Sưng khớp: đánh giá bệnh cảnh lâm sàng

2020-12-28 07:57 AM

Nếu nguyên nhân tại khớp thường gây sưng, nóng, đau nhiều hơn và giới hạn vận động khớp cả các động tác chủ động và thụ động. Viêm bao hoạt dịch là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bởi các hoạt động lặp đi lặp lại.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chủ yếu đề cập đến sưng cấp tính ở các khớp lớn như đầu gối, háng, khuỷu tay, vai và cổ chân. Triệu chứng sưng có thể có nguồn gốc từ các cấu trúc quanh khớp (bao hoạt dịch, gân, cơ) hoặc có thể do nguyên nhân tại khớp. Nhìn chung, viêm bao hoạt dịch/bệnh lý gân cơ thường gây sưng và đau khu trú, ít gây giới hạn vận động khớp và tình trạng này ngày càng xấu hơn với giới hạn các vận động chủ động hơn các vận động thụ động. Nếu nguyên nhân tại khớp thường gây sưng, nóng, đau nhiều hơn và giới hạn vận động khớp cả các động tác chủ động và thụ động.

Bệnh lý quanh khớp

Viêm bao hoạt dịch là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bởi (không thường xảy ra) các hoạt động lặp đi lặp lại, đặc biệt nếu có áp lực lên bao hoạt dịch trong quá trình vận động. Ít gặp hơn là do các đợt cấp của nhiễm khuẩn, thấp khớp hoặc gout. Vị trí thường gặp của viêm bao hoạt dịch là trước/dưới xương bánh chè (khớp gối), mỏm khuỷu (khớp khuỷu), mấu chuyển xương đùi (khớp háng) và dưới mỏm cùng vai (khớp vai).

Bệnh lý gân và điểm bám gân thường do sử dụng cơ quá nhiều hoặc những vi chấn thương lặp đi lặp lại. Những nguyên nhân khác bao gồm nhiễm trùng và bệnh hệ thống, ví dụ thấp khớp, gout/giả gout, bệnh Reiter, viêm cột sống dính khớp. Đau ở các gân, kèm theo khó chịu tăng lên khi vận động là các triệu chứng thường gặp và tiếng lạo xạo cũng có thể được phát hiện. Vị trí thường gặp của bệnh lý điểm bám gân là ở khớp khuỷu (ở bên và ở giữa mỏm trên lồi cầu) và khớp gối.

Viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể dẫn đến sự phá hủy khớp và sụn khớp không hồi phục, do đó cần phải được chẩn đoán hoặc loại trừ sớm. Vi khuẩn thường xâm nhập vào khớp qua đường máu, tuy nhiên các ổ nhiễm khuẩn ở da và xương cũng có thể là nguồn gây bệnh. Vi khuẩn gây bệnh thường gặp là tụ cầu vàng, lậu cầu, và Salmonella spp. Yếu tố nguy cơ bao gồm có các khớp nhân tạo, nhiễm trùng da, phẫu thuật khớp, đái tháo đường, người lớn tuổi, suy giảm miễn dịch và tiêm truyền tĩnh mạch. Đau, đỏ, sưng, nhạy cảm đau tiến triển nhanh trong vài giờ. Khớp thường được giữ ở tư thế gập nhẹ khi bệnh nhân phải miễn cưỡng cử động chúng. Sốt và tăng WBC/CRP có thể xuất hiện nhưng không đáng tin cậy, đặc biệt ở bệnh nhân đang sử dụng corticoid hoặc NSAIDs và ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

Chấn thương

Chấn thương có thể gây nên tình trạng tràn máu ổ khớp nếu có tổn thương cấu trúc mạch máu ở trong khớp (gãy xương hoặc chấn thương dây chằng) hoặc tràn dịch ổ khớp do chấn thương, ví dụ từ vết rách đĩa sụn ở khớp gối.

Một vết thương tại chỗ xâm nhập vào ổ khớp sẽ đưa đến nhiễm trùng và cần phẫu thuật cấp cứu mở ổ khớp và rửa sạch các tổn thương.

