ bò: làm thuốc đắp trị mụn nhọt và loét

Loài của Việt Nam, Lào, Campuchia, Nam Trung Quốc đến Malaixia, cây mọc ở rừng thưa, trên vùng núi đá vôi, những nơi có cỏ khắp nước ta

Đậu hoa tuyến: cây thuốc chữa đau co thắt ruột

Loài liền nhiệt đới, thường gặp ven rừng, đầm lầy, bình nguyên gần bờ biển ở các tỉnh Nam Bộ, Ở Ân Độ, nước sắc cây dùng để chữa đau co thắt ruột.

Bèo hoa dâu, chữa sốt chữa ho

Cây mọc hoang dại trên các ruộng lúa, ao hồ và cũng được trồng làm phân xanh bón lúa, làm thức ăn cho vịt. Cây sinh sản rất nhanh, tạo thành một thảm màu lục trên mặt nước

Đậu mỏ leo, cây thuốc trị phù

Vị đắng và cay, tính bình; có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, khư phong hoà huyết, giải độc sát trùng

Keo ta, thuốc đắp mụn nhọt

Lá rất dịu, đem luộc chín dùng đắp mụn nhọt, còn nước thì dùng rửa, Quả dùng nấu nước gội đầu, Hạt dùng để tẩy giun đũa

Cỏ ba lá: dùng làm thức ăn giàu protein

Cây thân thảo, bò lan trên mặt đất, sau vươn thẳng, thân mềm, dài 30 đến 60cm, lá kép chân vịt, có 3 lá chét, hình trái xoan ngược, mép có răng, lá kèm hình mũi dùi

Hoa giấy, cây thuốc điều hoà khí huyết

Cành lá dùng trị bệnh tiêu huyết. Hoa có thể dùng trị xích bạch đới hạ của phụ nữ và kinh nguyệt không đều

Bả dột, cây thuốc cầm máu

Lá có vị đắng, mùi thơm nhẹ, Cây có tác dụng cầm máu tại chỗ, làm ra mồ hôi, tiêu sưng, giảm đau, Với liều nhỏ cây có tác dụng kích thích và bổ đắng

Chóc ri: dùng chữa ho đờm hen suyễn

Cấp cứu trúng gió cắn răng không nói, hay động kinh, rớt đờm chảy rãi, không tỉnh, dùng củ Chóc ri chế tán bột thổi vào lỗ mũi cho cho hắt hơi sẽ tỉnh

Kim cang đứng, cây thuốc

Theo Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam, ở Campuchia và Lào, thân rễ và lá được dùng trong y học dân gian

Náng hoa đỏ: gây buồn nôn

Hành được dùng trị bỏng, chín mé, nhọt, có khi được dùng như Náng hoa trắng trị tê thấp, phù thũng.

Luân rô đỏ: đắp trị đau mắt

Cây mọc ở lùm bụi, ven rừng, rừng còi, từ Khánh Hoà tới Đồng Nai. Công dụng: Dân gian dùng lá làm thuốc giã đắp trị đau mắt.