Mồng tơi: thanh nhiệt giải độc

2018-03-27 09:58 AM

Mồng tơi thường được dùng làm thức ăn như rau cho người bị táo bón, người đi đái ít và đỏ, phụ nữ đẻ xong ít sữa. Dùng tươi giã đắp sưng đau vú.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mồng tơi, Rau mồng tơi - Basella alba L. (B. rubra L.), thuộc họ Mồng tơi - Basellaceae.

Mô tả

Cây thảo leo có thân quấn màu hung đỏ. Lá mọc so le, phiến nguyên và mọng nước. Hoa xếp thành bông, màu tím nhạt. Quả bế hình cầu hay hình trứng nằm trong bao hoa nạc tạo thành một quả giả màu tím sẫm.

Có hai thứ thường trồng: thứ hoa trắng tím, quả đen nhánh và thứ hoa trắng, quả trắng.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Basellae Albae.

Nơi sống và thu hái

Loài cổ nhiệt đới, thường được trồng làm rau ăn. Thu hái cành lá quanh năm, thường dùng tươi. Hạt thu hái ở quả chín, phơi khô.

Thành phần hóa học

Lá tươi chứa nhiều vitamin (chủ yếu là vitamin A và B); cây chứa protein, calcium, sắt, vitamin, chất nhầy.

Tính vị, tác dụng

Toàn cây có vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiếp cốt chống đau.

Lá Mồng tơi có vị chua, ngọt, tính mát; có tác dụng hoạt trường, thông đại tiểu tiện.

Công dụng

Mồng tơi thường được dùng làm thức ăn như rau cho người bị táo bón, người đi đái ít và đỏ, phụ nữ đẻ xong ít sữa. Dùng tươi giã đắp sưng đau vú. Hạt dùng sắc lấy nước rửa chữa đau mắt. Còn dùng tán bột hoà với mật ong bôi lên mặt cho da mặt được mịn màng, hoặc dùng thoa trị rôm sẩy.

Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng làm thuốc trị lỵ, đại tiện bí kết, viêm bàng quang, viêm ruột thừa; dùng ngoài trị gẫy xương, đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết, bỏng lửa.

Ở Ân Độ, người ta dùng lá trong điều trị bệnh lậu và viêm quy đầu. Dịch lá dùng trị mày đay và trong trường hợp táo bón, nhất là ở trẻ em và phụ nữ có thai.

Ở Thái Lan, lá được dùng trị bệnh nấm đốm tròn; hoa dùng trị bệnh nấm lang ben, rễ nhuận tràng và dùng ngoài trị sự biến màu của da tay, chân và dùng trị gàu; quả dùng làm thuốc nhuộm màu thức ăn.

Bài viết cùng chuyên mục

Hoàng manh, cây thuốc tiêu viêm

Hoàng manh có vị ngọt và dịu, tính mát; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm tan máu ứ và nhuận tràng

Cỏ gấu lông: cây thức ăn gia súc

Cây mọc dựa rạch đến 700 khá phổ biến ở nước ta, từ Lào Cai qua Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng đến thành phố Hồ Chí Minh

Hàn the ba hoa, cây thuốc thanh nhiệt lợi thấp

Vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, điều kinh chỉ thống, Lá lợi sữa, cầm ỉa chảy và lỵ, tiêu viêm tiêu sưng

Ba bét hoa nhiều: cây thuốc trị đau dạ dày

Cây nhỡ, nhánh non không lông, Lá mọc so le hay mọc đối, phiến lá hình lọng dài 5, 9cm, không lông, mặt dưới có tuyến vàng, gân từ gốc 5, 7, cuống dài

Keo ta, thuốc đắp mụn nhọt

Lá rất dịu, đem luộc chín dùng đắp mụn nhọt, còn nước thì dùng rửa, Quả dùng nấu nước gội đầu, Hạt dùng để tẩy giun đũa

Mía dò, lợi thuỷ tiêu thũng

Vị chua, đắng, cay, tính mát, hơi có độc; có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, giải độc, chẩn dương. Ở Ân Độ, rễ cây được xem như có tác dụng xổ, lọc máu, kích thích, bổ, trừ giun

Nắm cơm, khư phong tán hàn

Vị ngọt, hơi cay, tính hơi ấm, mùi thơm; có tác dụng khư phong tán hàn, hành khí chỉ thống, thư cân hoạt lạc

Ngót nghẻo: trị các bệnh về da

Nó có tính kích thích dạ dày ruột nên có thể gây nôn và xổ, nước chiết củ có tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus.

