Đau bụng cấp: có thai và các bệnh có vị trí điểm đau đặc trưng

2020-12-19 02:43 PM

Yêu cầu thăm khám phụ khoa để đánh giá biến chứng liên quan đến có thai ở bất kì phụ nữa nào mà đã biết có thai trong tử cung và đau bụng dưới cấp, cần xem xét chẩn đoán khác bao gồm viêm ruột thừa cấp.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đã biết có thai, thử thai dương tính hoặc xuất huyết âm đạo

Test thử thai tại giường ở bất kì phụ nữ nào chưa mãn kinh có đau bụng dưới. Nếu dương tính hoặc có xuất huyết âm đạo cần thăm khám phụ khoa ngay với siêu âm qua thành bụng ± âm đạo để loại trừ thai ngoài tử cung. Nếu test thử thai âm tính nhưng vẫn nghi ngờ có thai (như thời kì mà xét nghiệm chưa dương tính), xuất huyết âm đạo, gửi mẫu máu đi xét nghiệm định lượng beta hCG.

Yêu cầu thăm khám phụ khoa để đánh giá biến chứng liên quan đến có thai ở bất kì phụ nữa nào mà đã biết có thai trong tử cung và đau bụng dưới cấp, cần xem xét chẩn đoán khác bao gồm viêm ruột thừa cấp.

Đau nổi bật ở hố chậu phải

Hai đặc trưng lâm sàng hữu ích nhất của viêm ruột thừa cấp là:

Đau di chuyển từ quanh rốn về một phần tư bụng dưới bên phải.

Tăng cảm giác đau ở một phần tư bụng dưới bên phải hoặc dấu phúc mạc khu trú.

Trong trường hợp chưa cắt ruột thừa trước đây, thì có khả năng cao viêm ruột thừa cấp nếu biểu hiện cả 2 dấu hiệu trên, bên cạnh sốt nhẹ hoặc tăng bạch cầu hoặc tăng CRP. Trong những bối cảnh này, xét nghiệm hình ảnh không chắc giúp ích cho chẩn đoán và bệnh nhân nên chuyển ngay cho khoa ngoại.

Tăng bạch cầu và tăng CRP không đặc hiệu cho viêm ruột thừa, nhưng chẩn đoán không chắc chắn nếu cả hai chỉ số trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên vẫn bắt buộc xem xét phẫu thuật nếu các mặt khác điển hình, đặc biệt nếu triệu chứng khở phát < 12 giờ.

Tiếp tục nghi ngờ viêm ruột thừa cấp ở bất kì bệnh nhân nào có đau một phần tư bụng dưới bên phải. Yêu cầu xem xét phẫu thuật nhanh và xem xét chẩn đoán hình ảnh khẩn cấp để hỗ trợ chẩn đoán nếu đau kèm theo hoặc một trong hai biểu hiện trên hoặc tăng bạch cầu/ tăng CRP.

Siêu âm bụng có thể giúp xác nhận chẩn đoán nhanh chóng, hoặc nhận diện bệnh lý vùng chậu ở phụ nữ như nang buồng trứng/xoắn buồng trứng.

CT cho chẩn đoán chính xác hơn và có thể được xem xét ở bệnh nhân nam hoặc nếu chẩn đoán vẫn chưa chăc chắn sau khi siêu âm.

Đau, tăng cảm giác đau một phần tư bụng dưới bên trái + đáp ưng viêm

Loại trừ viêm túi thừa đại tràng sigmoid ở bất kì bệnh nhân nào có đau bụng cấp một phần tư bụng dưới bên trái và tăng cảm giác đau (± phản ứng thành bụng) với bằng chứng của viêm - đặc biệt nếu > 40 tuổi. Thậm chí trong trường hợp không có tăng cảm giác đau hoặc biểu hiện viêm, vẫn nghi ngờ nếu bệnh nhân lớn tuổi hoặc có bệnh lý túi thừa đã biết.

Cho CT khẩn để xác nhận chẩn đoán và xác nhận biến chứng như áp xe, hoặc để tìm kiếm nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng đó.

Nghi ngờ bệnh lý phụ khoa cấp tính

Nghi ngờ bệnh lý phụ khoa cấp tính ở bất kỳ phụ nữa nào ở tuổi sinh đẻ có đau bụng dưới hay vùng chậu cấp tính.