Bệnh khớp tinh thể

Hai thể bệnh thường gặp nhất là gout (tinh thể urat) và giả gout (tinh thể calcium pyrophosphate). Một tiền sử bị gout, lạm dụng rượu, sử dụng thuốc lợi tiểu và sỏi thận cũng như là tình trạng gây tăng sản tế bào (đa hồng cầu, lymphoma, bệnh vảy nến) là các yếu tố nguy cơ của bệnh gout. Trong cơn gout cấp, các khớp bàn ngón chân cái thường hay bị ảnh hưởng nhất, sau đó là khớp cổ chân, khớp gối, các khớp nhỏ ở tay và chân, khớp cổ tay, khớp khuỷu. Khởi bệnh thường đột ngột và đau dữ dội. Các khớp viêm sẽ có dấu hiệu nóng, đỏ, sưng với lớp da bóng phủ ở trên.

Viêm khớp phản ứng

Viêm khớp phản ứng là 1 viêm khớp cấp tính và không có mủ, phát sinh như là kết quả của 1 quá trình nhiễm trùng ở vị trí khác trong cơ thể, điển hình là trong vòng 1 - 3 tuần sau nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc đường sinh dục. Sưng khớp thường xuất hiện đột ngột và tiến triển nhanh trong vài ngày sau đợt cứng khớp đầu tiên.

Bệnh lý đa khớp chỉ xuất hiện triệu chứng ở một khớp

Các bệnh lý viêm xương khớp thường làm ảnh hưởng đến các khớp ở bàn tay, bàn chân, cột sống và những khớp chịu lực nhiều như khớp háng và khớp gối. Các đợt cấp xảy ra ở một khớp có thể xảy ra sau một chấn thương nhỏ. Các triệu chứng thường tiến triển âm thầm hàng tháng đến hàng năm nhưng có thể sẽ bùng phát bằng một đợt cấp. Những bệnh lý đa khớp khác như viêm đa khớp dạng thấp hoặc bệnh vảy nến có thể xuất hiện từng đợt với sưng nhiều khớp không đối xứng hai bên hoặc chỉ đơn độc một khớp tuy nhiên chẩn đoán xác định viêm đa khớp dạng thấp lại yêu cầu sưng đau > một khớp.

Ung thư xương và sự lắng đọng thứ phát

Bất cứ khối u xương nào ở gần ổ khớp có thể là nguyên nhân tiềm tàng gây sưng khớp, mặc dù đau thường là triệu chứng biểu hiện thường gặp hơn. Những ung thư thường gây di căn xương là ung thư vú, ung thư phổi, ung thư thận, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư tuyến giáp. Phần lớn ung thư xương đều nhìn thấy được thương tổn trên Xquang.

Hoại tử vô mạch (avascular necrosis)

Đây là nguyên nhân thường gặp tác động lên các khớp háng, vai và khớp gối, gây ra các triệu chứng sưng và tiêu hủy khớp. Bệnh lý này thường xảy ra ở các bệnh nhân sử dụng corticoid kéo dài hoặc bệnh nhân có nghề nghiệp/chơi các môn thể thao nguy cơ,ví dụ thợ lặn.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp Châu Âu 2010 (tiêu chuẩn và điểm*)

Biểu hiện tại khớp

Một khớp lớn: 0

Hơn một khớp lớn: 1

Một đến ba khớp nhỏ (±biểu hiện tại khớp lớn): 2

Bốn đến mười khớp nhỏ (± biểu hiện tại khớp lớn): 3

Mười khớp (ít nhất 1 khớp nhỏ): 5

Xét nghiệm huyết thanh học

RF (-) và ACPA (-): 0

RF hoặc ACPA dương tính thấp: 2

RF hoặc ACPA dương tính cao: 3

Các chất phản ứng của pha cấp

CRP và ESR bình thường: 0

CRP hoặc ESR bất thường: 1

Thời gian xuất hiện triệu chứng

Dưới sáu tuần: 0

Trên sáu tuần: 1

ACPA: Anti-citrullinated protein antibody.

*Tổng điểm > 6/10 được chẩn đoán xác đinh viêm khớp dạng thấp.

