- Trang chủ
- Thông tin
- Chẩn đoán và điều trị theo y học hiện đại
- Đau thắt lưng: phân tích bệnh cảnh lâm sàng
Đau thắt lưng: phân tích bệnh cảnh lâm sàng
Cân nhắc đi lặc cách hồi thần kinh nếu đau thắt lưng kèm theo khó chịu ở cẳng chân và đùi hai bên ví dụ: cảm giác bỏng, đè ép, tê rần; tăng lên khi đi hoặc đứng và giảm nhanh khi ngồi, nằm xuống hoặc cúi người tới trước.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bệnh thần kinh chi dưới hai bên, rối loạn cơ tròn hoặc giảm cảm giác quanh hậu môn?
Đặc biệt hỏi về:
Thay đổi tần suất đi tiểu.
Bất kỳ khó khăn mới xuất hiện nào khi bắt đầu và kết thúc đi tiểu.
Thay đổi cảm giác giấy vệ sinh khi lau sau khi đi vệ sinh.
Tiểu tiện/ đại tiện không tự chủ.
Nếu có bất kỳ nghi ngờ rối loạn chức năng ruột/bàng quang, thực hiện thăm khám trực tràng để đánh giá trương lực cơ hậu môn và đo thể tích bàng quang ngay lập tức sau khi đi tiểu bằng siêu âm tại giường hoặc đặt cathater; > 200mL gợi ý tồn dư nước tiểu.
Cũng hỏi về yếu chi hoặc cảm giác bất thường, ví dụ như: tê rần, kiến bò ở chi dưới; khám cẳng chân cẩn thận đánh giá giảm sức cơ, giảm phản xạ, rối loạn cảm giác và kiểm tra cảm giác quanh hậu môn.
Chụp MRI cột sống ngay để loại trừ hội chứng chùm đuôi ngựa ở bất kỳ bệnh nhân đau thắt lưng (đặc điểm không hồi phục) kèm theo với:
Tiểu tiện/ đại tiện không tự chủ..
Tồn dư nước tiểu (đặc biệt nước tiểu còn tồn dư sau khi đi tiểu hoặc tăng thể tích bàng quang không mong muốn).
Thay đổi cảm giác quanh hậu môn/ ịtrương lực cơ hậu môn.
Dấu chứng/ triệu chứng thần kinh chi dưới hai bên.
Đề nghị cấp cứu chấn thương chỉnh hình/phẩu thuật thần kinh hội chẩn nếu MRI xác định có chèn ép chùm đuôi ngựa.
Sốt, tăng chất chỉ điểm viêm hoặc lâm sàng nghi ngờ cao nhiễm trùng
Kiểm tra WBC, CRP và ESR và thực hiện X quang cột sống nếu bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng cột sống, đau cột sống khu trú hoặc tiền sử vã mồ hôi về đêm, run hoặc các triệu chứng rối loạn khác liên quan. Tiến hành cấy máu ba lần và chụp MRI khẩn cấp nếu có bất kỳ đặc điểm sau:
Sốt (> 37.9°C).
Tăng WBC/CRP/ESR.
Lâm sàng nghi ngờ cao ở bệnh nhân lưu catheter mạch máu, lạm dụng thuốc qua đường tĩnh mạch, suy giảm miễn dịch.
Đặc điểm X quang gợi ý viêm xương tủy xương.
Đau khởi phát đột ngột + đã biết/nghi ngờ loãng xương?
Chụp X quang để tìm kiếm gãy cột sống thắt lưng do đè ép nếu bệnh nhân mới khởi phát hoặc khởi phát đột ngột đau lưng và đã biết/nghi ngờ loãng xương. Nghi ngờ loãng xương nếu:
Liệu pháp Corticoid kéo dài.
Trên 65 tuổi với giảm cân, gù hoặc gãy xương chậu/ xương quay trước đó.
Tìm kiếm các nguyên nhân khác nếu X quang không phát hiện gãy xương hoặc không liên quan đến mức độ đau. Cân nhắc tìm hiểu thêm nếu có bất kỳ dấu hiệu cờ đỏ nào, ngoài dấu hiệu tuổi.