Cho siêu âm khẩn cấp nếu có bệnh sử đau bụng dưới hoặc vùng chậu dữ dội khởi phát đột ngột kèm bất kỳ biểu hiện nào:

Kèm buồn nôn và nôn.

Tăng cảm giác đau một bên.

Tăng cảm giác đau phần phụ hoặc khối phần phụ có thể sờ được.

Tuổi < 35.

Mục đích chính của siêu âm là để tìm kiếm bằng chứng của xoắn buồng trứng nhưng nó có thể chỉ ra một chẩn đoán khác như nang buồng trứng. Yêu cầu khám phụ khoa nếu nghi ngờ khả năng cao xoắn buồng trứng trên lâm sàng hoặc kết quả siêu âm không rõ ràng.

Nếu không có biểu hiện gợi ý xoắn buồng trứng, xem xét bệnh lý viêm cấp tính vùng chậu, Nghi ngờ chẩn đoán này nếu có đau bụng dưới hai bên và tăng cảm giác đau ± sốt kèm theo bất kỳ biểu hiện nào dưới đây:

Tiết dịch bất thường âm đạo hoặc cổ tử cung.

Tăng cản giác đau khi di động cổ tử cung lúc khám âm đạo bằng hai tay (kích thích tử cung).

Tăng cảm giác đau phần phụ tử cung khi khám âm đạo bằng hai tay.

Chẩn đoán thường là chẩn đoán loại trừ, trong bối cảnh cấp cứu, nên tìm kiếm ý kiến của bác sĩ phụ khoa, trong những trường hợp khó, cần nội soi ổ bụng chẩn đoán. Bất cứ lúc nào nghi ngờ chẩn đoán này cần dùng gạc lấy bệnh phẩm để xét nghiệm Chlamydia, lậu và điều trị tất cả các trường hợp dương tính.

Bạch cầu/ nitrit trong nước tiểu

Đau/tăng cảm giác đau trên mu là phổ biến ở nhiễm trùng đường tiểu, nhưng không có bạch cầu và nitrit trong nước tiểu khiến chẩn đoán không chắc chắn.

Viêm ruột thừa cấp có thể gây ra tiểu khó thường xuyên và cấp tính với xét nghiệm nước tiểu dương tính như tiểu máu, bạch cầu niệu nếu ruột thừa viêm nằm cạnh bàng quang hoặc niệu quản; luôn luôn xem xét khả năng này đặc biệt là ở nam (hiếm khi viêm bàng quang). Tuy nhiên, nếu không có những yếu tố đáng lo ngại, xét nghiệm bạch cầu và nitrit dương tính, đặc biệt là ở phụ nữ, sẽ gợi ý nhiễm trùng đường tiết niệu; lấy mẫu nước tiểu giữa dòng và bắt đầu điều trị theo kinh nghiệm.

Xem xét nguyên nhân khác ± theo dõi/ hội chẩn ngoai ngoại nếu lo ngại

Xem xét các biểu hiện không điển hình của viêm ruột thừa do sự đa dạng của vị trí của ruột thừa; ví dụ như, ruột thừa viêm trong khung chậu có thể chỉ tăng cảm giác đau khi thăm khám trực tràng. Chẩn đoán khác ở bệnh nhân có biểu hiện viêm bao gồm viêm hồi tràng và viêm hạch mạc treo. Nếu chẩn đoán không chắc chắc cần tìm kiếm ý kiến chính thức của nhà ngoại khoa.

Xem xét nhồi máu mạc treo ở bất kỳ bệnh nhân nào mà không khỏe hoặc toan lactic không giải thích được - đặc biệt nếu họ có bệnh lý mạch máu hoặc rung nhĩ đã biết trước.

Trường hợp sỏi thận gây tắc nghẽn, triệu chứng phổ biến nhất là đau thắt lưng, trường hợp tăc nghẽn niệu quản, có thể tăng cảm giác đau khu trú hơn ở một phần tư bụng dưới bên trái hoặc bên phải; đặc biệt nếu lan xuống bìu/ môi lớn hoặc liên quan với tiểu máu đại thể/ vi thể.

