- Trang chủ
- Thông tin
- Chẩn đoán và điều trị theo y học hiện đại
- Đánh giá nhồi máu cơ tim không có ST chênh/ đau thắt ngực không ổn định
Đánh giá nhồi máu cơ tim không có ST chênh/ đau thắt ngực không ổn định
Phân tầng nguy cơ bệnh nhân bằng thang điểm TIMI hoặc các thang điểm khác. Cho dù bệnh nhân có biến chứng hay đau ngực tiếp diễn, nên theo dõi điện tâm đồ liên tục cho bệnh nhân nguy cơ trung bình.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận diện bệnh nhân nguy kịch
Theo dõi tim cho tất cả bệnh nhân đau ngực đang tiếp diễn và đánh giá thũờng xuyên với điện tâm đồ lặp lại. Cho nhập đơn vị chăm sóc mạch vành/ đơn vị chăm sóc phụ thuộc cao và sắp xếp cho bác sĩ tim mạch đánh giá nếu có bất kì biểu hiện nào sau đây:
Sốc.
Phù phổi.
Loạn nhịp thất, block tim hoàn toàn.
ST chênh hoặc đau kháng trị.
Xem xét tất cả những yếu tố góp phần cho thiếu máu cơ tim
Ở bệnh nhân đau tiếp diễn:
Duy trì SpO2 > 94%.
Nhận ra và điều trị loạn nhịp nhanh.
Nếu nghi ngờ thiếu máu hay mất máu cấp như xanh xao, nôn ra máu, phân đen, kiểm tra Hb khẩn cấp (kiểm tra thuốc kháng tiểu cầu/ chống đông trước đó.
Nếu nhịp nhanh, đánh giá và điều trị bất kì bệnh nhân đau liên tục, xem xét chẹn beta (nếu không có chống chỉ định).
Đánh giá đáp ứng với Glyceryl Trinitrat xịt; nếu giảm đau, xem xét sử dụng Glyceryl Trinitrat tiêm tĩnh mạch.
Xem xét nhịp nhanh kịch phát (như rung nhĩ), như là cơ chế của nhồi máu cơ tim không ST chênh ở những bệnh nhân không có điện tâm đồ trong lúc đau (như đau liên quan với hồi hộp hoặc tiền sử rốì loạn nhip).
Thang điểm TIMI |
|
Yếu tố nguy cơ |
Điểm |
Tuổi > 65 |
1 |
> 3 yếu tố nguy cơ động mạch vành* |
1 |
> 2 cơn đau thắt ngực trong 24 giờ |
1 |
Dùng Asprin trong 7 ngày trước đó |
1 |
Đã biết bệnh mạch vành (hẹp > 50%) |
1 |
ST chênh > 0.5 mm trên điện tâm đồ |
1 |
Tăng Troponin |
1 |
Nguy cơ tử vong (MI) trong 14 ngày tới Điểm 0-3 = 3-5% Điểm 4-5 = 7-12% Điểm 6-7 = 19% |
*Yếu tố nguy cơ: thuyết áp, tcholesterol, hút thuốc, tiểu đường tiền sử gia đình bệnh mạch vành.
Xác định bệnh nhân nguy cơ cao
Phân tầng nguy cơ bệnh nhân bằng thang điểm TIMI hoặc các thang điểm khác. Cho dù bệnh nhân có biến chứng hay đau ngực tiếp diễn, nên theo dõi điện tâm đồ liên tục cho bệnh nhân nguy cơ trung bình, như điểm TIMI 4-5, và cho nhập viện ở đơn vị chăm sóc mạch vành hay chăm sóc phụ thuộc cao cho bệnh nhân nguy cơ cao như TIMI > 5.
Sử dụng các maker sinh học để phân biệt đau thắt ngực không ổn định với nhồi máu cơ tim không ST chênh
Định lượng troponin I hoặc T huyết tương thời điểm 12 giờ từ lúc bắt đầu đỉnh cơn đau. Nếu tăng xếp vào loại nhồi máu cơ tim không ST chênh; ngược lại xếp vào loại đau thắt ngực không ổn định.