Định hướng chẩn đoán tiêu chảy

2022-11-21 03:05 PM

Tiêu chảy cấp dưới hai tuần thường do nhiễm trùng gây ra, đôi khi có liên quan đến việc sử dụng thuốc hoặc bệnh cảnh đầu tiên của bệnh lý ruột viêm, tiêu chảy mạn tính có thể là biểu hiện của bệnh lý ruột viêm, ung thư đại trực tràng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tiêu chảy có thể định nghĩa khi đi ngoài ≥3 lần hoặc phân nước/ngày. Chẩn đoán phân biệt tùy thuộc vào diễn tiến của triệu chứng. Tiêu chảy cấp (<2 tuần) thường do nhiễm trùng gây ra, đôi khi có liên quan đến việc sử dụng thuốc hoặc bệnh cảnh đầu tiên của bệnh lý ruột viêm (IBD). Tiêu chảy mạn tính/tái diễn có thể là biểu hiện của bệnh lý ruột viêm, ung thư đại trực tràng nhưng phần lớn trường hợp được gây ra do hội chứng ruột kích thích (IBS).

Tiêu chảy nhiễm trùng

Tiêu chảy nhiễm trùng do các tác nhân lây truyền theo đường phân miệng, như virus, vi khuẩn, độc tố vi khuân hoặc kí sinh trùng. Phần lớn các trường hợp đều tự giới hạn và ít khi xác đị nh được bệnh sinh. Các virus và độc tố chủ yếu ảnh hưởng lên dạ dày và ruột non gây ra tiêu chảy phân nước, lượng lớn và thường có nôn trước đó; Trong tiêu chảy do các độc tố, v.d tụ cầu vàng, thời gian ủ bệnh thường ngắn <12h. Những tác nhân xâm nhập, v.d như các E.coli và lỵ, có thể gây tiêu chảy phân máu và thường có những cơn đau quặn bụng dữ dội và hội chứng lỵ.

Nhiễm Clostridium difficile (CDI) là một nguyên nhân quan trọng của tiêu chảy mắc phải bệnh viện, đặc biệt là sau liệu trình kháng sinh phổ rộng kéo dài; CDI thay đổi từ tiêu chảy mức độ nhẹ đến viêm đại tràng giả mạc gây đe dọa tính mạng. Tiêu chảy kéo dài >10 ngày ít có khả năng do nhiễm trùng hơn, nhưng cần cân nhắc đến nhiễm các kí sinh trùng (như giardia, amip) hoặc nhiễm Cryptosporidium, ở những người suy giảm miễn dịch hoặc đã đi du lịch vùng nhiệt đới gần đây.

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

IBS là nguyên nhân thường gặp nhất gây tiêu chảy mạn tính. Thói quen đi ngoài bị thay đổi giữa táo bón và tiêu chảy và việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào những đặc điểm lâm sàng điểm hình (Hộp 9.1) ở những trường hợp không có bệnh lý thực thể rõ ràng. Các triệu chứng này có xu hướng xen kẽ quãng thời gian hồi phục và tái phát, thường khởi phát bởi các căng thẳng về tâm lý.

Thuốc

Có nhiều thuốc có thể gây ra tiêu chảy.

Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng có thể biểu hiện với tiêu chảy, đặc biệt là khi chúng xảy ra ở đại tràng trái hoặc phần cuối đại tràng.

Những đặc điểm gợi ý bao gồm sụt cân, đại tiện phân máu, khối sờ được hoặc có tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Nhưng nếu như không có các triệu chứng trên thì cũng không loại trừ được. Chẩn đoán cần được xem xét khi bệnh nhân >45 tuổi có biểu hiện tiêu chảy mới khởi phát và kéo dài dai dẳng, và chẩn đoán thường được xác định bằng nội soi đại tràng sinh thiết.

Bệnh lý ruột viêm

Viêm đại tràng dạng loét (UC) được dùng để chỉ các trường hợp tổn thương giới hạn ở đại tràng và biểu hiện điển hình với tiêu chả y phân máu và đau quặn bụng dưới ± mót rặn, đại tiện nhầy, sốt và toàn trạng thay đổi. Bệnh Crohn có thể ảnh hưởng bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa và có thể biểu hiện những triệu chứng của đại tràng như là bệnh lý UC, hoặc những triệu chứng ruột non, v.d tiêu chảy không có máu, phân nước kèm theo đau bụng và sụt cân. Cả hai bệnh lý này đều liên quan đến các đặc điểm khác ngoài đường tiêu hóa.