Dấu hiệu cờ đỏ đối với ung thư?
Phát hiện di căn cột sống như: xạ hình xương nếu bệnh nhân có tiền sử trước đây hoặc đang có ung thư phổi/vú/tiền liệt tuyến/ thận/tuyến giáp. Khám vú và sàng lọc u tủy xương, định lượng PSA (nam), Ca2+ và ALP, và cân nhắc chụp MRI cột sống ở bất kỳ bệnh nhân có dấu hiệu cờ đỏ.
Các đặc điểm viêm?
Kiểm tra ESR/CRP và tiến hành chụp X quang cột sống nếu khởi phát từ từ đau thắt lưng và cứng khớp.
Chuyển đến khoa cơ xương khớp để đánh giá thêm đau lưng do viêm nếu có đặc điểm X-quang của viêm đốt sống như khối các thân đốt sống/viêm khớp cùng chậu hoặc có >1 đặc điểm sau:
Cứng khớp buổi sáng > 30 phút.
Cải thiện triệu chứng sau khi hoạt động và không giảm khi nghỉ ngơi.
Đau lưng về đêm và tăng lên lúc nửa đêm.
Đau lan xuống mông.
Giới hạn vận động cột sống lưng.
Yếu khớp cùng chậu.
Tăng ESR/CRP không giải thích được.
Đau rễ?
Đau gọi là đau rễ nếu đau lan xuống chi dưới với bất kỳ:
Sự phân bố khúc bì.
Bằng chứng bệnh lý rễ.
Test căng thần kinh tọa hoặc đùi dương tính.
Nghi ngờ thoát vị đĩa đệm khi khởi phát đau rễ cấp, đặc biệt nếu test căng thần kinh(+). Khi không có dấu hiệu cờ đỏ hoặc các đặc điểm liên quan, đánh giá lại sau 6 -12 tuần điều trị giảm đau và vật lý trị liệu.
Nghi ngờ hẹp ống sống thắt lưng nếu bệnh nhân > 50 tuổi với các triệu chứng diễn tiến chậm và hoặc dấu đi lặc cách hồi thần kinh.
Cân nhắc tham khảo thêm nếu:
Đau dai dẳng.
Bằng chứng có >1 rễ thần kinh tổn thương.
Mất phần lớn khả năng hoạt động.
Nghi ngờ hẹp ống sống.
Đi lặc cách hồi thần kinh?
Cân nhắc đi lặc cách hồi thần kinh nếu đau thắt lưng kèm theo khó chịu ở cẳng chân và đùi hai bên ví dụ: cảm giác bỏng, đè ép, tê rần; tăng lên khi đi hoặc đứng và giảm nhanh khi ngồi, nằm xuống hoặc cúi người tới trước.
Đánh giá đầu tiên đối với đi lặc cách hồi mạch máu nếu bệnh nhân có tiền sử xơ vữa, >1 yếu tố nguy cơ mạch máu ví dụ: đái tháo đường, thuốc, tăng huyết áp, tăng cholesterol hoặc dấu chứng bệnh động mạch ngoại biên như mạch yếu, tiếng thổi ở đùi, thay đổi dinh dưỡng da. Kiểm tra chỉ số huyết áp cánh tay- cổ chân (ABPI) và yêu cầu ý kiến của chuyên gia mạch máu nếu <1.0.
Nếu vẫn còn nghi ngờ đi lặc cách hồi thần kinh, cân nhắc chụp MRI cột sống để xác định có hẹp ống sống, đặc biệt nếu các triệu chứng gây mất khả năng hoạt động.
