- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- A phiện (thuốc phiện): cây thuốc trị ho ỉa chảy đau bụng
A phiện (thuốc phiện): cây thuốc trị ho ỉa chảy đau bụng
Vị chua, chát, tính bình, có độc; có tác dụng liễm phế, sáp trường, chỉ thống Nhựa thuốc phiện có vị đắng hơi chát; có tác dụng giảm đau, gây ngủ
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thuốc phiện, A phiện, Anh túc, Cây thẩu - Papaver somniferum L.,
Thuộc họ Thuốc phiện - Papaveraceae.
Mô tả
Cây thảo hằng năm có thân chính mọc đứng cao tới 1 - 1,5m. Lá mọc so le - thuôn; các lá ở dưới xẻ thùy lông chim với các đoạn nhọn; các lá trên có răng. Hoa to, màu trắng, đỏ hay tím, mọc đơn độc ở ngọn thân, có cuống dài; nhị có bao phấn đen. Quả nang gần hình cầu, nhẵn, ở đầu một cuống phình, chứa nhiều hạt rất nhỏ có màu đen.
Ra hoa tháng 3 - 5, có quả tháng 6 - 8.
Bộ phận dùng
Vỏ quả đã chích nhựa, thường gọi là Cù túc xác. Anh túc xác – Pericarpium Papaveris; nhựa chích ở vỏ quả - Latex Papaveris.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Bắc Phi châu và một số nước Á châu (Ân Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Malaixia). Ở nước ta, cây được trồng ở vùng núi cao lạnh. Người ta chích nhựa ở vỏ quả chưa chín vào đầu mùa hạ, đem cô đặc. Còn vỏ quả đem phơi khô.
Thành phần hóa học
Nhựa thuốc phiện chứa tới 25 alcaloid khác nhau, chủ yếu là morphine, codeine, thebaine, narcotine, narceine, papaverine; các acid hữu cơ; meconic, lactic, malic, tartric, citric, acetic, succinic; còn có protein, acid amin, dextrose, pectin.
Quả khô chứa 0,388% morphine. 0,001% codeine, 0,335% papaverine và 0,247% narcotine.
Hạt chứa dầu, không có alcaloid. Tỷ lệ morphine thay đổi tuỳ theo các bộ phận của cây, có nhiều ở quả rồi đến thân, rễ và lá.
Tính vị, tác dụng
Vị chua, chát, tính bình, có độc; có tác dụng liễm phế, sáp trường, chỉ thống Nhựa thuốc phiện có vị đắng hơi chát; có tác dụng giảm đau, gây ngủ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Anh túc xác được dùng trị ho, ho gà, ỉa chảy, trĩ, bụng dạ lạnh đau. Liều dùng 3-6g.
Nhựa được dùng chữa ho, đau bụng ỉa chảy, làm dễ thở trong suy tim. Dùng dạng bột, nhựa cao hay cồn thuốc. Liều dùng 0,005-0,02g tính theo hàm lượng morphin.
Ở Trung Quốc, hoa và quả hãm uống làm thuốc dịu đau trong điều trị bạch đới, ho, ỉa chảy và lỵ.
Hạt được dùng hãm uống làm thuốc gây ngủ cho trẻ em hay quậy và hay khóc; cũng dùng cho người lớn bị ỉa chảy và lỵ. Ở Malaixia, thuốc phiện được dùng ngoài trị trĩ, phong và các vết thương ở mắt.
Đơn thuốc
Chữa lỵ dùng hoa Kim ngân. Cù túc xác, mỗi vị 4g, sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Ngấy hoa trắng: thuốc bổ máu
Ở Lạng Sơn, rễ ngâm rượu uống chữa nội thương, có nơi dùng làm thuốc bổ máu và dùng ngoài trị gân đứt co tay.
Cải rừng bò lan: cây thuốc
Cải rừng bò lan, hay còn gọi là Hoa tím lông (Viola serpens), là một loài thực vật thuộc họ Hoa tím. Cây thường mọc ở vùng núi cao, có nhiều tác dụng trong y học dân gian.
Hôi: cây thuốc chữa lở, ghẻ
Cây chỉ mới được dùng theo kinh nghiệm dân gian, Lá và thân giã ra rưới với nước gạo cho ngấm, rồi nướng nóng đắp bên ngoài da chữa sâu quảng, sâu cối.
Hài nhi cúc, cây thuốc trừ thấp nhiệt
Tính vị, tác dụng, Vị cay, hơi ngọt, tính bình; có tác dụng trừ thấp nhiệt, tiêu thực tích, thanh nhiệt giải độc, tán kết tiêu thũng, lợi niệu
Đậu Hà Lan, cây thuốc chữa kiết lỵ
Quả non làm rau xanh giàu chất dinh dưỡng cho người, hạt có hàm lượng bột và protein cao nên làm thức ăn tốt cho người và gia súc
Cải hoang, long đờm ngừng ho
Vị cay, tính ấm; có tác dụng làm long đờm, ngừng ho, hoạt huyết, lợi tiểu, giúp tiêu hoá, tiêu tích
Bồng bồng: giải nhiệt giải độc
Cụm hoa non ăn được. Rễ nghiền ra lẫn với các chất thơm khác, dùng làm hương thơm. Nước sắc lá dùng chữa lỵ, chữa bệnh bạch đới và bệnh lậu.
