- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hành ta: cây thuốc gây ra mồ hôi thông khí hoạt huyết
Hành ta: cây thuốc gây ra mồ hôi thông khí hoạt huyết
Vị cay, tính bình, không độc, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, Ta thường dùng Hành ta thay Hành hoa làm thuốc kích thích tiêu hoá.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hành ta - Allium ascalonicum L., thuộc họ Hành - Alliaceae.
Mô tả
Cây thảo sống dai, cao 15 - 50cm, hành to 2 - 3 cm, có cạnh, vẩy mỏng như giấy, thường có màu đỏ hay màu trắng. Lá hình trụ nhọn, rỗng, tròn, màu xanh mốc. Cụm hoa dạng tán ở đầu một cán cao 20 - 50cm, rộng; tán hoa hình cầu. Bao chung hình bẹ, trắng. Hoa có 6 phiến hoa rời, màu trắng, hường hay tim tím; cuống hoa 1 - 1,5cm.
Bộ phận dùng
Củ - Bulbus Allii Ascalonici.
Nơi sống và thu hái
Cây được trồng làm rau ăn từ lâu đời; thường trồng ở rẫy và ở vùng đồng bằng. Cây chịu được lạnh về mùa đông. Vào tháng 7 - 8, lúc lá khô, người ta đào lấy củ đem phơi khô, rồi để trong bóng mát.
Thành phần hóa học
Củ Hành cũng chứa acid malic, phytin, các chất sulfid và tinh dầu chứa allicin.
Tính vị, tác dụng
Vị cay, tính bình, không độc, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết. Ta thường dùng Hành ta thay Hành hoa làm thuốc kích thích tiêu hoá, kháng khuẩn, lợi tiểu, làm ra mồ hôi, điều kinh. Ở Ân Độ, củ xem như có tác dụng kích dục.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng làm gia vị: Lá dùng ăn sống hoặc xào nấu với các loại rau, thịt, củ dùng xào nấu. Nhân dân ta thường dùng củ Hành muối làm dưa ăn, nhất là vào dịp Tết nguyên đán. Trong dưa Hành, có nhiều loại men và acid lactic có tác dụng ngăn cản quá trình lên men thối ở ruột giúp cho cơ thể tránh được đầy hơi, nhiễm độc. Trong y học dân gian, ta thường dùng hành chữa thương hàn trúng phong, ác khí, nhức đầu lạnh nóng; mắt mờ tai điếc, thổ nục huyết, đàn bà thai động vú sưng, trẻ em trúng ác và sưng thũng.
Đơn thuốc
Phong hàn, thời dịch, ôn nhiệt và sản hậu cảm mạo, nhức đầu sợ lạnh: Hành củ, Hương đậu xị, đều 15g, nước tiểu trẻ em một chung. Gừng tươi 3 lát, có thể thêm Chè hương 10g, cho vào 300ml nước sắc uống nóng, sau đó đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
Tiểu tiện bí: Hành củ dầm tươi với vài con gián đất dặt dưới rốn.
Sang thũng: Đâm nát Hành củ vắt lấy nước mà thoa.
Ghẻ chốc, lở loét, sưng ngứa: Nấu Hành lấy nước rửa.
Bài viết cùng chuyên mục
Đuôi trâu, cây thuốc đắp chữa rắn cắn
Đồng bào dân tộc Dao dùng vỏ cây nấu nước gội đầu và dùng lớp vỏ nhớt nhai nuốt nước; lấy bã đắp chữa rắn cắn
Đu đủ: cây thuốc bổ dưỡng
Đu đủ chín có vị ngọt mát, có tác dụng nhuận tràng, tiêu tích trệ, lợi trung tiện, lợi tiểu, Đu đủ xanh vị đắng, ngọt, có tác dụng tiêu mạnh, nhưng ăn nhiều thì xót ruột.
Nghể nhẵn, dùng trị đau bụng
Cây mọc ở nơi ẩm lầy khắp nước ta, thường gặp ở ven đầm nước vào tháng 5, tháng 12 từ Hà Giang, Hà Nội, Nam Hà, Ninh Bình qua các tỉnh Tây Nguyên cho đến các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long
Mùi chó quả mọng, cây thuốc
Thuốc đắp thường không có kết quả tốt, nhưng lá khô ngâm trong cồn chiết ether lại làm phồng da nhanh và không gây đau đớn. Nếu cho nước cồn chiết ether bay hơi thì phần còn lại là một chất nhựa
Chua ngút đốm: dùng quả làm thuốc trừ giun
Cây bụi cao 2m, nhánh non có lông sát, lá có phiến bầu dục, dài 6 đến 10cm, rộng 4,5 đến 5,5cm, mỏng, mép có răng mịn ở phần trên, nâu đen mặt trên lúc khô; cuống 1cm.
