Tiêu chảy: đánh giá độ nặng và phân tích nguyên nhân

2020-12-22 11:24 AM

Giảm thể tích máu có thể dẫn đến tổn thương thận cấp trước thận, đặc biệt là nếu như kết hợp thêm thuốc hạ huyết áp hoặc các thuốc độc cho thận như lợi tiểu, ức chế men chuyển, NSAIDS.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đánh giá mức độ nặng và đòi hỏi phải hồi sức

Có biểu hiện của shock

Tìm kiếm dấu hiệu tăng nhịp tim, hạ huyết áp (dấu hiệu muộn) hoặc bằng chứng giảm tưới máu mô. Nếu có, đảm bảo hồi sức dịch đường tĩnh mạch tích cực và đánh giá lại. Mặc dù giảm thể tích do mất qua đường tiêu hóa là nguyên nhân có khả năng nhất nhưng cần xem xét đến hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS)/sepsis trong ô bụng/nhiễm trùng huyết, thuốc hoặc suy thượng thận (tiêu chảy là biểu hiện thường gặp trong đợt cấp suy thượng thận.

Suy thận cấp

Giảm thể tích máu có thể dẫn đến tổn thương thận cấp trước thận (AKI), đặc biệt là nếu như kết hợp thêm thuốc hạ huyết áp hoặc các thuốc độc cho thận như lợi tiểu, ức chế men chuyển, NSAIDS. Các bệnh nhân bị tổn thương thận cấp trước thận cần được bù dịch tĩnh mạch với theo dõi sát cân bằng dịch, lượng nước tiểu và u rê + điện giải đồ. Nếu tổn thương thận cấp trước thận xảy ra ở những người tiêu chảy phân máu, tìm kiếm những đặc điểm của hội chứng huyết tán tăng urea máu (HUS) ví dụ như giảm Hb, giảm tiểu cầu, tăng bilirubin/LDH/ hồng cầu lưới.

Cần truyền dịch hoặc cần được nhập viện

Các bệnh nhân có bằng chứng lâm sàng của mất nước (khát, khô niêm mạc, nếp véo da mất chậm) và nôn kèm theo hoặc những người không thể đảm bảo bù dịch bằng đường uống được mà sẽ tiếp tục mất nước cần bù dịch đường tĩnh mạch. Những đặc điểm khác gợi ý đòi hỏi cần được nhập viện bao gồm:

Sốt.

Tăng bạch cầu.

Cảm ứng/đề kháng/co cứng thành bụng.

Những người suy kiệt, già yếu hoặc những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.

Bệnh lý nặng kèm theo ví dụ như suy tim/gan/thận.

Tiêu chảy phân máu

Thường xuyên đi cầu phân máu gợi ý đến các tình trạng:

Nhiễm các tác nhân xâm nhập như Campylobacter, Shigella hoặc Amip, hoặc loài gây độc tế bào như C. difficile, E. Coli O157 hoặc,

Viêm đại tràng không do nhiễm trùng như viêm ruột, viêm đại tràng thiếu máu cục bộ

Thường khó để có thể phân biệt lỵ trực trùng với đợt bệnh đầu tiên của viêm ruột trong giai đoạn sớm: cả 2 đều có thể có đau bụng, mót rặn, đại tiên phân nhầ y, khó chịu kéo dài và đáp ứng viêm hệ thống.

Kiểm tra công thức máu, CRP và 3 mẫu phân ở tất cả bệnh nhân, kết hợp cấy máu nếu có sốt.

Xét nghiệm phân tìm độc tố C. difficile (CDT) nếu như bệnh nhân có yếu tố nguy cơ, triệu chứng toàn thân nặng nề và tăng bạch cầu nhiều.

Hỏi ý kiến khoa truyền nhiễm và cân nhắc xét nghiệm phân tìm trứng, kén hoặc kí sinh trùng nếu như bệnh nhân từ vùng nhiệt đới về.

Cần làm X quang bụng để tìm dấu hiệu giãn đại tràng nếu như có chướng/phản ứng thành bụng hoặc đáp ứng viêm hệ thống nổi trội.

Trừ khi có những điểm đặc biệt để nghĩ đến chấn đoán thay thế khác, hãy nghĩ đến nhiễm trùng nếu như thời gian triệu chứng < 8 ngày. Cân nhắc viêm đại tràng thiếu máu nếu như tiêu chảy phân máu có đau vùng bụng dưới bên trái một cách đột ngột hoặc ở bất kỳ bệnh nhân nào > 50 tuổi bị vữa xơ mạch máu đã biết trước đó, hoặc có nguồn gây thuyên tắc mạch hệ thống thường gặp như là rung nhĩ.

Chuyển bất kỳ bệnh nhân nào với viêm ruột đã biết hoặc với các bệnh cảnh ngoài hệ tiêu hóa hoặc có các đợt bùng phát tương tự trước đó hoặc các triệu chứng kéo dài > 7 ngày cho các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa.