Chẩn đoán tắc nghẽn niệu quản cấp thường rõ ràng nhưng nên được loại trừ ở những bệnh nhân đau, tăng cảm giác đau bụng dưới còn mơ hồ.

Ở bệnh nhẫn nữ, xem xét khả năng có bệnh lý khác ở cổ tử cung như lạc nội mạc tử cung hoặc chứng đau giữa chu kì kinh (những đợt đau bụng dưới tái phát mà thường xảy ra ở giữa chu kì kinh), đặc biệt nếu có tiền sử những đợt tái phát tương tự giữa chu kì kinh.

Nhiều bệnh nhân khó để có một chẩn đoán chính xác, vì với đau bụng trên, các rối loạn chức năng là các nguyên nhân phổ biến.

Bài viết cùng chuyên mục

Rối loạn cương dương: phân tích triệu chứng

Rối loạn cương dương, trước đây thường được gọi là bất lực, được định nghĩa là không có khả năng đạt được hoặc duy trì sự cương cứng đủ để giao hợp, về bản chất là một chẩn đoán do bệnh nhân xác định.

Rối loạn lưỡng cực: phân tích để chẩn đoán và điều trị

Nguyên nhân chính xác của rối loạn lưỡng cực vẫn chưa được biết, nhưng các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội đều đóng một vai trò quan trọng.

Định hướng chẩn đoán chảy máu trực tràng

Phần lớn bệnh nhân xuất huyết đường tiêu hóa dưới là lành tính, bệnh nhân xuất huyết trực tràng cấp tính, đánh giá mức độ xuất huyết và tiến hành đầy đủ các bước cấp cứu trước khi chẩn đoán chính xác.

Phân tích triệu chứng ngủ nhiều để chẩn đoán và điều trị

Ngủ nhiều quá mức nên được phân biệt với mệt mỏi tổng quát và mệt mỏi không đặc hiệu, vì bệnh nhân thường sử dụng các thuật ngữ thay thế cho nhau.

Định hướng chẩn đoán mệt mỏi

Mệt mỏi là tình trạng kiệt quệ về thể chất và hoặc tinh thần, điều này rất phổ biến và không đặc hiệu, do vậy mà việc xác định tình trạng bệnh nền gặp nhiều khó khăn.

Mờ mắt: phân tích triệu chứng

Các nguyên nhân gây mờ mắt từ nhẹ đến có khả năng gây ra thảm họa, hầu hết các nguyên nhân liên quan đến hốc mắt, mặc dù một số nguyên nhân ngoài nhãn cầu phải được xem xét.

Đi lại khó khăn: phân tích bệnh cảnh lâm sàng

Nếu các vấn đề di chuyển là hậu quả của chóng mặt, đầu tiên hãy lượng giá các triệu chứng hạ huyết áp tư thế, sau khi thay đổi từ nằm sang tư thế đứng, đi kèm với cảm giác xây xẩm mặt mày/tiền ngất.

Hỏi bệnh và thăm khám bệnh nhân béo phì

Thừa cân hoặc béo phì làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh và tử vong do tăng huyết áp, đái tháo đường týp 2, rối loạn lipid máu, bệnh động mạch vành, đột quỵ, sỏi mật, viêm xương khớp, các vấn đề về hô hấp.

Loét áp lực do tỳ đè

Các công cụ này có thể được sử dụng để xác định các bệnh nhân nguy cơ cao nhất có thể hưởng lợi nhiều nhất như nệm làm giảm hoặc giảm bớt áp lực

Các biểu hiện thường gặp trong bệnh nội tiết

Gen gây béo sản xuất ra leptin, một cytokin do các tế bào mỡ tiết ra nhằm đối phó với sự cất giữ chất mỡ. Khi béo lên, leptin sẽ tác động đến vùng dưới đồi

Sốt: tầm soát nhiễm trùng bằng cận lâm sàng

Sự phối hợp lâm sàng với phân tích cận lâm sàng có thể phát hiện được các nguyên nhân không nhiễm trùng của sốt. Các bước tầm soát đầy đủ có thể là không cần thiết ở tất cả bệnh nhân, đặc biệt là với những bệnh nhân đã có tiêu điểm nhiễm trùng rõ ràng.

