Lộc vừng: chữa đau bụng

2017-12-30 11:10 AM

Lá non và chồi non mà ta gọi là Lộc vừng có vị chát chát dùng ăn ghém với rau và các thức ăn khác. Vỏ thân thường dùng chữa đau bụng, sốt, ỉa chảy.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Lộc vừng, Chiếc- Barringtonia acutangula (L) Gaertn, thuộc họ Lộc vừng - Lecythidaceae.

Mô tả

Cây gỗ trung bình cao 8-10m, cành già màu nâu đen. Lá xoan, thuôn, thon hẹp ở gốc, tù hay hơi có mũi ở đầu, dài 8-12cm, rộng 4-5cm, nhạt màu, cứng, cuống lá ngắn thường có màu đỏ, hoa nhiều, thành chùm dạng bông ở ngọn, mảnh, dài 40cm hay hơn. Quả thuôn hay bầu dục, dài 3cm, dày 2cm, có 4 góc rẽ gần như là cành. Hạt đơn độc.

Hoa tháng 7, quả tháng 9.

Bộ phận dùng

Vỏ, thân, quả - Cortex et Fructus Barringtoniae Acutangulae.

Nơi sống và thu hái

Cây phân bố ở khắp nước ta, mọc hoang ở rừng thưa, bờ bãi hoặc chỗ ẩm mát ở đồng bằng và trung du. Thường mọc ven bờ các ao, đầm, hồ nước ngọt và nước lợ. Còn phân bố ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Ân Độ, Mianma, Xri Lanca, Malaixia. Thu hái vỏ thân quanh năm, thái phiến, phơi khô. Quả thường dùng tươi.

Thành phần hoá học

Hạt chứa tanin, gôm nhựa và 2 saponin, một chất cố độc là glucosid - saponin có tên là barringtonin.

Tính vị, tác dụng

Vỏ se và hạ nhiệt, quả cũng có vị se. Gỗ có tính cầm máu. Rễ rất đắng giải nhiệt, giải khát.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Lá non và chồi non mà ta gọi là Lộc vừng có vị chát chát dùng ăn ghém với rau và các thức ăn khác. Vỏ thân thường dùng chữa đau bụng, sốt, ỉa chảy. Liều dùng 8-16g vỏ sắc uống. Dùng nước ép quả bôi chữa chàm. Ta cũng dùng quả làm thuốc duốc cá.

Ở Campuchia, người ta dùng vỏ thân uống trong trị ỉa chảy và bệnh lậu và trị sốt rét. Dùng ngoài lấy vỏ nhai với Cần thăng để lấy nước dùng trị các vết cắn và các vết thương do côn trùng độc cắn. Nước sắc vỏ cũng dùng trị các vết thương. Gỗ ngâm nước cho một chất lỏng có tính cầm máu dùng để uống trong trường hợp kinh nguyệt quá nhiều. Quả nghiền thành bột, trộn với đường dùng trong trường hợp viêm lợi răng.

ở Ân Độ, người ta dùng vỏ cây, rễ và hạt để duốc cá, tuy đắng nhưng không gây độc và cũng dùng hạch quả trộn với sagon dùng điều trị ỉa chảy.

Bài viết cùng chuyên mục

Gạo sấm, cây thuốc đắp vết thương

Dầu hạt có thể chế tạo xà phòng, Lá được sử dụng trong phạm vi dân gian làm thuốc giã đắp các vết thương do tên thuốc độc

Bìm bìm dại, tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng

Vị ngọt hơi cay, tính bình, có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, cường cân hoạt lạc. Rễ có tính tẩy; nhựa cũng tẩy tương tự như jalap nhưng kém hoạt động hơn

Ngái, tác dụng thanh nhiệt

Có vị ngọt dịu, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu tích hoá đàm. Ở Ấn Độ, quả, hạt và vỏ được xem như có tác dụng xổ, gây nôn

Huyết đằng: thuốc thanh nhiệt giải độc

Thường được dùng trị đau ruột, đau bụng, bế kinh, đau bụng kinh, phong thấp đau nhức, té ngã sưng đau, huyết hư đầu váng.

Lựu: trị ỉa chảy và lỵ ra huyết

Vỏ quả có vị chua, chát, tính ấm, có tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng. Vỏ thân và vỏ rễ có vị đắng, chát, tính ấm, có độc; có tác dụng sát trùng trừ sán.

