- Trang chủ
- Thông tin
- Chẩn đoán và điều trị theo y học hiện đại
- Lú lẫn: mê sảng và mất trí
Lú lẫn: mê sảng và mất trí
Chẩn đoán phân biệt mê sảng thường rộng và gặp trong bệnh nhân có não dễ bị tổn thương, bao gồm hầu hết các bệnh lý cơ thể cấp tính, sang chấn tinh thần hay các chấn thương do môi trường bên ngoài gây ra.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lú lẫn (suy giảm nhận thức) là suy giảm toàn bộ chức năng trí tuệ.
Mê sảng là sự giảm đột ngột chức năng nhận thức, nó diễn tiến dao động và đi kèm với giảm khả năng tập trung chú ý ví dụ như dễ phân tâm, không có khả năng duy trì sự tập trung và rối loạn nhận thức (tăng cảnh tỉnh/ kích động hoặc lơ mơ/ giảm nhận biết). Các đặc điểm phổ biến liên quan bao gồm sự đảo ngược chu kỳ thức-ngủ, ảo giác, hoang tưởng và sự thay đổi cảm xúc/hành vi.
Mất trí là sự suy giảm chức năng nhận thức mạn tính, tiến triển nặng dần mà không có rối loạn ý thức.
Thách thức ban đầu với các bệnh nhân lú lẫn là "phát hiện ra". Những bệnh nhân kích động, đứng ngồi không yên thì nhanh chóng được chú ý nhưng với bệnh nhân 'mê sảng giảm động' thì lại yên tĩnh, lãnh đạm và dễ bị bỏ sót. Đối với những bệnh nhân tồn tại mất trí trước đó thì mê sảng có thể bị bỏ qua trừ khi chức năng nhận thức cơ bản được củng cố. Có thể nhầm với chứng khó đọc và viết, điếc và những bệnh nhân trầm cảm.
Mê sảng
Chẩn đoán phân biệt mê sảng thường rộng và gặp trong bệnh nhân có não dễ bị tổn thương, bao gồm hầu hết các bệnh lý cơ thể cấp tính, sang chấn tinh thần hay các chấn thương do môi trường bên ngoài gây ra. Nguyên nhân được liệt kê bên dưới; những nguyên nhân in đậm không phải là nguyên nhân đơn độc gây ra mê sảng, trừ khi gặp ở những bệnh nhân có 'não dễ bị tổn thương'.
Thuốc
Rượu*
Opioids*
Benzodiazepines*
Chống co giật.
Chống trầm cảm ba vòng*
Anticholinergics.
Antihistamines.
Chống loạn thần*
Lithium.
Corticosteroids (đặc biệt liều cao).
Baclofen.
Levodopa/đồng vận dopamine.
Digoxin.
(*cho biết rằng lú lẫn có thể xuất hiện từ sự ngộ độc thuốc hoặc ngưng đột ngột thuốc).
Rối loạn sinh lý/ chuyển hóa
Giảm Oxy máu.
Tăng CO2 máu.
Shock.
Giảm/ tăng thân nhiệt.
Giảm/ tăng đường máu.
Hạ Natri máu.
Hạ/ tăng canxi máu.
Mất nước.
Tăng ure máu.
Toan chuyển hóa.
Bệnh não gan.
Suy/ cường giáp.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương
Viêm màng não (vi khuẩn, virut, nấm, lao).
Viêm não.
Áp xe não.
Sốt rét thể não.
Không nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương
Sepsis.
Viêm phổi.
Đường tiểu.
Đường mật/ổ bụng.
Viêm nội tâm mạc.
Nguyên nhân nội sọ
Co giật (tình trạng sau co giật).
Xuất huyết.
Thương tổn choán chỗ.
Chấn thương đầu.
Tăng áp lực nội sọ.
Mê sảng và não dễ bị tổn thương
Khi đánh giá mê sảng, cần cân nhắc những yếu tố nguy cơ cũng như các nguyên nhân cấp tính. Bệnh nhân lớn tuổi (đặc biệt > 80 tuổi) và những người có suy giảm nhận thức tồn tại trước đó (đã được chẩn đoán hoặc chưa), những người mất đi nhiều giác quan, tổng trạng suy nhược, lạm dụng rượu mãn tính hoặc có bất kỳ bệnh lý não quan trọng nào ví dụ bệnh lý mạch máu não, bệnh Parkinson, xơ cứng rải rác, các trường hợp này có ngưỡng bị mê sảng thấp. Những bệnh nhân này có 'não dễ bị tốn thương' và mê sảng có thể do các tổn thươ ng nhỏ gây ra, trong khi các tổn thương này không gây giảm chức năng nhận thức ở người khỏe mạnh không có các yếu tố nguy cơ.
Nguyên nhân khác
Đau.
Hậu phẩu.
Táo bón.
Bí tiểu.
Bệnh lý ổ bụng cấp tính (viêm tụy, viêm ruột thừa).
Nhồi máu cơ tim.
CO.
Thiếu thiamin cấp (bệnh não Wernicke).
Hội chứng cận u.
Viêm mạch máu não.
Tiểu porphyrin từng cơn cấp tính.
