Bắc sa sâm: cây thuốc chữa viêm hô hấp

2017-10-26 12:33 PM
Cụm hoa hình tán kép mọc ở ngọn thân, cuống tán màu tím, có lông mịn, mỗi tán có 15, 20 hoa nhỏ màu trắng ngà.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bắc sa sâm, Sa sâm bắc - Glehnia littoralis Fr. - Schmidt. ex Miq., thuộc họ Hoa tán - Apiaceae.

Mô tả

Cây thảo sống nhiều năm cao 20 - 40cm. Rễ mọc thẳng, hình trụ dài và nhỏ, dài đến 20 - 30cm, đường kính 5 - 8mm, màu trắng ngà. Lá kép lông chim 1 - 2 lần, mọc so le, lá chét hình trứng, mép có răng cưa, cuống lá dài 10 - 12cm, có bẹ ôm thân, màu tím, có lông mịn. Cụm hoa hình tán kép mọc ở ngọn thân; cuống tán màu tím, có lông mịn, mỗi tán có 15 - 20 hoa nhỏ màu trắng ngà. Quả bế đôi, hạt hình bán cầu, màu vàng nâu.

Ra hoa tháng 4 - 5; có quả tháng 6 - 8.

Bộ phận dùng

Rễ - Radix Glehniae, thường gọi là Bắc sa sâm.

Nơi sống và thu hái

Cây được mang từ Trung Quốc vào trồng ở nước ta, thích nghi với độ cao 1000 - 1500m so với mặt biển, với nhiệt độ trung bình 18 - 200, lượng mưa cả năm 2000mm. Cây ưa đất cát pha, nhiều mùn, ẩm. Trồng bằng hạt gieo vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân. Sau khi trồng 1 - 2 năm thì có thể thu hoạch rễ. Đào rễ vào mùa thu khi lá cây điểm vàng. Rửa sạch đất, phân loại rễ to, nhỏ rồi ngâm rễ vào nước sôi vài phút. Vớt ra ngay, bóc vỏ được dễ là vừa. Khi rễ ráo nước thì cần bóc vỏ ngay, đem rải rễ cho thẳng, phơi nắng hoặc sấy cho khô. Để bảo quản, cần sấy qua diêm sinh rồi cất trữ.

Thành phần hoá học

Rễ chứa chất dưỡng, tanin, ít chất béo. Đã tách được các chất imperatorin, psoralen, oosthenol-7-b- gentiobioside.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, hơi đắng, tính hơi lạnh; có tác dụng dưỡng âm thanh phế, tả hoả, chỉ thấu, ích vị sinh tân.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng chữa: 1. Viêm phế quản mạn tính, ho, ho khan; 2. Bệnh nhiệt bao tân dịch, gầy róc, lưỡi khô, khát nước. Dùng 10-15g dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Đơn thuốc

Chữa bệnh hư lao thổ huyết hay nóng âm gầy khô, phổi yếu, tim đập không đều, mạch nhanh và nhỏ yếu, khó thở thổn thức: Sa sâm và Mạch môn, mỗi vị 20g sắc uống.

Chữa viêm phế quản mạn tính, ho, khó thở: Sa sâm 30g, Cỏ tóc tiên 10g, Cam thảo 6g sắc uống.

Ghi chú: Không dùng với Veratrum nigrum.

Bài viết cùng chuyên mục

Muồng truổng: trị đau dạ dày

Nhân dân thường lấy lá về nấu ăn, lấy rễ hoặc vỏ thân, vỏ rễ chữa mẩn ngứa, lở loét, ghẻ. Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ chữa viêm gan hoặc hoàng đản.

Quyết lông nhọn: cây được dùng trị bỏng

Vị hơi đắng, chát, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, kiện tỳ, giải độc, trấn kinh, cũng được dùng trị bỏng, trẻ em cam tích, lỵ, chó dại cắn

Kim ngân lá mốc, thuốc chữa viêm đường hô hấp

Ở Trung quốc, người ta thường dùng chữa viêm nhiễm phần trên đường hô hấp, cảm cúm truyền nhiễm, sưng amygdal, viêm tuyến vú cấp tính

Cải rừng bò lan: cây thuốc

Cải rừng bò lan, hay còn gọi là Hoa tím lông (Viola serpens), là một loài thực vật thuộc họ Hoa tím. Cây thường mọc ở vùng núi cao, có nhiều tác dụng trong y học dân gian.

Ké đay vàng, thuốc lợi tiểu và tiêu sạn sỏi

Rễ có vị đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu và tiêu sạn sỏi, thanh nhiệt và trừ được cảm lạnh. Lá, hoa và quả có chất nhầy, làm dịu và se

Cải củ: long đờm trừ viêm

Củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng làm long đờm, trừ viêm, tiêu tích, lợi tiểu, tiêu ứ huyết, tán phong tà, trừ lỵ.