Các rối loạn hấp thu

Kém hấp thu chất béo có thể gây ra đại tiện nhiều lần, phân mỡ và nhạt màu kèm theo cảm giác ậm ạch và thường được mô tả phân khó dội sạch được (phân mỡ). Những đặc điểm khác của rối loạn hấp thu bao gồm đại tiện phân sống, sụt cân, ậm ạch và thiếu hụt dưỡng chất. Nguyên nhân nền thường gặp là bệnh lý ruột viêm, bệnh Crohn’s, bất dung nạp gluten, u lympho, tiêu chảy nhiệt đới, sau phẫu thuật cắt ruột non hoặc suy tụy.

Các nguyên nhân khác

Viêm túi thừa, viêm đại tràng thiếu máu cục bộ (ischaemic colitis).

Cường giáp, bệnh lý thần kinh tự động.

U carcinoid, utiết gastrin, u VIP.

Táo bón nặng gây quá tải dịch chứa.

Bài viết cùng chuyên mục

Tiểu không tự chủ: phân tích triệu chứng

Tỷ lệ tiểu không tự chủ tăng theo tuổi và cao tới 34% ở nữ và 11% ở nam. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến việc rút lui khỏi xã hội và mất khả năng sống độc lập.

Định hướng chẩn đoán nôn ra máu

Nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu cục là dấu hiệu của máu đang tiếp tục chảy và là một cấp cứu nội khoa, nếu máu màu đen, có hình hạt café là gợi ý của chảy máu đã cầm hoặc chảy máu tương đối nhẹ.

Vàng da: đánh giá bổ sung bệnh gan mạn tính

Đánh giá biến chứng ở tất cả những bệnh nhân xơ gan đã biết hoặc nghi ngờ. Lượng giá bệnh não gan và khám báng, phù, vàng da và suy dinh dưỡng. Đo albumin và PT để đánh giá chức năng tổng hợp của gan.

Thăm khám lâm sàng vùng bìu: những điểm cần chú ý

Ở những bệnh nhân có khối sưng viêm/đau hoặc đau vùng bìu cấp tính thì hay kiểm tra phản xạ da bìu, bình thường tinh hoàn bên phía đó sẽ được cơ bìu nâng lên.

Liệu pháp insulin trong điều trị đái tháo đường: tuýp 1 và tuýp 2

Liệu pháp insulin nền và liệu pháp insulin tích cực, cho bệnh nhân đái tháo đường không đạt mục tiêu đường huyết

Nôn ra máu: đánh giá tình trạng lâm sàng

Mọi bệnh nhân nôn ra máu có các dấu hiệu của shock hoặc có bằng chứng bệnh nhân vẫn đang chảy máu, nên tiến hành nội soi cấp cứu sau khi đã hồi sức đầy đủ cho bệnh nhân.

Tiếng thở rít: phân tích triệu chứng

Thở rít thì hít vào, cho thấy có tắc nghẽn ở hoặc trên thanh quản, thở rít hai pha với tắc nghẽn tại hoặc dưới thanh quản, thở khò khè gợi ý tắc khí quản xa hoặc phế quản gốc.

Gan to: phân tích triệu chứng

Gan trưởng thành bình thường có khoảng giữa xương đòn là 8–12 cm đối với nam và 6–10 cm đối với nữ, với hầu hết các nghiên cứu xác định gan to là khoảng gan lớn hơn 15 cm ở đường giữa đòn.

Tiếp cận chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh nặng

Việc tiếp cận hầu hết, nếu không phải tất cả, bệnh nhân trong tình huống cấp tính, trước tiên phải xác định không bị ngừng tim phổi và không có xáo trộn lớn các dấu hiệu sinh tồn.

Mất ý thức thoáng qua: ngất và co giật

Chẩn đoán mất ý thức thoáng qua thường dựa vào sự tái diễn, và sự phân tầng nguy cơ là điều thiết yếu để xác định những người cần phải nhập viện, và những người được lượng giá an toàn như bệnh nhân ngoại trú.

Vàng da: phân tích triệu chứng

Bilirubin được hình thành chủ yếu thông qua sự phân hủy trao đổi chất của các vòng heme, chủ yếu là từ quá trình dị hóa của các tế bào hồng cầu.

