Muối hoa trắng: lương huyết giải độc

2018-03-28 01:43 PM

Rễ, lá dùng trị viêm hầu họng, cảm mạo phát nhiệt, ong vàng châm, gãy xương ngoại thương, rắn cắn, phong thấp đau nhức khớp, ho.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Muối hoa trắng, Tân diêm phu mộc, Diêm sương bạch - Rhus chinensis Mill. Var. roxburghii -(DC.) Rehd. (Rhus semialata Murr. var. roxburghii DC.), thuộc họ Đào lộn hột - Anacardiaceae.

Mô tả

Cây bụi hay cây gỗ nhỡ, cao 2-8m; cành non, cuống lá và cuống hoa đền phủ lông ngắn. Lá kép lông chim mọc so le, trục lá và cuống lá có cánh hẹp; lá chét 7-13, hình trứng hay bầu dục, dài 5-12cm, rộng 2-5cm, sát mép có răng cưa, mặt trên không lông, mặt dưới màu tro và có lông ngắn màu tro nâu. chùy hoa lớn, dài 20-30cm; hoa lưỡng tính, màu trắng; đài 5-6, hình trứng, có lông ngắn; cánh hoa 5-6, có lông ở bên, bầu 1 ô, 3 vòi nhuỵ. Quả hạch hình tròn, hơi dẹp, đường kính 5mm, màu đỏ, có lông ngắn màu tro trắng.

Mùa hoa tháng 6-10, có quả tháng 10 đến tháng giêng năm sau.

Bộ phận dùng

Rễ, lá, quả - Radix, Folium et Fructus Rhi Roxburghii

Nơi sống và thu hái

Loài của Nam Trung Quốc, Ân Độ, Việt Nam. Ở nước ta cây mọc hoang ở vùng đồi núi, trên đất hơi ẩm.

Tính vị, tác dụng

Rễ, lá có vị mặn, tính mát; có tác dụng lương huyết, giải độc, hoạt huyết, tán ứ. Quả có tác dụng thu liễm, chỉ lỵ.

Công dụng

Rễ, lá dùng trị viêm hầu họng, cảm mạo phát nhiệt, ong vàng châm, gãy xương ngoại thương, rắn cắn, phong thấp đau nhức khớp, ho.

Quả dùng trị lỵ, ỉa chảy và sắc nước rửa mụn nhọt, ghẻ lở.

Ngũ bội tử ở lá cũng được sử dụng.

Dân gian dùng lá nấu nước uống thay trà để giải nhiệt và dự phòng trúng nắng; nếu sắc đặc ngậm thì có thể rút mủ chân răng. Rễ cây này đem đun sôi lấy nước cho thêm đường đỏ vào để uống dùng chữa sốt rét. Vỏ rễ cũng được dùng trị dị ứng sơn.

Bài viết cùng chuyên mục

Hành ta: cây thuốc gây ra mồ hôi thông khí hoạt huyết

Vị cay, tính bình, không độc, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, Ta thường dùng Hành ta thay Hành hoa làm thuốc kích thích tiêu hoá.

Hồng xiêm: cây thuốc trị táo bón

Quả chín ăn trị táo bón làm cho hoạt trường dễ đi tiêu, mỗi lần ăn 3, 4 quả, Vỏ cây, quả xanh dùng trị ỉa chảy, đi tả, trị sốt rét.

Khoai rạng, thuốc chữa ăn uống kém

Vào lúc khan hiếm lương thực, người ta đào củ Khoai rạng về nấu ăn, Cũng được trồng để lấy củ làm thuốc thạy Củ mài, nhưng không làm dược tá

Đuôi công hoa trắng, cây thuốc khu phong trừ thấp

Rễ có vị đắng, chát và gây nôn, Lá cay, có độc, Có tác dụng khu phong trừ thấp, tán ứ tiêu sưng; còn có thể thư cân hoạt huyết, làm sáng mắt

Mua: giải độc tiêu thũng

Mua có vị đắng chát, tính bình; có tác dụng giải độc tiêu thũng, tán ứ tiêu tích trệ, lại có tính thu liễm, cầm máu.

Nga trưởng: uống trị sốt

Lá dùng sắc uống trị sốt, lá khô, tán thành bột, hoà vào nước, nguội uống trong trị bệnh ngoài da, thân rễ nghiền ra, trộn với dầu Vừng dùng bôi làm tóc mọc nhanh.

Dung lụa: cây làm thuốc nhuộm

Dùng chế thuốc nhuộm đỏ, Ở Trung Quốc, rễ, lá và hoa được sử dụng làm thuốc, Lá dùng đốt tro, phối hợp với phèn làm thuốc nhuộm.