Hội chẩn ngoại khoa khẩn nếu như có bằng chứng của hội chứng phúc mạc hoặc đại tràng nhiễm độc, hoặc nghĩ tới viêm đại tràng thiếu máu hoặc viêm túi thừa.

Nguy cơ nhiễm C. difficile

Gửi mẫu phân kiểm tra C. difficile ở bất kỳ bệnh nhân nào sống trong khu tập trung như nhà an dưỡng, tiền sử nhập viện gần đây, sử dụng kháng sinh kéo dài trong 3 tháng gần đây hoặc người > 65 tuổi. Ớ những bệnh nhân có nguy cơ cao cần gửi ít nhất 3 mẫu trước khi loại trừ chấn đoán.

Nguy cơ nhiễm kí sinh trùng

Gửi 3 mẫu phân trong 3 ngày liên tiếp để tìm trứng, kén hoặc kí sinh trùng ở những bệnh nhân có tiền sử du lịch nước ngoài gần đây hoặc khi có tổn thương hệ miễn dịch nghi ngờ hoặc đã biết như là bệnh nhân đang hóa trị, HIV hoặc ở nam giới có quan hệ đồng giới.

Thuốc có khả năng gây bệnh nhất

Nghĩ đến tiêu chảy do thuốc nếu như khởi phát triệu chứng tương ứng với việc bắt đầu sử dụng hoặc tăng liều thuốc, đặc biệt một số thuốc thường gặp. Tìm kiếm một lý giải thay thế khác nếu như tiêu chảy vẫn không hết sau khi ngưng sử dụng thuốc.

Khả năng viêm dạ dày ruột, chuyển chuyên khoa nếu kéo kéo dài /10 ngày

Phần lớn các trường hớp nhiễm virus hoặc do trung gian độc tố thường tự giới hạn và không cần làm xét nghiệm hoặc điều trị kháng sinh nào khác. Nếu triệu chứng kéo dài > 10 ngày, hội chấn chuyên khoa và xem xét đánh giá bổ sung, tương tự như với trường hợp tiêu chảy mạn tính/tái diễn

Bài viết cùng chuyên mục

Khàn tiếng: phân tích triệu chứng

Hầu hết các trường hợp khàn tiếng đều tự cải thiện, cần phải xem xét các nguyên nhân bệnh lý quan trọng, đặc biệt là trong những trường hợp kéo dài hơn một vài tuần.

Viêm da dị ứng (Eczema)

Sần sùi, mảng màu đỏ thường là không dày và phân định ranh giới riêng biệt của bệnh vẩy nến ảnh hưởng đến khuôn mặt, cổ và thân trên

Đau cổ: phân tích triệu chứng

Các triệu chứng chính liên quan đến cổ là các triệu chứng ở rễ, chẳng hạn như dị cảm, mất cảm giác, yếu cơ, có thể cho thấy chèn ép rễ thần kinh.

Vàng da: đánh giá bổ sung bệnh gan mạn tính

Đánh giá biến chứng ở tất cả những bệnh nhân xơ gan đã biết hoặc nghi ngờ. Lượng giá bệnh não gan và khám báng, phù, vàng da và suy dinh dưỡng. Đo albumin và PT để đánh giá chức năng tổng hợp của gan.

Phân tích triệu chứng ngủ nhiều để chẩn đoán và điều trị

Ngủ nhiều quá mức nên được phân biệt với mệt mỏi tổng quát và mệt mỏi không đặc hiệu, vì bệnh nhân thường sử dụng các thuật ngữ thay thế cho nhau.

Chẩn đoán bệnh lý: chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt

Trong phần lớn các trường hợp, việc xây dựng chẩn đoán phân biệt là bước nền tảng để đi đến chẩn đoán xác định. Đây là một chuỗi các chẩn đoán thường được sắp xếp theo thứ tự khả năng tùy theo bệnh cảnh lâm sàng.

Phát ban toàn thân cấp: phân biệt các bệnh cảnh lâm sàng

Bài viết này nhằm cung cấp một cách tiếp cận từng bước để xác định được những trường hợp ban da toàn thân cấp là những cấp cứu trong da liễu cần được hỏi ý kiến chuyên khoa da liễu và điều trị ngay.

Đánh trống ngực: đánh giá bệnh cảnh khi thăm khám

Nhiều bệnh nhân với đánh trống ngực mô tả nhịp tim mạnh và rõ hơn là nhanh, chậm hay bất thường. Điều này phản ánh tình trạng tăng thể tích tống máu như hở chủ, thiếu máu, dãn mạch, hoặc chỉ là chú ý đến nhịp tim.

Mề đay: phân tích triệu chứng

Mề đay được phân loại là miễn dịch, không miễn dịch hoặc vô căn. Globulin miễn dịch loại I hoặc loại III Các phản ứng qua trung gian E là nguyên nhân chính gây mày đay cấp tính.