Khả năng đau lưng cơ năng. Cân nhắc chụp MRI nếu các triệu chứng dai dẳng/ tiến triển
Chuyển đến khoa chấn thương chỉnh hình nếu có rối loạn chức năng thần kinh hoặc bất thường cột sống. Nếu không có các đặc điểm thần kinh, cấu trúc, nhiễm trùng, dấu hiệu cờ đỏ hoặc đặc điểm rễ thần kinh thì làm bệnh nhân yên tâm và điều trị giảm đau. Khuyến cáo nếu bệnh nhân ổn định thì đánh giá lại sau 6-12 tuần. Nếu đau dai dẳng, tìm đặc điểm của trầm cảm và tìm hiểu thêm các yếu tố tâm lý xã hội khác. Hình ảnh cột sống không giúp ích gì nhưng cần hội chẩn chuyên khoa nếu các triệu chứng dai dẳng/tiến triển bất lợi.
Bài viết cùng chuyên mục
Khám dinh dưỡng bệnh nhân cao tuổi
Các yếu tố được đưa vào danh sách kiểm tra yếu tố nguy cơ với từ viết tắt Determine, xác định một số dấu hiệu cảnh báo cho nguy cơ bị tình trạng dinh dưỡng kém.
Chảy máu sau mãn kinh: phân tích triệu chứng
Chảy máu âm đạo bất thường là một vấn đề ngoại trú phổ biến, xảy ra ở 10% phụ nữ trên 55 tuổi và chiếm 70% số lần khám phụ khoa trong những năm tiền mãn kinh và sau mãn kinh.
Rung giật nhãn cầu: phân tích triệu chứng
Rung giật nhãn cầu có thể liên quan đến những bất thường của hệ thần kinh trung ương hoặc ngoại biên, mặc dù trong nhiều trường hợp, nguyên nhân chính xác có thể không được xác định.
Điều trị đau không dùng thuốc và diễn biến cuối đời
Nhiều bệnh nhân bị bệnh nan y chết trong tình trạng mê sảng, rối loạn ý thức và một sự thay đổi nhận thức mà phát triển trong một thời gian ngắn và được thể hiện bằng cách giải thích sai
Chóng mặt và choáng váng: phân tích các đặc điểm lâm sàng
Muốn xỉu ở bệnh nhân miêu tả cảm giác váng đầu như thể là tôi sắp xỉu mất hoặc cảm giác tương tự cảm giác sau khi đứng dậy nhanh đột ngột. Nếu có bất kỳ cơn nào kèm theo tối sầm thì đánh giá thêm mất ý thức thoáng qua.
Tiếp cận chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh nặng
Việc tiếp cận hầu hết, nếu không phải tất cả, bệnh nhân trong tình huống cấp tính, trước tiên phải xác định không bị ngừng tim phổi và không có xáo trộn lớn các dấu hiệu sinh tồn.
Sa sút trí tuệ: phân tích để chẩn đoán và điều trị
Sa sút trí tuệ là một hội chứng hơn là một căn bệnh, nguyên nhân và sinh lý bệnh có thể khác nhau rất nhiều, hầu hết các loại sa sút trí tuệ phổ biến hơn đều tiến triển.
Phát ban dát sẩn: phân tích triệu chứng
Khi phát ban dát sẩn có liên quan đến sốt, nên nghi ngờ nguyên nhân nhiễm trùng. Nếu không có sốt, phản ứng dị ứng thường là nguyên nhân.
Đau đầu: chọc dịch não tủy và phân tích dịch não tủy đánh giá
Viêm màng nào do vi khuẩn sớm có thể nhầm lẫn với viêm màng não do virus bởi tăng bạch cầu lympho là chủ yếu trong dịch não tủy. Nếu có bất kỳ khả năng nào của viêm màng não do vi khuẩn, điều trị kháng sinh trong lúc đợi xét nghiệm bổ sung.
Run cơ: phân tích triệu chứng
Run là một trong những rối loạn vận động phổ biến nhất và được đặc trưng bởi một chuyển động dao động và thường nhịp nhàng.
Ho ra máu, chẩn đoán và điều trị
Các động mạch phế quản xuất phát từ động mạch chủ hoặc động mạch liên sườn và mang máu dưới áp lực của hệ thống vào đường hô hấp, mạch máu, rốn phổi, và màng phổi tạng
Loãng xương: phân tích triệu chứng
Sự mất cân bằng hoạt động của nguyên bào xương và nguyên bào xương có thể do một số tình trạng liên quan đến tuổi tác và bệnh tật gây ra, thường được phân loại là loãng xương nguyên phát và thứ phát.