Côm lang: cây thuốc chữa tê thấp và nhọt độc

Ở Kontum và Gia Lai, dân gian cũng dùng thân rễ sắc uống, chữa tê thấp và nhọt độc, Ở Trung Quốc, thân rễ cũng dùng chữa phong thấp tê đau

Nghể nhẵn, dùng trị đau bụng

Cây mọc ở nơi ẩm lầy khắp nước ta, thường gặp ở ven đầm nước vào tháng 5, tháng 12 từ Hà Giang, Hà Nội, Nam Hà, Ninh Bình qua các tỉnh Tây Nguyên cho đến các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long

Lựu: trị ỉa chảy và lỵ ra huyết

Vỏ quả có vị chua, chát, tính ấm, có tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng. Vỏ thân và vỏ rễ có vị đắng, chát, tính ấm, có độc; có tác dụng sát trùng trừ sán.

Chanh rừng: dùng để chế loại nước uống tăng lực

Cây của Việt Nam và Campuchia, thường gặp trong rừng rậm ở Campuchia và trên đất cát nghèo ở Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai và ra tới Côn Đảo.

Ô rô nước: trị đau lưng nhức mỏi tê bại

Rễ có vị mặn chua, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm và làm long đờm, cây có vị hơi mặn, tính mát, có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau.

Mía dò, lợi thuỷ tiêu thũng

Vị chua, đắng, cay, tính mát, hơi có độc; có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, giải độc, chẩn dương. Ở Ân Độ, rễ cây được xem như có tác dụng xổ, lọc máu, kích thích, bổ, trừ giun

Quản trọng: có tác dụng làm mát phổi hóa đờm

Quản trọng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát phổi, hóa đờm, Ở Malaixia người ta xem như là bổ và hạ nhiệt, Ở Ấn Độ xem như là nhuận tràng, chống độc và giảm đau

Dung đen: cây thuốc chữa nấm ghẻ

Cây mọc trong rừng núi cao giữa 900m và 1500m một số nơi trên miền Bắc và qua Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hoà đến Lâm Đồng.

Quao vàng: làm thuốc trị sốt trị lỵ và ỉa chảy

Cây mọc hoang ở một số nơi thuộc tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Đắc Lắc tới An Giang, trong các rừng rụng lá và rừng thưa có cây họ Dầu vùng thấp cho tới độ cao 800m.

Lọ nồi Hải Nam, thuốc trị bệnh ngoài da

Tính vị, tác dụng, Hạt Lọ nồi Hải Nam có vị cay, tính nóng, có độc, có tác dụng khư phong, công độc, sát trùng

Cóc kèn Balansa: chữa bệnh gan và vàng da

Cây gỗ nhỏ, cao đến 8m, thân to 15cm, nhánh non không lông, lá to, lá chét xoan rộng, dài đến 16cm, rộng 8cm, không lông, gân phụ 5 đến 6 cặp, cuống phụ đến 1cm

Ích mẫu nam: thuốc hạ nhiệt giảm sốt

Lá có vị đắng, là loại thuốc bổ đắng, có tác dụng hạ nhiệt giảm sốt, chống nôn, chống co thắt và trừ giun, hạt có hoạt tính trừ ký sinh trùng sốt rét.

Đại quản hoa Nam Bộ: cây thuốc chữa tê thấp

Thường được dùng để chữa ho, tê thấp nếu nó mọc trên cây hồi; nhưng lại dùng chữa ỉa chảy nếu nó mọc trên cây nhót, nếu nó mọc trên cây chanh lại dùng chữa ho, hen.

Lan một lá: thuốc giải độc

Ở nước ta đồng bào sử dụng lá làm thuốc giải độc, nhất là ngộ độc nấm. Người ta dùng 2, 3 lá phơi khô thái nhỏ, hãm với nước sôi trong ít phút.

Nhài thon: trị đau nhức khớp thắt lưng

Nhài thon là một loài cây thuộc họ Ô liu, được biết đến với hương thơm đặc trưng và vẻ đẹp thanh lịch. Loài cây này không chỉ được trồng làm cảnh mà còn có nhiều ứng dụng trong y học và ẩm thực.

Ca di xoan, trị bệnh ngoài da

Lá non và chồi độc đối với dê. Ở Ân Độ, người ta dùng để diệt sâu bọ và nước hãm được dùng ngoài trị bệnh ngoài da

Mía lau, trị nhiệt bệnh thương tổn

Mía lau được dùng ở Trung Quốc, trị nhiệt bệnh thương tổn đến tân dịch, tâm phiền khẩu khát, phân vị ẩu thổ, ho do phổi khô ráo, đại tiện táo kết, hầu họng sưng đau, có thai bị phù

Long đởm: thanh nhiệt giải độc

Cây mọc ở đất hoang vùng cao, thông thường ở Đà Lạt. Thu hái toàn cây vào mùa xuân, mùa hạ. Rửa sạch và phơi khô.