Bài viết cùng chuyên mục

Rối loạn thăng bằng: các nguyên nhân cảm giác mất thăng bằng

Sự cân bằng đòi hỏi tín hiệu vào từ nhiều bộ phận cảm thụ cảm giác (thị giác, tiền đình, xúc giác, cảm giác bản thể). Giảm chức năng nhi ều hơn một trong các bộ phận này, dù rất nhỏ cũng có thể gây mất thăng bằng.

Mất thị lực: phân tích triệu chứng

Mất thị lực có thể đột ngột hoặc dần dần, một mắt hoặc hai mắt, một phần hoặc toàn bộ và có thể là một triệu chứng đơn độc hoặc một phần của hội chứng phức tạp.

Đau bắp chân: phân tích triệu chứng

Thông tin thích hợp bao gồm vị trí chính xác của cơn đau, cũng như chất lượng, mức độ nghiêm trọng, thời gian kéo dài và các yếu tố làm trầm trọng thêm hoặc giảm nhẹ.

Chứng khát nước: phân tích triệu chứng

Chứng khát nhiều là một triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường (DM) và nổi bật ở bệnh nhân đái tháo nhạt (DI). Chứng khát nhiều có tỷ lệ hiện mắc là 3-39% ở những bệnh nhân tâm thần nội trú mãn tính.

Thăm khám chẩn đoán bệnh nhân nặng

Nếu hệ thống thần kinh trung ương hoạt động tốt, khả năng đáp ứng các câu hỏi một cách thích hợp, thì các chức năng quan trọng không chắc đã bị rối loạn đến mức cần phải can thiệp ngay lập tức. 

Đau đầu: đánh giá bệnh cảnh lâm sàng

Loại trừ xuất huyết dưới nhện ở bất kỳ bệnh nhân nào có đau đầu dữ dội lần đầu tiên hay là đau đầu nặng nhất họ từng trải qua mà đạt đỉnh trong 5 phút từ lúc khới phát và dai dẳng hơn 1 giờ.

Đau vai: phân tích triệu chứng

Không thể đánh giá các quá trình bệnh lý một cách riêng biệt vì mối quan hệ phức tạp của đai vai với các cấu trúc khác. Vai bao gồm ba xương và bốn bề mặt khớp.

Chảy máu sau mãn kinh: phân tích triệu chứng

Chảy máu âm đạo bất thường là một vấn đề ngoại trú phổ biến, xảy ra ở 10% phụ nữ trên 55 tuổi và chiếm 70% số lần khám phụ khoa trong những năm tiền mãn kinh và sau mãn kinh.

Khối u trung thất: phân tích triệu chứng

Khi nghi ngờ hoặc phát hiện khối trung thất, kiến thức về ranh giới của các ngăn trung thất riêng lẻ và nội dung của chúng tạo điều kiện cho việc đưa ra chẩn đoán phân biệt.

Giao hợp đau: phân tích triệu chứng

Giao hợp đau, thuật ngữ này thường được sử dụng liên quan đến rối loạn chức năng tình dục nữ, một tỷ lệ nhỏ nam giới cũng bị chứng đau khi giao hợp.

Hiệu giá kháng thể kháng nhân (ANA) cao: phân tích triệu chứng

Kháng thể kháng nhân (ANA) được tạo ra ở những bệnh nhân mắc bệnh mô liên kết tự miễn dịch chủ yếu thuộc nhóm immunoglobulin G và thường có mặt ở mức độ cao hơn.

Thăm khám tình trạng bệnh nhân kèm theo các dấu hiệu cấp cứu

Trong thăm khám tình trạng kèm theo các dấu hiệu cấp cứu, ghi lại tiền sử từ bệnh nhân, người thân của bệnh nhân, nhân viên khoa cấp cứu hoặc những người xung quanh.

Đau mắt đỏ: phân tích triệu chứng

Nguyên nhân chính của đau mắt đỏ là do nhiễm trùng hoặc chấn thương đối với các cấu trúc giải phẫu khác nhau của mắt, bệnh mô liên kết hoặc bệnh mắt nguyên phát cũng có thể biểu hiện bằng mắt đỏ.

