Ô mai! Món quà phương đông

2012-06-15 09:29 AM

Có thể nói, một trong những đóng góp thiết thực của văn hóa phương đông là biến một thứ quả rất chua, tưởng chừng không thể ăn được (quả mơ) thành một món ăn, vị thuốc quý ( ô mai).

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quả mơ muối, hay ô mai là một thứ quả dân dã, bình dị, hiện diện quen thuộc trong đời sống của người dân nhiều nước phương Đông như Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…Dường như trái ngược với sự bé nhỏ, bình dị của mình, quả ô mai chứa đựng trong nó những công dụng và lợi ích to lớn đối với sức khỏe con người.

Sản phẩm tinh túy của văn hóa phương Đông

Có thể nói, một trong những đóng góp thiết thực của văn hóa phương đông là biến một thứ quả rất chua, tưởng chừng không thể ăn được (quả mơ) thành một món ăn, vị thuốc quý ( ô mai). Song, đó không hoàn toàn là sự ngẫu nhiên. Mà người xưa, trong cách chế biến ô mai, đã khéo léo chuyển hóa và trung hòa yếu tố âm (vị chua) bằng yếu tố dương là vị mặn của muối để tạo ra một sự quân bình âm dương kì diệu. Vì vậy, khi cơ thể bị thiếu âm hay thiếu dương, ô mai sẽ giúp cơ thể tạo ra sự cân bằng âm dương một cách tự nhiên. Ô mai giúp cơ thể tiêu thụ yếu tố dương (muối) một cách dễ dàng mà không gây khát nước, qua đó trung hòa các yếu tố âm như đường, rượu, chất độc…trong máu. Ngược lại, nhờ vị chua (tính âm), ô mai làm dịu các triệu chứng dương. Người Trung Quốc có câu “Nếu bạn khát nước hãy dùng một trái mơ muối, cơn khát của bạn sẽ chấm dứt”. Còn người Nhật thì lưu truyền câu chuyện về một vị tướng Nhật đã làm cho binh đoàn của mình hết khát và mệt khi ông gợi cho họ tưởng tượng đến quả ô mai. Vị chua của ô mai đã kích thích tiết nước bọt làm cho binh lính vượt qua được cơn khát dữ dội.

Mỗi ngày một quả ô mai, bác sĩ sẽ không đến nhà

Đó là câu tục ngữ của người Nhật về lợi ích của quả ô mai. Khi bị ốm, hãy ăn 1 trái ô mai, sẽ nhanh hồi phục sức khỏe. Dù cơ thể bị thiếu âm hay thiếu dương, ô mai cũng sẽ tạo ra sự cân bằng cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh. Khi cơ thể dư nhiều acid do lao động nặng, do ốm đau, bệnh tật, trái ô mai sẽ giúp trung hòa pH, làm giảm sự mệt mỏi hoặc tình trạng đau nhức toàn thân. Khi bị cảm, sốt, hay cúm, ô mai sẽ giúp bình phục trong thời gian ngắn. Mỗi ngày một quả ô mai sẽ giúp phòng ngừa bệnh tật. Người Nhật xem ô mai là một thực dưỡng, khi ăn cơm với ô mai sẽ cung cấp năng lượng lớn hơn và trung hòa các độc tố. Đó là lí do tại sao lại có Shushi, món cơm nắm truyền thống của người Nhật, quấn cơm nắm bằng miếng rong nori ở bên ngoài và cho phần thịt của quả ô mai vào giữa.

Những khám phá khoa học

Thành phần mơ muối chứa các chất điện giải cần thiết (Natri, Kali…). Acid citric trong thịt quả mơ giúp hấp thụ dễ dàng các chất điện giải này, do vậy mơ muối giúp bổ sung điện giải nhanh chóng khi cơ thể bị mất nước, mất muối do mồ hôi, rối loạn tiêu hóa, bị sốt, môi khô, miệng khát…Trái mơ chứa hàm lượng acid citric, acid phosphoric tự nhiên cao hơn nhiều loại trái cây khác. Các acid này làm tăng hấp thu các khoáng chất như Ca, Mn, Fe, P… có sẵn trong thịt quả mơ. Sử dụng mơ muối trong bữa ăn giúp tăng cường hấp thu khoáng chất trong các thức ăn khác. Acid citric là một thành phần quan trọng trong chu trình chuyển hóa ATP thành năng lượng. Do vậy, ăn cơm với mơ muối sẽ cung cấp năng lượng lớn hơn. Đó là lí do ra đời của món sushi truyền thống của Nhật, cơm nắm cuộn bằng rong roni và thịt quả ô mai ở giữa.

Từ quả ô mai, người ta cũng chiết xuất được một loại kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn gây kiết lị. Vì vậy mơ muối, đặc biêt loại lâu năm có màu đen sẫm là một vị thuốc hiệu nghiệm chữa đau bụng do kiết lị.