Sốt: tầm soát nhiễm trùng bằng cận lâm sàng

Sự phối hợp lâm sàng với phân tích cận lâm sàng có thể phát hiện được các nguyên nhân không nhiễm trùng của sốt. Các bước tầm soát đầy đủ có thể là không cần thiết ở tất cả bệnh nhân, đặc biệt là với những bệnh nhân đã có tiêu điểm nhiễm trùng rõ ràng.

Khó thở mạn tính: thang điểm khó thở và nguyên nhân thường gặp

Khó thở mạn tính được định nghĩa khi tình trạng khó thở kéo dài hơn 2 tuần. Sử dụng thang điểm khó thở MRC (hội đồng nghiên cứu y tế - Medical Research Council) để đánh giá độ nặng của khó thở.

Ho ra máu: đánh giá các triệu chứng lâm sàng

Lượng máu chảy khó xác định chính xác trên lâm sàng nhưng có thể ước lượng thể tích và tỷ lệ máu mất bằng cách quan sát trực tiếp lượng máu ho ra với một vật chứa có chia độ. Nguy cơ chủ yếu là ngạt do ngập lụt phế nang hoặc tắc nghẽn đường thở.

Nguyên tắc quản lý đau

Đối với đau liên tục, giảm đau kéo dài cũng có thể được đưa ra xung quanh thời gian với một loại thuốc tác dụng ngắn khi cần thiết để đột phá với đau đớn.

Viêm họng: phân tích triệu chứng

Viêm họng bao gồm nhiều loại nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất ở những người có khả năng miễn dịch bình thường là viêm họng nhiễm trùng cấp tính, chủ yếu là do virus.

Thăm khám bệnh nhân: đã có một chẩn đoán trước đó

Tự chẩn đoán cũng có thể làm chậm trễ trong tìm đến sự giúp đỡ về y tế bởi vì bệnh nhân không đánh giá đúng triệu chứng hay trong tiềm thức của họ không muốn nghĩ đến các bệnh nghiêm trọng.

Gan to: phân tích triệu chứng

Gan trưởng thành bình thường có khoảng giữa xương đòn là 8–12 cm đối với nam và 6–10 cm đối với nữ, với hầu hết các nghiên cứu xác định gan to là khoảng gan lớn hơn 15 cm ở đường giữa đòn.

Chứng khát nước: phân tích triệu chứng

Chứng khát nhiều là một triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường (DM) và nổi bật ở bệnh nhân đái tháo nhạt (DI). Chứng khát nhiều có tỷ lệ hiện mắc là 3-39% ở những bệnh nhân tâm thần nội trú mãn tính.

Triệu chứng và dấu hiệu bệnh mắt

Tiết tố mủ thường do nhiễm vi khuẩn ở kết mạc, giác mạc hoặc túi lệ. Viêm kết mạc hoặc viêm giác mạc do vi rút gây tiết tố nước.

Dị vật và trầy xước giác mạc: phân tích triệu chứng

Các vật dẫn đến dị vật giác mạc và hoặc trầy xước bao gồm cát, bụi bẩn, lá cây và các vật liệu hữu cơ cũng như tiếp xúc với các vật liệu như phoi kim loại hoặc hạt thủy tinh.

Tăng Creatinin: phân tích triệu chứng

Creatinine tăng cao là do suy thận và có thể được chia thành ba nhóm, trước thận, bệnh thận nội tại và sau thận. Chúng cũng có thể được chia thành các nguyên nhân cấp tính (vài ngày đến vài tuần) và mãn tính.

Đau ngực từng cơn: những lưu ý lâm sàng trong chẩn đoán

Phải loại trừ thuyên tắc phổi ở bất kỳ bệnh nhân nào có đau kiểu màng phổi cấp tính và không có nguyên nhân nào khác rõ ràng. D-dimer âm tính cùng Wells score < 4 (đủ khả năng loại trừ chẩn đoán này).

Khám dinh dưỡng bệnh nhân cao tuổi

Các yếu tố được đưa vào danh sách kiểm tra yếu tố nguy cơ với từ viết tắt Determine, xác định một số dấu hiệu cảnh báo cho nguy cơ bị tình trạng dinh dưỡng kém.

Giao hợp đau: phân tích triệu chứng

Giao hợp đau, thuật ngữ này thường được sử dụng liên quan đến rối loạn chức năng tình dục nữ, một tỷ lệ nhỏ nam giới cũng bị chứng đau khi giao hợp.

Phân tích triệu chứng mệt mỏi để chẩn đoán và điều trị

Mệt mỏi có thể là do vấn đề y tế, bệnh tâm thần hoặc các yếu tố lối sống, trong một số trường hợp, nguyên nhân không bao giờ được xác định.

Triệu chứng và dấu hiệu bệnh hô hấp

Triệu chứng bao gồm Khó thở, ho dai dẳng, thở rít, thở khò khè, ho ra máu, Dấu hiệu Thở nhanh, mạch nghich thường, tím tái, ngón tay dúi trống, gõ vang.