Cói dùi Wallich: cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Loài của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ân Độ và Việt Nam, Ở nước ta, thường gặp trên đất lầy từ Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình tới Thừa Thiên Huế
Màn màn, chữa viêm đau khớp
Tuy có vị đắng, nhưng khi nấu lên thì sẽ biến chất. Người ta dùng hạt và toàn cây chữa viêm đau khớp do phong thấp, lao xương, dùng ngoài đắp rút mủ mụn nhọt độc và trị phong thấp tê đau
Quyết lông nhọn: cây được dùng trị bỏng
Vị hơi đắng, chát, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, kiện tỳ, giải độc, trấn kinh, cũng được dùng trị bỏng, trẻ em cam tích, lỵ, chó dại cắn
Cát đằng thon: dùng khi bị rong kinh
Ở Ấn Độ, dịch lá được dùng khi bị rong kinh và cho vào tai chữa điếc tai, ở Malaixia, lá giã ra dùng đắp vết đứt và nhọt
Cam thảo đất: bổ tỳ nhuận phế
Cam thảo đất có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu.
Cỏ gân cốt hạt to: có tác dụng thanh nhiệt giải độc
Ngoài dùng cây tươi rửa sạch, giã với muối đắp chỗ đau, cũng dùng trị các chứng viêm, bỏng lửa, tổn thương do ngã
Cỏ gạo: hạt làm thức ăn
Cây làm cỏ chăn nuôi hoặc thu hoạch hạt làm thức ăn khi đói kém, người ta giã cho tróc vỏ và rang, dùng chế loại bỏng vừng với mật đường
Cam hôi: thuốc trị ho
Cây mọc trên các đồi cát, dọc theo biển từ Khánh Hoà tới Bình Thuận. Có thể thu hái rễ, lá quanh năm
Mỵ ê, thuốc trợ tim
Có tác dụng trợ tim, làm dịu kích thích tim và lợi tiểu. Hạt dùng chiết ouabaine làm thuốc trợ tim. Người ta chế thành thuốc tiêm ống 0,25mg, tiêm mạch máu
Đỗ trọng nam: cây thuốc hành khí hoạt huyết
Tính vị, tác dụng, Đỗ trọng nam có vị hơi cay, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, hạ nhiệt, giúp tiêu hoá.
Kê náp: thuốc trị thiểu năng mật
Dịch lá lẫn đường và Hồ tiêu dùng trong thiểu năng mật với độ chua mạnh, Hạt dùng ngoài đắp vết thương đau và bầm giập.
Ớt cà: dùng trị phong thấp
Cây bụi, lá thuôn nhọn, dài 3 đến 7cm, quả dài, to bằng quả xơri, đường kính 2cm, màu đỏ chói, rất cay
Bướm bạc lá: rửa các vết thương
Lá bầu dục thuôn, có khi hình ngọn giáo ngược, nhọn và tròn ở gốc, nhọn thành đuôi ở chóp, dài 8 - 15cm, rộng 3 - 5cm, màu lục sẫm ở trên, màu sáng hơn ở dưới, mỏng, dai.
Găng chụm, cây thuốc cầm máu
Ở Campuchia, gai Găng chụm dùng vào một chế phẩm để cầm máu do các chứng xuất huyết trong và kinh nguyệt quá nhiều
Háo duyên: cây thuốc uống trị giun
Mọc hoang trong rừng thường xanh hay trên các đồi cây bụi, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng rễ sao lên sắc uống trị giun.
Hoắc hương núi, cây thuốc trị ngoại cảm phong nhiệt
Có vị cay se, tính ấm, mùi thơm hắc, có tác dụng khư phong giải độc, thanh thử hoá thấp, hoà trung chống nôn, tiêu thũng giảm đau
Mạc ca: chữa bạch đới khí hư
Loài của Việt Nam, Philippin, cũng chỉ gặp ở Khánh Hoà Nha Trang, Công dụng, Cành lá sắc uống chữa bạch đới, khí hư, cảm sốt.
Mò đỏ: chữa bạch đới khí hư
Chữa xích bạch đới ra chất trắng như mũi hay đỏ nhạt như máu cá, âm đạo ngứa ngáy, đái ra nước vàng đục hay đỏ nhạt: Mò trắng, Mò đỏ lấy cả hoa, lá mỗi thứ một nắm 15g phơi héo.
Bại tượng hoa trắng: cây thuốc chữa kiết lỵ
Chuỳ hoa dạng ngù ở ngọn. Hoa nhỏ màu trắng, đài là ống có răng nhỏ; tràng có ống dài mang 5 tai gần bằng nhau; nhị 5, đính trên ống tràng, bầu 3 ô.
Hồng anh, cây thuốc trị mất ngủ
Hồng anh được dùng uống trong trị mất ngủ, ho có co cứng, ho gà, hen, viêm phế quản, viêm phổi; viêm màng phổi; sốt phát ban