Thành phần mơ muối còn chứa acid pitric hỗ trợ và hoạt hóa chức năng gan, qua đó tăng cường chức năng giải độc của gan, dùng khi cơ thể bị ngộ độc hóa chất, rượu, ngộ độc thức ăn. Acid Catechic giúp tăng nhu động ruột, tiêu hóa thức ăn, giảm chướng bụng, khó tiêu…

Ô mai được sử dụng từ ngàn xưa, trước khi tác dụng của nó được minh chứng dưới ánh sáng khoa học.Thực tế, có nhiều tác dụng của ô mai mà khoa học cũng chưa thể giải thích được nhưng bằng kinh nghiệm, không ai có thể phủ nhận những tác dụng tuyệt vời của ô mai. Người phương Đông thường dựa trên nguyên lí âm dương để giải thích tác dụng và ứng dụng ô mai trong chữa bệnh. Như khi mệt mỏi, ngậm 1 quả ô mai sẽ thấy ngay tác dụng kì diệu. Vì khi mệt mỏi, cơ thể thường dư nhiều yếu tố âm như acid lactic, acid piruvic, rượu, đường, độc tố…ô mai sẽ trung hòa các yếu tố âm này và tăng cường thêm yếu tố dương. Sự cân bằng âm dương giúp cơ thể điều hòa được sức khỏe nên sự mệt mỏi giảm đi thấy rõ.

Ô mai trong y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, ô mai là vị thuốc có tác dụng sinh tân chỉ khát, trừ ho, hóa đờm, bình suyễn. Danh y Hải Thượng Lãn Ông của Việt Nam khi viết về ô mai, cũng ca ngợi tác dụng của ô mai như sau “Tỳ là gốc sinh đờm, phế là đồ chứa đờm. Phế như cái tán cái lọng che chở cho các tạng khác. Do vậy, bệnh phế khí nghịch, nhiều đờm không thể không tìm cách trị gấp. Ô mai vị chua, tính liễm, có thể thăng, có thể giáng, giúp thuận khí chỉ khái…” Ô mai được sử dụng làm vị thuốc chính yếu trong các bài thuốc chữa ho, nhất là ho lâu ngày gây khản tiếng, mất tiếng, ho khạc ra đờm có máu…

Ứng dụng của ô mai trong trị ho, có lẽ không chỉ dừng lại ở những tác dụng trực tiếp đó mà rộng hơn, nhờ những công dụng tuyệt vời, ô mai trở thành một phương thuốc quý với tác dụng đa chiều. Giúp cơ thể mau chóng bình phục, rút ngắn thời gian bị bệnh, giảm mệt mỏi, suy nhược…là những tác dụng hỗ trợ rất tích cực cho người bệnh, nhất là trong các chứng ho lâu ngày, ho lâu năm khiến sức khỏe suy kiệt, người tiều tụy…

Trên cơ sở đó, cùng với những tiến bộ của khoa học và nền y dược hiện đại, ô mai được vận dụng trong bào chế, sản xuất các sản phẩm thuốc phục vụ mục đích chữa bệnh của con người. Trong đó phải kể tới ứng dụng ô mai trong sản xuất thuốc ho, dưới các dạng bào chế hiện đại như siro hoặc viên ngậm, tiện dụng với con người. Đó là cách để quả ô mai phát huy những giá trị tích cực của nó, tồn tại bền vững và ý nghĩa trong đời sống con người. Sản phẩm trị ho đầu tiên ở Việt Nam có vận dụng ô mai trong bào chế là thuốc ho Bảo Thanh và viên ngậm Bảo Thanh, ngày càng được người tiêu dùng tín nhiệm.

Thu Trang

Bài viết cùng chuyên mục

Sốc phản vệ (dị ứng)

Sốc phản vệ là tình trạng lâm sàng xuất hiện đột ngột do hậu quả của sự kết hợp kháng nguyên với các thành phần miễn dịch IgE trên bề mặt tế bào ưa kiềm và các đại thực bào gây giải phóng các chất như histamin.

Vắc xin Covid-19 Sputnik V: Đức có kế hoạch mua của Nga

Người phát ngôn của Bộ Y tế Đức nói với AFP rằng bang miền nam nước này đã ký một lá thư dự định mua tới 2,5 triệu liều vắc-xin nếu nó được Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) chấp thuận.

Chảy máu liên quan đến điều trị tiêu huyết khối

Thời gian chảy máu như một chỉ dẫn chức năng tiểu cầu, có thể là một hướng dẫn hữu ích đối với điều trị bồi phụ tiểu cầu, nếu bệnh nhân có thời gian chảy máu kéo dài mặc dù đã bồi phụ các yếu tố đông máu.

Khái niệm và nguyên lý làm việc của máy ghi điện não

Biên độ sóng điện não: là đại lượng được ước tính từ đỉnh dưới đến đỉnh trên của sóng, đơn vị là microvon. Để ghi được sóng nhỏ như vậy phải khuếch đại lên rất nhiều lần.

Xuyên bối tỳ bà cao! Bài thuốc đông y trị ho lịch sử

Ô mai được nhân dân dùng làm thuốc trị ho, và được phối hợp trong nhiều bài thuốc đông y trị ho, nhất là các chứng ho dai dẳng lâu ngày, ho lâu năm khiến cổ họng ngứa rát, khản tiếng.