Lục thảo thưa, thanh nhiệt giải độc

Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Việt Nam, các nước nhiệt đới châu Phi tới châu Úc, Thu hái toàn cây vào mùa hè thu

Phi yến: đắp ngoài da điều trị chấy ở tóc

Hạt chứa dầu cố định 39 phần trăm và alcaloid toàn phần là 1 phần trăm, các alcaloid đã biết là ajacine, ajaconine, ajacinine, ajacinoidine và một base tương tự lycoctonine

Hoa bươm bướm, cây thuốc chữa bệnh ngoài da

Cây được dùng trị các chứng bệnh ngoài da như eczema, trứng cá, vẩy nến, nấm tóc, chốc lở, bệnh nấm, loét, Cũng dùng trị viêm tĩnh mạch, trị ecpet

Hoắc hương hoa nhỏ: cây thuốc cầm máu giải độc

Người ta dùng lá giã ra và rịt như thuộc đắp để hàn vết thương và cho chóng lành da, Rễ được dùng làm thuốc chữa xuất huyết.

Đom đóm, cây thuốc chữa phù

Lá cũng dùng cầm máu như lá cây Vông đỏ, Cây dùng làm thuốc chữa phù, dùng cho phụ nữ uống trong thời gian có mang

Ngũ gia nhỏ (ngũ gia bì): chữa đau mình mẩy

Dùng làm thuốc mạnh gân xương, chữa đau mình mẩy, phong thấp đau nhức khớp, đòn ngã tổn thương, cam tích, thận hư

Đậu đỏ: cây thuốc tiêu thũng giải độc

Thường dùng trị thuỷ thũng đầy trướng, sưng phù chân tay, vàng da đái đỏ, phong thấp tê đau, mụn nhọt lở ngứa, đau dạ dày ruột, tả, lỵ.

Bầu đất hoa vàng, cây thuốc tiêu viêm

Cây mọc ở vùng núi và trong các savan có ở nhiều nơi, từ Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Tây, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng đến các tính Tây Nguyên

Đơn lào, cây thuốc chữa bệnh trĩ

Ở Campuchia, người ta gọi nó là Cây kim bạc, gốc rễ được dùng để chế thuốc chữa bệnh trĩ, rễ cũng được sử dụng trong y học dân gian

Nhãn dê: làm dịu các cơn mất ngủ

Các chồi lá non được dùng ăn ở Java, được xem như có an thần, làm dịu các cơn mất ngủ. Quả có áo hạt có thể ăn được, hơi chát lúc còn xanh, khi chín ăn ngọt

Chua me đất: làm thuốc mát thông tiểu và trị bệnh scorbut

Chua me đất, với tên khoa học Oxalis acetosella, là một loài cây nhỏ bé nhưng mang nhiều giá trị dược liệu.

Cỏ gà: tác dụng lợi tiểu giải độc

Cây phổ biến khắp thế giới, mọc hoang khắp nơi ở nước ta, thường gặp nơi ẩm thấp, trong các vườn, đào cây, cắt lấy thân rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô

Chìa vôi: thường dùng chữa đau nhức xương

Chìa vôi là một loại dây leo thân gỗ, thuộc họ Nho (Vitaceae). Cây có thân quấn, lá đơn, mọc đối, hình tim. Hoa nhỏ, màu vàng xanh, mọc thành chùm. Quả mọng, hình cầu, khi chín có màu đen.

Hồ lô ba, cây thuốc bổ dưỡng

Thường dùng làm thuốc bổ dưỡng chung nhất là bổ thận, Ở Trung Quốc dùng trị tạng thận hư yếu, đau dạ dày, đau ruột, chân sưng, đi lại khó khăn do ẩm thấp

Mán đỉa trâu, thuốc tác dụng tiêu thũng

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung Quốc quả được xem như là có độc, cành lá được dùng làm thuốc có tác dụng tiêu thũng, khư thấp

Nhàu lông mềm: dùng chữa đau lưng tê thấp

Cây của miền Đông Dương và Ấn Độ, mọc hoang dọc các bờ sông ở Vĩnh Phú, Hoà Bình. Thu hái toàn cây quanh năm, phơi khô

Khoai vạc, thuốc bổ tỳ thận

Củ tươi chát, được dùng thay củ Mài làm Hoài sơn, với tác dụng bổ tỳ thận nhưng hoạt lực kém hơn

Nai (cây): chữa vết thương

Lá chữa vết thương. Nước sắc lá hay toàn cây dùng làm thuốc trị bệnh về đường hô hấp.

Bưởi chùm: đề kháng chống cảm sốt

Người xứ lạnh ưa ăn loại Bưởi đắng cùng với đường; ở nước ta ít dùng ăn. Ở Ân Độ, người ta dùng dịch quả như chất đề kháng chống cảm sốt và vết thương.

Lục lạc dây, trị hen và ho

Ở Ân Độ, quả dùng trị hen và ho, lá dùng đắp ngoài để làm giảm viêm tấy, lẫn với bơ và sữa làm thuốc xoa bóp khử trùng các vết thương

VIDEO: HỎI ĐÁP Y HỌC