Đau cổ: phân tích triệu chứng

Các triệu chứng chính liên quan đến cổ là các triệu chứng ở rễ, chẳng hạn như dị cảm, mất cảm giác, yếu cơ, có thể cho thấy chèn ép rễ thần kinh.

Viêm miệng: phân tích triệu chứng

Viêm miệng đại diện cho một loại nhiễm trùng niêm mạc miệng, tình trạng viêm và các tổn thương miệng khác, có thể là bệnh ác tính nên các tổn thương dai dẳng.

Đau bìu: phân tích triệu chứng

Hầu hết các nguyên nhân phổ biến của đau bìu là do các tình trạng lành tính như viêm mào tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, tràn dịch tinh mạc, tinh trùng, viêm nút quanh động mạch và u nang mào tinh hoàn hoặc tinh hoàn.

Tiểu máu: phân tích triệu chứng

Tiểu máu đại thể với sự đổi màu đỏ rõ ràng, lớn hơn 50 tế bào hồng cầu/trường năng lượng cao hoặc tiểu máu vi thể được phát hiện bằng que nhúng sau đó kiểm tra bằng kính hiển vi.

Phân tích triệu chứng phù nề để chẩn đoán và điều trị

Phù là do sự bất thường trong trao đổi dịch ảnh hưởng đến huyết động mao mạch, trao đổi natri và nước ở thận, hoặc cả hai, phù nề là một triệu chứng phổ biến trong nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau.

Ho: phân tích triệu chứng

Ho được kích hoạt thông qua kích hoạt cảm giác của các sợi hướng tâm trong dây thần kinh phế vị, phản xạ nội tạng này có thể được kiểm soát bởi các trung tâm vỏ não cao hơn.

Giảm bạch cầu trung tính: phân tích triệu chứng

Ba quá trình cơ bản dẫn đến giảm bạch cầu trung tính mắc phải bao gồm giảm sản xuất, tăng cường phá hủy ngoại vi và tổng hợp bạch cầu trung tính trong nội mạc mạch máu hoặc mô.

Mệt mỏi: các biểu hiện phải phân biệt

Mệt mỏi hay thiếu năng lượng thường là lý do cho việc từ bỏ các hoạt động và đặt câu hỏi cẩn thận có thể cần thiết để phân biệt giữa giới hạn hoạt động thể lực và thiếu hứng thú, quyết tâm.

Khó thở mạn tính: thang điểm khó thở và nguyên nhân thường gặp

Khó thở mạn tính được định nghĩa khi tình trạng khó thở kéo dài hơn 2 tuần. Sử dụng thang điểm khó thở MRC (hội đồng nghiên cứu y tế - Medical Research Council) để đánh giá độ nặng của khó thở.

Suy giáp: phân tích triệu chứng

Nguyên nhân phổ biến nhất của suy giáp nguyên phát là viêm tuyến giáp tự miễn, hoặc bệnh Hashimoto, là kết quả của sự phá hủy dần dần tuyến giáp bởi các tế bào T.

Đi tiểu ra máu: các nguyên nhân thường gặp

Tiểu máu đại thể gợi ý nghĩ nhiều đến bệnh lý đường tiểu và luôn đòi hỏi phải đánh giá thêm. Tiểu máu vi thể thường tình cờ phát hiện ở bệnh nhân không có triệu chứng và thách thức nằm ở việc phân biệt các nguyên nhân lành tính với các bệnh lý nghiêm trọng.

Quang tuyến vú bất thường: phân tích triệu chứng

Sàng lọc rộng rãi bằng chụp nhũ ảnh và những tiến bộ trong điều trị đã dẫn đến giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú.

Shock: phân tích các đặc điểm triệu chứng lâm sàng

Một số bệnh nhân có thể duy trì huyết áp trong giới hạn bình thường mặc dù có rối loạn chức năng cơ quan, cân nhắc bệnh lý khu trú nếu chỉ có một cơ quan bị rối loạn, chẳng hạn thiểu niệu mà không có bằng chứng rõ ràng của rối loạn huyết động.

Phân tích triệu chứng ngủ nhiều để chẩn đoán và điều trị

Ngủ nhiều quá mức nên được phân biệt với mệt mỏi tổng quát và mệt mỏi không đặc hiệu, vì bệnh nhân thường sử dụng các thuật ngữ thay thế cho nhau.