Mất thị lực: phân tích triệu chứng
Mất thị lực có thể đột ngột hoặc dần dần, một mắt hoặc hai mắt, một phần hoặc toàn bộ và có thể là một triệu chứng đơn độc hoặc một phần của hội chứng phức tạp.
Khối u ở vú: phân tích triệu chứng
Đánh giá khối u ở vú nên bắt đầu bằng việc hỏi bệnh sử đầy đủ và khám thực thể. Điều quan trọng là phải xác định nguy cơ mắc bệnh ung thư vú của bệnh nhân.
Sốt phát ban: phân tích triệu chứng
Tiếp cận chẩn đoán phân biệt là phân biệt giữa các thực thể khác nhau gây sốt và bệnh tật bằng các loại phát ban mà chúng thường gây ra.
Tốc độ máu lắng và Protein phản ứng C: phân tích triệu chứng
ESR và CRP hiện là các chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất về phản ứng protein giai đoạn cấp tính được sử dụng để phát hiện các bệnh liên quan đến nhiễm trùng cấp tính và mãn tính, viêm nhiễm, chấn thương, phá hủy mô, nhồi máu và ung thư tiên tiến.
Phân tích triệu chứng mệt mỏi để chẩn đoán và điều trị
Mệt mỏi có thể là do vấn đề y tế, bệnh tâm thần hoặc các yếu tố lối sống, trong một số trường hợp, nguyên nhân không bao giờ được xác định.
Chóng mặt choáng váng: phân tích đặc điểm khởi phát
Bệnh nhân choáng váng liên tục qua vài tuần hoặc choáng váng không cải thiện nếu đang tiếp tục điều trị thì không chắc bệnh nhân có chóng mặt thật sự. Do đó cần hướng đến bác sỹ tai mũi họng để đánh giá thêm.
Tiếng thở rít: phân tích triệu chứng
Thở rít thì hít vào, cho thấy có tắc nghẽn ở hoặc trên thanh quản, thở rít hai pha với tắc nghẽn tại hoặc dưới thanh quản, thở khò khè gợi ý tắc khí quản xa hoặc phế quản gốc.
Chóng mặt choáng váng: triệu chứng nghiêm trọng tiền ngất
Xem xét các cơn váng đầu có xuất hiện trong khi bệnh nhân đang đứng và có yếu tố khởi phát rõ ràng không, ví dụ như xúc cảm mạnh, tiêm tĩnh mạch, đứng lâu và/hoặc kèm theo các triệu chứng phó giao cảm như nôn, vã mồ hôi, rối loạn thị giác.
Tiêm vắc xin Covid-19: các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm
Nói chuyện với bác sĩ về việc dùng thuốc không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen, acetaminophen, aspirin hoặc thuốc kháng histamine, nếu gặp bất kỳ cơn đau và khó chịu nào sau khi chủng ngừa.
Đau ngực không điển hình: phân tích triệu chứng
Đau ngực không điển hình có thể bắt nguồn từ bất kỳ cơ quan nào trong lồng ngực, cũng như từ các nguồn ngoài lồng ngực, ví dụ viêm tuyến giáp hoặc rối loạn hoảng sợ.
Đau bụng kinh: phân tích triệu chứng
Đau bụng kinh có thể được định nghĩa là cơn đau quặn thắt tái phát trong hoặc ngay trước khi hành kinh. Đây là triệu chứng phụ khoa phổ biến nhất được ghi nhận bởi phụ nữ.
Mất điều hòa cơ thể: phân tích để chẩn đoán và điều trị
Mất điều hòa bao gồm tay vụng về, dáng đi bất thường hoặc không ổn định và rối loạn vận ngôn, nhiều bất thường vận động được thấy trong rối loạn chức năng tiểu não.
Phòng chống bệnh tim mạch
Phòng chống bệnh tim mạch! Yếu tố nguy cơ gồm: Rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, hút thuốc lá...Giới tính, tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành sớm...