Chòi mòi bụi: dùng chữa bệnh hoa liễu

Cây mọc ở đồi núi các tỉnh Ninh Bình, Hà Tây cho tới các tỉnh ở miền Trung, Dân gian dùng chữa bệnh hoa liễu, làm ra mồ hôi và chữa khí hư

Đưng láng, cây thuốc trị ho

Loài phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanca, Inđônêxia, Ôxtrâylia, Ở nước ta, cũng chỉ gặp ở ven rừng vùng Sapa, tỉnh Lào Cai

Kinh giới dại: thuốc thanh nhiệt giải độc

Chữa ho gà, nhức đầu, ngạt mũi, viêm mũi, viêm kết mạc cấp, viêm amygdal, sốt, tổn thương do ngã hay bị đánh đòn, đau lưng và đau gối do phong thấp.

Hành tây: cây thuốc kích thích lợi tiểu

Hành tây là loại cây thân thảo lâu năm, thuộc họ Hành. Củ hành là phần phình to của thân cây, bao gồm nhiều vảy xếp chồng lên nhau. Vảy hành có thể có màu trắng, vàng hoặc đỏ tím tùy giống.

Gội nước, cây thuốc chữa đau lách và gan

Ở Ân Độ, vỏ cây được dùng chữa đau lách và gan, u bướu và đau bụng, Dầu hạt dùng làm thuốc xoa bóp trị thấp khớp

Ngõa vi: thanh nhiệt lợi niệu

Vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, hoạt huyết giải độc, tiêu thũng, chỉ huyết, chỉ khái

Lan cau tím: thuốc trị đau mỏi

Ở Malaixia, người miền núi Pêrak sử dụng toàn cây để lấy nước chườm nóng, đồng thời cũng dùng uống một lượng nhỏ trị đau mỏi.

Cọ: dùng rễ chữa bạch đới khí hư

Cây cọ lá nón có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau, từ vùng núi cao đến đồng bằng. Chúng thường mọc ở ven suối, đất ẩm, nhưng cũng có thể sống được ở những nơi khô hạn hơn.

Mía dò hoa gốc: chữa xơ gan cổ trướng

Mía dò là một loại cây thuốc quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Cây có nhiều công dụng trong việc điều trị các bệnh như sốt, viêm, đau nhức.

Bạch thược, cây thuốc chữa đau nhức

Củ Thược dược hoa trắng. Radix Paeoniae Alba, thường gọi là Bạch thược, Củ Thược dược hoa đỏ Radix Paeoniae Rubra, thường gọi là Xích thược

Cải cúc: giúp tiêu hoá

Cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt.

Huyền tinh, thuốc chữa đi tiểu ra máu

Dân gian dùng bột củ quấy sống với nước chín để nguội uống chữa đi tiểu ra máu, Ở Ân Độ người ta sử dụng rễ củ của loài Tacca pinnatifida Forst

Liễu: khư phong trừ thấp

Cành và rễ trị gân cốt đau nhức, răng lợi sưng đau, đờm nhiệt, đái buốt, đái đục, hoàng đản, các chứng nóng uất ở trong.

Hồng xiêm: cây thuốc trị táo bón

Quả chín ăn trị táo bón làm cho hoạt trường dễ đi tiêu, mỗi lần ăn 3, 4 quả, Vỏ cây, quả xanh dùng trị ỉa chảy, đi tả, trị sốt rét.

Cà pháo: chữa đau răng, viêm lợi

Quả Cà xanh có thể luộc ăn, làm nộm, ăn xào. Quả già dùng muối xổi để ăn dần; nếu muối mặn để được hằng năm, ăn dòn như nổ trong miệng

Đuôi chồn chân thỏ: cây thuốc trị lỵ

Đuôi chồn chân thỏ là một loại cây thảo sống lâu năm, có khả năng phân nhánh nhiều từ gốc và lan rộng.

Ngải thơm, trừ giun khai vị

Lá dùng làm gia vị, người ta dùng cây tươi hay khô, để tăng mùi vị cho thức ăn hoặc thay thế một số chất thơm hay rượu mùi