- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y, y học cổ truyền
- Bạc hà cay, cây thuốc lợi tiêu hóa
Bạc hà cay, cây thuốc lợi tiêu hóa
Bạc hà cay - Mentha x piperita L., thuộc họ Hoa môi- Lamiaceae.
Mô tả
Bạc hà cay được sử dụng là một loài lai giữa Mentha aquatica L và M. spicata L.
Thân vuông cao 40 - 80cm, thường có màu tím. Lá mọc đối, hình trái xoan - nhọn; mảnh, ít lông, dài 4 - 8cm, rộng 1,5 - 2,5cm, màu lục tới lục - đo đỏ, mép có răng thô. Hoa xếp thành vòng tụ họp thành bông dày đặc ở ngọn thân, mỗi hoa dài cỡ 8mm, hơi có hai môi, tràng hoa màu tía hay hồng đỏ. Có nhiều chủng được trồng khác nhau bởi màu sắc lá thân, bởi mùi vị của tinh dầu, như Bạc hà trắng (var. officinalis Sole. f. pallescens Camus), Bạc hà đen (var. officinalis Sole f. rubescens Mitcham).
Bộ phận dùng
Phần cây trên mặt đất - Herba Menthae Piperitae; người ta cũng dùng lá và tinh dầu.
Nơi sống và thu hái: Loài được nhập từ Pháp và Liên Xô (cũ), Đức từ những năm 1956 - 1962 vào nước ta. Nhân giống bằng các đoạn thân cành, nhất là các thân ngầm. Sau 2 - 3 tháng đã có thể thu hái, năng suất hàng năm trên một ha là 14,4 - 19,2 tấn, cho hàm lượng tinh dầu 0,16 - 0,30% và hàm lượng menthol là 30 - 48%. Có thể thu hái mỗi năm hai kỳ, kể từ khi cây băt đầu phân nhánh hoặc băt đầu ra hoa. Phơi nhẹ ở nhiệt độ dưới 350C trong râm càng tốt. Ở nước ta, Bạc hà cay cho năng suất tinh dầu chưa cao nên chưa được phát triển.
Thành phần hoá học
Lá chứa nhiều hợp chất ílavonoid (heterosid của flavon), triterpen, carotenoid. Tinh dầu chiếm đến 1 - 3% trọng lượng khô. Thành phần tinh dầu thay đổi tuỳ theo nhiều yếu tố: di truyền, thời vụ trồng, cách trồng, điều kiện khí hậu. Các thành phần chính là: menthol (30 - 50%), menthon (20 - 35%), acetat menthyl (4 - 10%), menthofuran (2 - 10%) + isomenthon + pulegon,- piperiton, neomenthol, octan 3 ol và nhiều carbur. Tính vị, tác dụng: Bạc hà cay có vị cay, mùi thơm tính ấm. Tinh dầu Bạc hà cay có mùi thơm mát, không hăc như tinh dầu Bạc hà. Có tác dụng sát trùng, làm dịu và chống co thăt nhất là đối với ống tiêu hoá. Nó kích thích sự tiết các dịch tiêu hoá, nhất là mật, cũng có tác dụng tiêu viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Cũng được dùng như Bạc hà. Bạc hà cay dùng làm thuốc lợi tiêu hoá, chống co thắt ruột, trướng bụng, vàng da, sỏi mật. Dùng xông chữa cảm cúm và đau họng. Tinh dầu của nó dùng làm hương liệu trong công nghiệp dược phẩm và các chế phẩm có liên quan (thuốc đánh răng) công nghiệp thực phẩm, nước uống, mứt kẹo, thuốc lá, hương liệu. Menthol cũng dùng như tinh dầu để làm hương liệu. Trong y học, Menthol tham gia vào loại kem chống ngứa và trong các sản phẩm vệ sinh cho cơ thể.
Bài mới nhất
-
Cói tương bông rậm: cây thuốc trị cảm mạo phong hàn
-
Cói túi quả mọng: cây thuốc dùng trị kinh nguyệt không đều
-
Cói sa biển: cây thuốc làm toát mồ hôi và lợi tiểu
-
Cói quăn lưỡi liềm: cây thuốc dùng trị lỵ
-
Cói quăn bông tròn: cây thuốc trị cảm mạo, kinh nguyệt không đều
-
Cói nước: củ làm thuốc chữa bí đái, đầy tức, thuỷ thũng
-
Cói gạo: cây thuốc dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau
-
Cói dùi Wallich: cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu
-
Cói dùi thô: cây thuốc trị ỉa chảy và nôn mửa
-
Cói dùi có đốt: cây được dùng làm thuốc xổ
-
Cói dùi bấc: cây thuốc nam
-
Cói dù: cây làm thuốc trị giun
-
Cói đầu hồng: cây thuốc giải nhiệt, trừ phong thấp
-
Côi: cây thuốc chữa bệnh đau dạ dày
-
Cỏ gừng: cây thuốc hành huyết, lương huyết, lợi tiểu