Đi tiểu ra máu: các nguyên nhân thường gặp

Tiểu máu đại thể gợi ý nghĩ nhiều đến bệnh lý đường tiểu và luôn đòi hỏi phải đánh giá thêm. Tiểu máu vi thể thường tình cờ phát hiện ở bệnh nhân không có triệu chứng và thách thức nằm ở việc phân biệt các nguyên nhân lành tính với các bệnh lý nghiêm trọng.

Thiếu máu: phân tích triệu chứng

Thiếu máu chỉ là một triệu chứng của bệnh chứ không phải bản thân bệnh. Bất cứ khi nào thiếu máu được tìm thấy, nguyên nhân phải được tìm kiếm.

Phát ban dát sẩn: phân tích triệu chứng

Khi phát ban dát sẩn có liên quan đến sốt, nên nghi ngờ nguyên nhân nhiễm trùng. Nếu không có sốt, phản ứng dị ứng thường là nguyên nhân.

Phòng chống bệnh tim mạch

Phòng chống bệnh tim mạch! Yếu tố nguy cơ gồm: Rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, hút thuốc lá...Giới tính, tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành sớm...

Phân tích triệu chứng sốt để chẩn đoán và điều trị

Sốt được định nghĩa là sự gia tăng nhiệt độ trung tâm của cơ thể trên mức bình thường hàng ngày đối với một cá nhân.

Khó nuốt miệng hầu: các nguyên nhân thường gặp

Tổn thương neuron vận động trên của dây thần kinh sọ IX-XII hai bên dẫn đến cơ lưỡi và hầu nhỏ, co rút và cử động chậm với giật cằm nhanh. Điều này có thể liên quan với rối loạn giọng nói và cảm xúc không ổn định.

Sốt: mở rộng tầm soát nhiễm trùng ở từng nhóm bệnh nhân

Nếu sốt đi kèm tiêu chảy, cách ly bệnh nhân, chú ý tiền sử đi du lịch gần đây và tiến hành lấy mẫu phân xét nghiệm. Nhanh chóng hội chẩn với khoa vi sinh và truyền nhiễm nếu có nghi ngờ bệnh tả, ví dụ ở người làm việc ở khu vực có nguy cơ cao.

Tiết dịch núm vú ở phụ nữ không mang thai: phân tích triệu chứng

Nguyên nhân phổ biến gây tiết dịch núm vú sinh lý bao gồm căng thẳng, kích thích núm vú, cũng như chấn thương hoặc tổn thương ở ngực như herpes zoster, có thể làm tăng nồng độ prolactin tuần hoàn.

Lú lẫn mê sảng: đánh giá khi có tổn thương

Khi không chỉ định chụp hình ảnh não, có thể duy trì các biện pháp điều trị trong vài ngày. CT sọ não có thể được chỉ định để loại trừ xuất huyết dưới nhện và những bất thường cấu trúc khác nếu bệnh nhân thất bại điểu trị hoặc nặng hơn.

Khám dinh dưỡng bệnh nhân cao tuổi

Các yếu tố được đưa vào danh sách kiểm tra yếu tố nguy cơ với từ viết tắt Determine, xác định một số dấu hiệu cảnh báo cho nguy cơ bị tình trạng dinh dưỡng kém.

Khó nuốt thực quản (cấu trúc): các nguyên nhân thường gặp

Cả bệnh cấu trúc và rối loạn vận động đều có thể gây khó nuốt. Nguyên nhân cấu trúc thường gây khó nuốt với thức ăn rắn; rối loạn vận động có thể gây khó nuốt với cả thức ăn rắn và chất lỏng.

Khó thở cấp ở những bệnh nhân bị COPD: những đánh giá bổ sung

Nếu như khò khè là chủ yếu và không có đặc điểm của nhiễm trùng, chẩn đoán có khả năng là đợt cấp COPD không do nhiễm trùng. Tìm kiếm yếu tố khởi phát, ví dụ chẹn beta, không dung nạp với khí dung/bầu hít, yếu tố khởi phát từ môi trường.