- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y, y học cổ truyền
- Mùi tây, kích thích hệ thần kinh
Mùi tây, kích thích hệ thần kinh
Mùi tây, Rau mùi tây - Petroselinum crispum (Mill.) Nym. ex Airy Shaw (P. sativum Hoflin.), thuộc họ Hoa tán - Apiaceae.
Mô tả
Cây thảo sống 2 năm, cao 20-50cm, thân xẻ rãnh. Lá chia thùy hoặc xẻ nhiều phần hẹp, nhất là những lá phía trên. Tán kép nhỏ, không có bao chung, mang 3 tán; mỗi tán mang cỡ 10-15 hoa trắng, ðối xứng hai bên, 5 lá đài nhỏ, 5 cánh hoa nguyên hay chẻ đôi, cỡ 2,5mm, 2 vòi nhuỵ. Quả tròn dài cỡ 4mm.
Bộ phận dùng
Toàn cây, chủ yếu là lá - Herba et Folium Petroselini Crispi
Nơi sống và thu hái
Cây gốc ở Tây Á và Bắc Phi, được trồng nhiều lấy lá làm rau ăn gia vị như Tỏi, Hành... Có thể thu hái cây quanh năm.
Thành phần hóa học
Các bộ phận của cây đều chứa: glucosid apiin, tinh dầu; hạt chứa coumarin... Tinh dầu có tỷ lệ cao trong quả và ở lá. Các thành phần chính đã biết là apiol, một hoạt chất estrogen, các vitamin A, B, C và chất khoáng Fe, Ca, P, Mg, Na, K, I, Cu, Mn, S, chlorophin, men, tinh dầu (pinen, tecpen, apiol, apein). Rất giàu vitamin C.
Tính vị, tác dụng
Mùi tây kích thích chung và hệ thần kinh, chống thiếu máu, chống còi xương, chống hoạt huyết, chống khô mắt, giúp khai vị, dễ tiêu hoá, giải độc, lọc máu, lợi tiểu, điều hoà kinh nguyệt, dãn mạch, kích thích cơ trơn, chống ung thư và trị giun. Dùng ngoài chống tiết sữa và tiêu sưng. Hạt khô kích thích và lợi tiểu.
Công dụng
Thường được chỉ dẫn dùng uống trong giúp tăng trưởng, trị: 1. Thiếu máu, rối loạn dinh dưỡng, suy nhược, ăn không ngon, chứng khó tiêu, đầy hơi, thối ruột, máu xấu, đa huyết, viêm mô tế bào, sốt gián cách, nhiễm trùng; 2. Thấp khớp thống phong; 3. Đau bụng kinh; 4. Đau gan mạn; 5. Trạng thái thần kinh dễ kích thích; 6. Mất trương lực của túi mật; 7. Ký sinh trùng đường ruột.
Dùng ngoài trị căng sữa, bạch đới, đụng giập, vết thương, vết đốt của sâu bọ, đau mắt, đau dây thần kinh, tàn nhang.
Cách dùng
Thường dùng uống trong dưới dạng thuốc sắc, với liều 25 -50g toàn cây hay rễ, lá trong 1 lít nước. Đun sôi 5 phút, hãm 15 phút. Ngày uống 2 ly.
Dùng ngoài giã đắp, nấu nước rửa, chiết nước dịch ngâm cồn uống.
Bài xem nhiều nhất
A phiện (thuốc phiện), cây thuốc trị ho, ỉa chảy, đau bụng
Hoa tí ngọ, cây thuốc chữa cảm mạo
Mái dầm, trị kiết lỵ
Gạt nai, cây thuốc trị bệnh thuỷ đậu
Đỗ trọng nam, cây thuốc hành khí hoạt huyết
Móng ngựa, cây thuốc
Gáo không cuống, cây thuốc lọc máu
Quýt rừng: chữa các bệnh đường hô hấp
Cò ke quả có lông: cây thuốc trị đau dạ dày
Đom đóm, cây thuốc chữa phù
Vị chua, chát, tính bình, có độc; có tác dụng liễm phế, sáp trường, chỉ thống Nhựa thuốc phiện có vị đắng hơi chát; có tác dụng giảm đau, gây ngủ
Thường dùng chữa cảm mạo, Mỗi khi thay đổi thời tiết, sức khoẻ không bình thường, người ta dùng lá và thân cây phơi khô nấu nước uống thay trà
loài C.yunnanenses H. Li được dùng trị đòn ngã tổn thương, phong thấp, đau nhức xương, viêm dạ dày ruột cấp tính viêm đa khớp, tay chân rũ mỏi, lưng đùi đau nhức, bệnh cấp tính
Người ta dùng lá thay thế men để chế biến rượu gạo, Ở Campuchia, người ta dùng vỏ hãm uống để trị bệnh thuỷ đậu
Tính vị, tác dụng, Đỗ trọng nam có vị hơi cay, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, hạ nhiệt, giúp tiêu hoá
Cây mọc ở rừng Bắc Thái, có nhiều ở ven suối và những chỗ ẩm ướt trên dẫy núi Tam Đảo. Có tác giả cho rằng cây mọc ở miền Bắc và miền Trung của nước ta, cũng gặp ở Lào và Campuchia
Gỗ được dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm cho phụ nữ sinh đẻ uống 3 ngày liền sau khi sinh để lọc máu
Quả ăn được, quả và lá dùng để chữa các bệnh đường hô hấp, dân gian cũng dùng rễ nấu nước uống cho phụ nữ sau khi sinh đẻ
Loài của Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Ở nước ta cây mọc trong rừng thứ sinh vùng trung du miền Bắc qua Quảng Nam Đà Nẵng tới Đồng Nai
Lá cũng dùng cầm máu như lá cây Vông đỏ, Cây dùng làm thuốc chữa phù, dùng cho phụ nữ uống trong thời gian có mang