Mít nài: cây thuốc

Ở Campuchia, người ta dùng lõi gỗ để chế một loại nước màu vàng nghệ dùng để nhuộm quần áo của các nhà sư. Nhựa cây lẫn với sáp dùng trong xây dựng và cũng dùng làm thuốc đắp trong khoa thú y.

Ké lông, thuốc giải biểu thanh nhiệt

Được dùng trị cảm mạo do phong nhiệt, đái dắt. Rễ dùng trị mụn nhọt lớn, Lá dùng trị lỵ, đòn ngã dao chém

Hoàng tinh hoa đỏ, cây thuốc bổ trung ích khí

Là vị thuốc bổ được dùng chữa các chứng hư tổn, suy nhược, chứng mệt mỏi, Còn được dùng chữa bệnh tăng huyết áp

Bạch cổ đinh: cây thuốc chữa rắn cắn

Ở Ân Độ, người ta dùng toàn cây uống trong và đắp ngoài, làm thuốc chữa vết độc do rắn cắn và các loài bò sát khác cắn.

Lộc vừng: chữa đau bụng

Lá non và chồi non mà ta gọi là Lộc vừng có vị chát chát dùng ăn ghém với rau và các thức ăn khác. Vỏ thân thường dùng chữa đau bụng, sốt, ỉa chảy.

Cỏ chông: làm thuốc lợi tiểu

Hoa đầu cái to đến 30cm, bông nhỏ 2 hoa; hoa dưới lép, hoa trên cái hay lưỡng tính, quả thóc mang vòi nhụy dài, ngoài có mày hoa bao bọc

Cà rốt: trị suy nhược

Củ Cà rốt được dùng làm thuốc uống trong trị suy nhược, rối loạn sinh trưởng, thiếu chất khoáng, còi xương, sâu răng, trị thiếu máu.

Ngõa vi lớn: thanh nhiệt giải độc

Được dùng ở Trung Quốc để trị ho, viêm nhiễm niệu đạo, viên thận, lỵ, viêm gan, viêm kết mạc mắt, viêm miệng, viêm hầu họng, phổi nóng sinh ho

Cỏ gấu: dùng chữa kinh nguyệt không đều

Được dùng chữa kinh nguyệt không đều, khi thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mạn tính, các bệnh phụ nữ mà trước và sau khi sinh đẻ, chữa đau dạ dày ợ hơi và nước chua

Chuối rẻ quạt: tán thành bột đem trộn với sữa

Cây chuối rẻ quạt (Ravenala madagascariensis Gmel) là một loài cây cảnh độc đáo, có nguồn gốc từ Madagascar.

Khổ diệp, thuốc hạ nhiệt

Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi cao Sơn la, Lào cai, Tuyên quang, Thanh hoá, Nghệ an qua Quảng trị đến Kontum

Na: chữa lỵ và ỉa chảy

Hạt Na có vị đắng, hơi hôi, tính lạnh, có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Lá cũng có tác dụng kháng sinh tiêu viêm, sát trùng.

Ổ rồng tràng: làm thuốc bó gãy xương

Dân gian làm thuốc bó gãy xương, người ta dùng cả cây giã nhỏ trộn với muối đắp chữa ghẻ, ở Campuchia, người ta dùng dịch lá cho phụ nữ có mang uống cho khỏe.

Hoàng bá: cây thuốc thanh nhiệt

Hoàng bá được dùng chữa kiết lỵ, ỉa chảy, hoàng đản do viêm ống mật, viêm đường tiết niệu, đái đục, âm hư phát sốt, nóng trong xương.

Le lông trắng: thuốc trị sốt rét

Có gặp ở Nam Việt Nam, gặp nhiều hơn ở Campuchia, nhất là ở Lào. Cũng phân bố ở Thái Lan, Ân Độ, Theo Béjaud, rễ được sử dụng ở Campuchia làm thuốc trị sốt rét.

Ba kích lông, cây thuốc ngừng ho

Cây mọc ở các tỉnh phía Nam, gặp nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Thu hái rễ quanh năm, Rễ gầy và ít thịt hơn Ba kích

Mức hoa trắng nhỏ: rễ dùng trị lỵ

Ở Campuchia, lá được dùng trong Y học dân gian để trị rối loạn về tuần hoàn. Ở Peam Prus, người ta dùng các lá non chế nước uống trị ỉa chảy.

Địa phu, cây thuốc thanh nhiệt lợi thấp

Quả có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư phong trừ ngứa, trợ tim và lợi tiểu

Cỏ bợ: trị suy nhược thần kinh

Người ta thường hái Cỏ bợ về làm rau ăn sống, xào, luộc hoặc nấu canh với tôm tép, để làm thuốc, thường dùng trị suy nhược thần kinh, sốt cao không ngủ, điên cuồng.