Mất đồng bộ cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp

Trong hoạt động điện học, do sự bất thường của xung động, và sự dẫn truyền, trình tự hoạt động điện học của cơ tim mất sinh lý, và mất đồng bộ

Chức năng của gan

Trước khi cuộc hành trình của mình trên khắp cơ thể người, máu từ dạ dày và ruột được lọc bởi gan. Để ngăn chặn các chất gây ô nhiễm lưu thông trong máu, gan loại bỏ rất nhiều chất thải độc hại lưu hành.

Khái niệm về thông khí nhân tạo trong điều trị tích cực

Đảm bảo thay thế chức năng của phổi: PaO2, PaCO2, pH phải thay đổi tuỳ theo từng tình trạng bệnh lí, từng chỉ định thở máy.

Tính chất, phân tích một số nhịp sóng điện não cơ bản

Sự tăng cường nhịp beta - sự tăng hưng phấn của vỏ não. Chiếm ưu thế nếu căng thẳng TK, hưng phấn hoặc lo âu. Giảm đi nếu chuyển động tự do các chi, kích thích xúc giác.

Diễn biến lâm sàng bệnh động mạch vành

Số lượng hoạt động đòi hỏi để sinh cơn đau thắt ngực, có thể là tương đối hằng định trong những hoàn cảnh thể lực hoặc cảm xúc có thể so sánh được

Nồng độ NT proBNP và hội chứng mạch vành cấp

Thiếu máu cơ tim và giảm oxy tế bào kích thích phóng thích NT-proBNP, Những yếu tố khác trong bệnh thiếu máu cơ tim gồm tăng tần số tim, những cytokin tiền viêm

Dung dịch vệ sinh phụ nữ tốt nhất

Thêm một nghiên cứu kiểm chứng về tác dụng, tính an toàn của dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Phương thuốc cổ truyền trừ ho

Theo ý đó, phương thuốc cổ truyền cũng bao gồm nhiều vị tá, tạo ra tính phong phú về tác dụng cho phương thuốc, góp phần nâng cao hiệu quả trị bệnh chung.

Chăm sóc bệnh nhân hôn mê

Hôn mê là tình trạng mất ý thức, và mất sự thức tỉnh, không hồi phục lại hoàn toàn khi được kích thích.

Quy trình khử khuẩn máy thở

Máy thở gồm 2 phần chính: phần thân máy và phần đường thở nối máy với bệnh nhân. Giữa 2 hệ thống này có các filter lọc khuẩn ngăn cách. Do vậy khi tiến hành côn gtác khử khuẩn máy thở chúng ta chỉ cần khử khuẩn hệ thống đường thở.

Đặc điểm giải phẫu sinh lý động mạch vành

Hai động mạch vành được tách ra từ động mạch chủ lên bởi 2 lỗ ở khoảng 1/3 trên của các xoang Valsalva, ngay phía dưới bờ tự do của lá van tổ chim tương ứng, ở thì tâm thu.

Sinh lý bệnh và hậu quả của bệnh động mạch vành

Xơ vữa động mạch vành tiến triển và tắc hoàn toàn có thể vẫn không biểu hiện lâm sàng. Chỉ có một mối tương quan giữa triệu chứng lâm sàng và mức độ lan rộng về mặt giải phẫu của bệnh.

Chăm sóc bệnh nhân nặng

Rối loạn nặng một hoặc nhiều các chức năng sống: hô hấp, tuần hoàn, não, thận, điện giải, thăng bằng kiềm toan

Soi phế quản ống mềm

Dùng ống soi đưa vào đường hô hấp, hệ thống khí phế quản giúp quan sát tổn thương và can thiệp điều trị.

Nét cơ bản về giải phẫu sinh lý ứng dụng của bộ máy hô hấp

Hen phế quản, COPD là những bệnh lý hay được thông khí nhân tạo, đặc điểm là hẹp đường thở bơm khí khó khi thở vào, khí ra chậm khi thở ra nguy cơ ứ khí trong phổi (auto PEEP).

Hội chứng HELLP

Bản chất HELLP là một thể lâm sàng đặc biệt của nhiễm độc thai nghén, Phù, tăng huyết áp và protein niệu.

Thông khí không xâm nhập áp lực dương

CPAP ( Continuous Positive Airway Pressure, áp lực dương tính liên tục): bệnh nhân tự thở trên nền áp lực đường thở dương tính liên tục.

Hướng dẫn tiến hành thông khí nhân tạo (cơ học)

Đánh giá bệnh nhân về tổng trạng, về cơ quan hô hấp, về khí máu động mạch nhằm phân loại nhóm suy hô hấp cấp cần thông khí cơ học

Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc cấp

Đảm bảo chức năng hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, điều chỉnh các RL nước điện giải, toan kiềm...

Ảnh hưởng sinh lý của thông khí nhân tạo

Trong điều kiện tự thở, AL trong lồng ngực luôn âm. AL dao động từ -5 cmH2O (thở ra) đến -8 cmH2O (hít vào). AL phế nang dao động từ +1 cmH2O (thở ra) đến -1 cmH2O (hít vào).