Ngộ độc kim loại nặng: chì, asen.
Kích thích lạ và suy giảm cảm giác.
Mất trí/ suy giảm nhận thức mãn tính
Nguyên nhân phổ biến
Bệnh Alzheimer.
Bệnh mạch máu.
Mất trí thể Lewy.
Nguyên nhân có thể điều trị phục hồi
Thiếu vitamin B12/ folate.
Xuất huyết dưới nhện.
Suy giáp.
Bệnh não úng thủy áp lực bình thường.
HIV.
Giang mai thần kinh.
Bệ nh Wilson.
Nguyên nhân khác
Mất trí thùy thái dương- trán.
Loạn thần Korsakoff.
Xơ cúng rải rác.
Bệnh não chất trắng đa ổ tiến triển.
Viêm não xơ hóa bán cấp.
Bệnh Creutzfeld- Jakob.
Bệnh Huntington.
Rối loạn có thể giống lú lẫn
Trầm cảm.
Rối loạn ngôn ngữ (khó khăn trong đọc và viết).
Điếc.
Loạn thần cấp.
Rối loạn hành vi.
Hội chứng quên.
Khám và đánh giá lú lẫn
Phương pháp đánh giá lú lẫn (CAM) là công cụ nhạy để chẩn đoán mê sảng. Nó bao gồm 4 yếu tố. Mê sảng được chẩn đoán nếu thỏa mãn cả 1 và 2, kèm theo 3 hoặc/ và 4.
Sự thay đổi trạng thái tâm thần cấp tính và diễn tiến dao động
Có hay không sự thay đổi trạng thái tâm thần cấp tính so với tình trạng ban đầu của bệnh nhân? Có dao động trong ngày không? (xuất hiện và biến mất, tăng và giảm mức độ nghiêm trọng)
Không chú ý
Bệnh nhân có gặp khó khăn khi tập trung chú ý ví dụ như dễ phân tâm, hoặc gặp khó khăn khi muốn duy trì những gì đang nói không?
Tư duy lộn xộn
Có phải cuộc hội thoại rời rạc, không liên quan? Dòng tư duy không rõ ràng hoặc phi logic? Chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác không dự đoán được?
Mức độ ý thức thay đổi
Bệnh nhân có tăng cảnh tỉnh không?
Bệnh nhân ngủ gà hay thức tỉnh?
Bài viết cùng chuyên mục
Phân mỡ: phân tích đặc điểm
Phân mỡ được định nghĩa một cách định lượng là có hơn 7g chất béo trong phân trong khoảng thời gian 24 giờ trong khi bệnh nhân đang ăn kiêng không quá 100 g chất béo mỗi ngày.
Khó thở mạn tính: thang điểm khó thở và nguyên nhân thường gặp
Khó thở mạn tính được định nghĩa khi tình trạng khó thở kéo dài hơn 2 tuần. Sử dụng thang điểm khó thở MRC (hội đồng nghiên cứu y tế - Medical Research Council) để đánh giá độ nặng của khó thở.
Đau thắt lưng: khám cột sống thắt lưng
Việc khám nên bắt đầu khi gặp bệnh nhân lần đầu và tiếp tục theo dõi, quan sát dáng đi và tư thế, không nhất quán giữa chức năng và hoạt động có thể phân biệt giữa nguyên nhân thực thể và chức năng đối với các triệu chứng.
Tiêm vắc xin Covid-19: các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm
Nói chuyện với bác sĩ về việc dùng thuốc không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen, acetaminophen, aspirin hoặc thuốc kháng histamine, nếu gặp bất kỳ cơn đau và khó chịu nào sau khi chủng ngừa.
Xét nghiệm Covid-19: hướng dẫn thu thập và xử lý bệnh phẩm
Đối với xét nghiệm chẩn đoán ban đầu với các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 hiện tại, khuyến nghị nên thu thập và xét nghiệm bệnh phẩm đường hô hấp trên.
Chứng hôi miệng: phân tích triệu chứng
Chứng hôi miệng đã bị kỳ thị, bệnh nhân hiếm khi tìm kiếm sự giúp đỡ và thường không nhận thức được vấn đề, mặc dù nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ và sự tự tin.
Tăng bạch cầu ái toan: phân tích triệu chứng
Bạch cầu ái toan phát triển từ tiền chất myeloid trong tủy xương thông qua hoạt động của ít nhất ba cytokine tạo máu. Interleukin-5 (IL-5) đặc hiệu cho quá trình biệt hóa bạch cầu ái toan.
Định hướng chẩn đoán đau bụng mạn tính
Đau bụng mạn tính rất phổ biến, hầu hết bệnh nhân trẻ sẽ có rối loạn chức năng, bệnh nhân lớn tuổi với đau bụng mới, dai dẳng, ưu tiên là loại trừ bệnh lý ác tính.
Chẩn đoán bệnh lý: những xác suất và nguy cơ
Chẩn đoán khi xác suất xuất hiện được cho là đủ cao, và loại trừ chẩn đoán khi xác suất đủ thấp. Mức độ chắc chắn đòi hỏi phải dựa vào các yếu tố như hậu quả của sự bỏ sót các chẩn đoán đặc biệt, tác dụng phụ của điều trị và các nguy cơ của test chuyên sâu.