Điều trị đau không dùng thuốc và diễn biến cuối đời

Nhiều bệnh nhân bị bệnh nan y chết trong tình trạng mê sảng, rối loạn ý thức và một sự thay đổi nhận thức mà phát triển trong một thời gian ngắn và được thể hiện bằng cách giải thích sai

Chảy máu cam: phân tích triệu chứng

Chảy máu cam là kết quả của sự tương tác của các yếu tố gây tổn thương lớp niêm mạc và thành mạch, một số là cục bộ, một số là hệ thống và một số là sự kết hợp của cả hai.

Đau đầu: đánh giá bệnh cảnh lâm sàng

Loại trừ xuất huyết dưới nhện ở bất kỳ bệnh nhân nào có đau đầu dữ dội lần đầu tiên hay là đau đầu nặng nhất họ từng trải qua mà đạt đỉnh trong 5 phút từ lúc khới phát và dai dẳng hơn 1 giờ.

Xuất huyết trực tràng: đánh giá các nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa dưới

Phần lớn bệnh nhân xuất huyết do các nguyên nhân lành tính. Ở bệnh nhân xuất huyết trực tràng cấp tính, đánh giá mức độ xuất huyết và tiến hành đầy đủ các bước cấp cứu trước khi chẩn đoán chính xác.

Đau thắt ngực từng cơn: đánh giá triệu chứng đau ngực

Nhiều bệnh nhân không thể chẩn đoán chắc chắn. Đánh giá lại những bệnh nhân mà xét nghiệm không đi đến kết luận đau thắt ngực hoặc nguy cơ cao bệnh mạch vành nếu triệu chứng dai dẳng.

Chuẩn bị cho việc khám lâm sàng

Việc khám sức khỏe thường bắt đầu sau khi bệnh sử đã được khai thác. Nên có một hộp đựng di động được thiết kế để chứa tất cả các thiết bị cần thiết.

Dáng đi bất thường: phân tích triệu chứng bệnh lý

Sự tầm soát dáng đi nhạy cho việc phát hiện những bất thường về thần kinh vận động, cảm giác và hệ cơ xương ở chi dưới bởi vì bước đi là một hoạt động phối hợp phức tạp so với các test chức năng thần kinh.

Đau đầu: đánh giá các nguyên nhân thường gặp

Đau đầu là triệu chứng rất thường gặp và thường lành tính. Điều thách thức là phải nhận ra số ít bệnh nhân có bệnh lý nghiêm trọng hoặc cần điều trị đặc hiệu.

Phù toàn thân: đánh giá các nguyên nhân gây lên bệnh cảnh lâm sàng

Phù thường do nhiều yếu tố gây nên, do đó tìm kiếm những nguyên nhân khác kể cả khi bạn đã xác định được tác nhân có khả năng. Phù cả hai bên thường kèm với sự quá tải dịch toàn thân và ảnh hưởng của trọng lực.

Đau mắt đỏ: phân tích triệu chứng

Nguyên nhân chính của đau mắt đỏ là do nhiễm trùng hoặc chấn thương đối với các cấu trúc giải phẫu khác nhau của mắt, bệnh mô liên kết hoặc bệnh mắt nguyên phát cũng có thể biểu hiện bằng mắt đỏ.

Đa hồng cầu: phân tích triệu chứng

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh đa hồng cầu có liên quan đến tình trạng thiếu oxy, nên cần thực hiện đánh giá kỹ lưỡng tình trạng hô hấp.

Phát ban dát sẩn: phân tích triệu chứng

Khi phát ban dát sẩn có liên quan đến sốt, nên nghi ngờ nguyên nhân nhiễm trùng. Nếu không có sốt, phản ứng dị ứng thường là nguyên nhân.

Chiến lược sử dụng thuốc giảm đau

Nếu cơn đau không thể kiểm soát mà không có tác dụng phụ khó chịu của thuốc, các bác sĩ nên xem xét sử dụng liều thấp hơn của nhiều loại thuốc, được thực hiện thường cho đau thần kinh

Dị vật và trầy xước giác mạc: phân tích triệu chứng

Các vật dẫn đến dị vật giác mạc và hoặc trầy xước bao gồm cát, bụi bẩn, lá cây và các vật liệu hữu cơ cũng như tiếp xúc với các vật liệu như phoi kim loại hoặc hạt thủy tinh.