Cám trắng: trị cơn đau bụng
Ở Campuchia, người ta ngâm hay hãm vỏ để uống trị các cơn đau bụng hay cơn sỏi
Mận: lợi tiêu hoá
Mận là loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng rộng rãi ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam . Quả mận có vị ngọt chua đặc trưng, giàu vitamin và khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Chùa dù: dùng làm thuốc chữa cảm cúm
Trong nhân dân, cây Chùa dù được dùng làm thuốc chữa cảm cúm, sốt, ho, tiểu tiện khó do bị viêm, tiểu tiện ra máu.
Móng ngựa lá có đuôi, thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc Vân Nam, thân rễ được dùng chữa viêm ruột, lỵ, thực tích bụng trướng, viêm thận thuỷ thũng, đòn ngã tổn thương, viêm loét dạ dày và hành tá tràng
Bơ: chống tăng độ acid của nước tiểu
Có thể dùng quả chín để ăn, hoặc chế biến thành những món thức ăn khác nhau, như trộn với nước Chanh, cho thêm đường sữa vào đánh đều thành kem để ăn.
Ngọc lan tây: gội đầu sạch gàu
Các bộ phận của cây, nhất là tinh dầu có tác dụng giảm sự tăng biên độ hô hấp và nhịp tim đập nhanh, giảm huyết áp
Dung lá táo: cây thuốc trị cảm sốt
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh, lá đơn hình bầu dục hoặc hình trứng, mép có răng cưa.
Lan cò môi đỏ: thuốc chữa cam trẻ con
Lan cò môi đỏ là một loài lan rừng quý hiếm, được biết đến với vẻ đẹp độc đáo và những giá trị dược liệu tiềm năng. Loài lan này thường được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh.
Măng tây, thuốc trị thấp khớp, thống phong
Rễ cây có vị đắng, hơi cay, tính hơi ấm, có tác dụng nhuận phế trấn khái, khư đàm, sát trùng Măng có tác dụng làm dịu sự kích thích, lợi tiểu, nhuận tràng, trợ tim, làm dịu, bổ và kích dục
Actiso
Thân cây có lông mềm, có khía dọc thân cây. Lá to, dài, mọc so le, phiến lá chia thuỳ ở gốc, những lá ở ngọn hầu như không chia thuỳ, mặt trên lá màu lục và mặt dưới có lông trắng
Câu đằng Bắc: chữa nhức đầu, chóng mặt hoa mắt ù tai
Gai và cành dùng chữa nhức đầu, chóng mặt hoa mắt ù tai do huyết áp cao, trẻ em sốt cao lên kinh giật nổi ban, lên sởi, sưng khớp.
Quế gân to: dùng chữa bụng lạnh ngực đau
Ở Vân Nam Trung Quốc, vỏ cây cũng được dùng chữa bụng lạnh ngực đau, nôn mửa ế ách, phong thấp tê đau, đòn ngã ứ trệ, huyết ứ trường phong.
Lan quạt dẹt, thuốc trị bò cạp cắn
Loài phân bố ở Xri Lanca, Nam Trung Quốc Thái Lan, Campuchia và Việt Nam từ Quảng Trị đến Khánh Hoà, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Cây dùng để trị bò cạp cắn
Hoàng liên gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Thường dùng làm thuốc chữa ỉa chảy, lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu.
Giền, cây thuốc bổ máu
Nhân dân dùng vỏ cây Giền để làm thuốc bổ máu, chữa xanh xao suy nhược, điều trị sốt rét, làm rượu bổ cho phụ nữ sau khi đẻ, làm thuốc điều kinh
Mây mật, làm thuốc hút độc
Cây mọc ở rừng, tới độ cao 1000m ở Hà Giang đến các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ cho tới Lâm Đồng, Đồng Nai. Cũng thường trồng khắp vùng nông thôn ở nước ta
Ké đồng tiền, thuốc lợi tiểu và lọc máu
Cây có nhiều chất nhầy, Trong cây có một alcaloid có tác dụng giống thần kinh giao cảm khá rõ, rất gần gũi, hoặc có thể là tương đồng với ephedrin
Mộc: dùng làm thuốc trị đau răng
Hoa cũng có thể dùng nấu với dầu vừng làm một loại mỹ phẩm thơm cho tóc. Vỏ cũng dùng nấu nước uống để làm cho sáng mắt và tăng sắc đẹp.