Yếu chi trong đột quỵ: đánh giá dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng
Chụp hình ảnh thần kinh để phân biệt đột quỵ xuất huyết não với đột quỵ nhồi máu não và để loại trừ các bệnh lý không đột quỵ, ví dụ tổn thương choán chỗ.
Tiểu khó: phân tích triệu chứng
Chẩn đoán phổ biến nhất cho bệnh nhân mắc chứng khó tiểu là nhiễm trùng đường tiết niệu, mặc dù là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các triệu chứng khó tiểu, nhưng nhiều nguyên nhân khác cần được chẩn đoán chính xác.
Chảy máu trực tràng: phân tích triệu chứng
Đánh giá ban đầu nên xác định mức độ nghiêm trọng và sự ổn định huyết động của bệnh nhân và xác định nguồn gốc của chảy máu là đường tiêu hóa trên hoặc dưới về bản chất.
Đau thắt ngực: các bước đánh giá thêm nếu nghi ngờ
Mức độ đau thắt ngực không dựa trên mức đau mà dựa trên tần số triệu chứng, giới hạn khả năng gắng sức hoạt động chức năng. Bởi vì những thông tin này sẽ hướng dẫn điều trị và theo dõi đáp ứng, đánh giá triệu chứng chính xác.
Chiến lược sử dụng thuốc giảm đau
Nếu cơn đau không thể kiểm soát mà không có tác dụng phụ khó chịu của thuốc, các bác sĩ nên xem xét sử dụng liều thấp hơn của nhiều loại thuốc, được thực hiện thường cho đau thần kinh
Thở khò khè: phân tích triệu chứng
Nguyên nhân gây thở khò khè phổ biến nhất ở mọi lứa tuổi là bệnh hen, và cần cố gắng loại trừ các nguyên nhân gây thở khò khè khác, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh.
Đánh giá nhồi máu cơ tim không có ST chênh/ đau thắt ngực không ổn định
Phân tầng nguy cơ bệnh nhân bằng thang điểm TIMI hoặc các thang điểm khác. Cho dù bệnh nhân có biến chứng hay đau ngực tiếp diễn, nên theo dõi điện tâm đồ liên tục cho bệnh nhân nguy cơ trung bình.
Tâm trạng lo lắng: phân tích để chẩn đoán và điều trị
Nhiều yếu tố góp phần vào sự lo lắng, bao gồm di truyền, tiền sử gia đình, các yếu tố gây căng thẳng, các nguồn đối phó, các bệnh kèm theo.
Rối loạn sắc tố: phân tích triệu chứng
Với một số rối loạn sắc tố, nguyên nhân có thể dễ dàng được xác định là do di truyền, do ánh nắng mặt trời, do thuốc, nhiễm trùng hoặc viêm. Trong một số trường hợp, nguyên nhân ít rõ ràng hơn.
Rối loạn cương dương: phân tích triệu chứng
Rối loạn cương dương, trước đây thường được gọi là bất lực, được định nghĩa là không có khả năng đạt được hoặc duy trì sự cương cứng đủ để giao hợp, về bản chất là một chẩn đoán do bệnh nhân xác định.
Đau
Thuốc dạng thuốc phiện được chỉ định cho đau nặng mà các tác nhân kém hiệu lực hơn không thể làm giảm nhẹ đau.
Biểu hiện toàn thân và đau trong thận tiết niệu
Đau là biểu hiện của căng tạng rỗng (niệu quản, ứ nước tiểu) hoặc căng bao cơ quan (viêm tuyến tiền liệt, viêm thận bể thận).
Khó thở mãn tính: đánh giá triệu chứng của các bệnh lý thực thể
Tìm kiếm bằng chứng khách quan của phục hồi hoặc biến đổi đường thở để khẳng định chấn đoán: Thực hiện bởi phế dung kế sau đó yêu cầu bệnh nhân ghi lại nhật ký lưu lượng thở đỉnh. Xem xét đánh giá chuyên khoa nếu như chẩn đoán không chắc chắn.
Rối loạn thăng bằng: các nguyên nhân cảm giác mất thăng bằng
Sự cân bằng đòi hỏi tín hiệu vào từ nhiều bộ phận cảm thụ cảm giác (thị giác, tiền đình, xúc giác, cảm giác bản thể). Giảm chức năng nhi ều hơn một trong các bộ phận này, dù rất nhỏ cũng có thể gây mất thăng bằng.
Khí máu động mạch: công cụ tiếp cận bệnh nhân khó thở cấp
Giảm PaCO2 gợi ý tình trạng tăng thông khí. Nếu PaO2 thấp hơn (hoặc chỉ trong giới hạn bình thường), sự tăng thông khí có thể là một đáp ứng thích hợp đối với sự giảm oxy máu.
Giao hợp đau: phân tích triệu chứng
Giao hợp đau, thuật ngữ này thường được sử dụng liên quan đến rối loạn chức năng tình dục nữ, một tỷ lệ nhỏ nam giới cũng bị chứng đau khi giao hợp.