Quy trình khử khuẩn máy thở

2012-06-19 09:03 AM

Máy thở gồm 2 phần chính: phần thân máy và phần đường thở nối máy với bệnh nhân. Giữa 2 hệ thống này có các filter lọc khuẩn ngăn cách. Do vậy khi tiến hành côn gtác khử khuẩn máy thở chúng ta chỉ cần khử khuẩn hệ thống đường thở.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hầu hết các bệnh nhân nằm điều trị tại các khoa Điều trị Tích cực đều cần được thở máy. Các máy thở thường có cường độ sử dụng cao. Do vậy công việc khử khuẩn máy thở đóng một vai trò quan trọng trong công việc giảm nhiểm khuẩn chéo trong bệnh viện.

Điều kiện vật chất

Để thực hiện tốt công tác khử khuẩn máy thở chúng ta phải có phòng chứa máy. Tốt nhất là có 2 phòng chứa máy, một phòng chứa máy bẩn, một phòng chứa máy sạch và có cửa ra vào riêng biệt. Giữa 2 phòng này có cửa thông để đưa máy từ phòng máy bẩn sang phòng máy sạch sau khi máy đã được làm sạch.

Phòng máy bẩn là nơi tiến hành tháo đường thở để đưa đi hấp, làm sạch máy bẩn trước khi đưa sang phòng máy sạch.

Phòng máy sạch là nơi lắp ráp đường thở đã được khử khuẩn vào máy thở, chứa các máy sẵng sàng hoạt động. Do vậy phòng này cần có các hệ thống tủ đựng các thiết bị máy thở đã được khử khuẩn, hệ thống đèn cực tím để khử khuẩn toàn bộ phòng, và hệ thống điện và khí nén để tiến hành thử máy, chuẩn bị máy.

Cấu tạo máy thở

Máy thở gồm 2 phần chính: phần thân máy và phần đường thở nối máy với bệnh nhân. Giữa 2 hệ thống này có các filter lọc khuẩn ngăn cách. Do vậy khi tiến hành côn gtác khử khuẩn máy thở chúng ta chỉ cần khử khuẩn hệ thống đường thở, còn thân máy chỉ cần làm sạch bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường.

Quy trình khử khuẩn máy thở

Ngay sau khi không còn sử dụng máy thở nữa, các bác sỹ hoặc y tá phụ trách phải đưa máy về ngay phòng máy bẩn để tiến hành khử khuẩn đường thở và làm sạch máy thở. Tại phòng máy bẩn, đường thở được tháo ra khỏi máy thở (bao gồm cả “filter lọc khuẩn”). Toàn bộ hệ thống này (trừ bộ phận cảm ứng nhiệt dùng cho bình làm ẩm được để riêng) được gói lại và chuyển xuống khoa “Chống nhiễm khuẩn” để tiến hành khử khuẩn.

Tại khoa chống nhiễm khuẩn, hệ thống đường thở có thể được khử khuẩn bằng hoá chất (thường là cidezime và cidex 2%) để khử khuẩn dây đường thở. Ngày nay người ta còn dùng khí ethylen oxid để tiến hành khử khuẩn các filter lọc khuẩn. Sau khi khử khuẩn xong, các thiết bị này lại được đóng gói lại và chuyển về phong máy sạch.

Trong điều kiện chưa có khoa “Chống nhiễm khuẩn”, chúng ta có thể tiến hành khử khuẩn các thiết bị của hệ thống dây thở ngay tại khoa Điều trị Tích cực. Trong trường hợp này chủ yếu ta dùng cidezime và cidex để ngâm các thiết bị này. Cidezime có hoạt tính khử protein, do đó làm tan và long các mảng protein chủ yếu là đờm, máu, mủ của bệnh nhân trong đường thở, còn cidex có tác dụng khử khuẩn rất tốt. Chú ý ta phải ngâm tối thiểu là 30 phút với Cidex

Còn thân máy, sau khi đã được tháo hệ thống dây thở ra sẽ được làm sạch bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường, thường dùng nhất là cồn 70 độ. Chúng ta tiến hành lau toàn bộ máy bao gồm vỏ máy, tay cầm, bàn điều khiển, màn hình, dây ôxy dây khí nén, dây điện, buồng đốt bình làm ẩm, bộ phân cảm ứng nhiệt của bình làm ẩm….Sau khi lau sạch máy chúng ta mới được chuyển máy sang phòng máy sạch.

Tại phòng máy sạch, hệ thống dây thở đã được khử khuẩn sẽ được lắp ráp và thân máy đã được làm sach theo nguyên tắc vô khuẩn. Sau khi đã lắp máy xong ta tiến hành kiểm tra hoạt động của máy thở. Nếu máy thở hoạt động tốt, ta sẽ xếp vào một chỗ, chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động. Khi không có người trong phòng máy sạch (ban đêm), chúng ta sẽ bật đèn cực tím lên để đảm bảo duy trì môi trường sạch khuẩn cho phòng máy sạch.

Bài viết cùng chuyên mục

Phòng bệnh phụ khoa: Dung dịch vệ sinh phụ nữ tốt nhất

Đây là kết quả được thông báo tại lễ công bố Sản phẩm đạt chứng nhận Tin và Dùng 2010 vừa diễn ra tại Khách sạn Melia-Hà Nội

Sốc phản vệ (dị ứng)

Sốc phản vệ là tình trạng lâm sàng xuất hiện đột ngột do hậu quả của sự kết hợp kháng nguyên với các thành phần miễn dịch IgE trên bề mặt tế bào ưa kiềm và các đại thực bào gây giải phóng các chất như histamin.

Diễn biến lâm sàng bệnh động mạch vành

Số lượng hoạt động đòi hỏi để sinh cơn đau thắt ngực, có thể là tương đối hằng định trong những hoàn cảnh thể lực hoặc cảm xúc có thể so sánh được

Thở ô xy

Thở oxy hay liệu pháp thở oxy là cho bệnh nhân khí thở vào có nồng độ oxy cao hơn nồng độ oxy khí trời (FiO¬¬2 > 21%).

Hậu sản thường

Sau khi sổ rau, tử cung co chắc thành khối an toàn, trọng lượng tử cung lúc đó nặng khoảng 1.000g, sau 1 tuần, tử cung còn nặng khoảng 500g, cuối tuần lễ thứ 2 còn khoảng 300g, các ngày sau đó nặng 100g.

Chăm sóc bệnh nhân sốc

Sốc là tình trạng suy tuần hoàn cấp gây thiếu oxy tế bào, biểu hiện trên lâm sàng bằng tụt huyết áp phối hợp các dấu hiệu giảm tưới máu ngoại biên.

Nồng độ NT proBNP và hội chứng mạch vành cấp

Thiếu máu cơ tim và giảm oxy tế bào kích thích phóng thích NT-proBNP, Những yếu tố khác trong bệnh thiếu máu cơ tim gồm tăng tần số tim, những cytokin tiền viêm

Rối loạn kinh nguyệt

Là triệu chứng nhưng đôi khi cần phải điều trị mặc dù chưa rõ nguyên nhân bệnh nhưng gây băng kinh, băng huyết, rong kinh kéo dài...

CÁCH NÀO LÀM GIẢM NGỨA HỌNG VÀ HO HIỆU QUẢ?

Ngứa rát họng thường là kích thích đầu tiên tại cổ họng, có thể làm phát sinh triệu chứng tiếp theo là ho. Để ngăn chặn cơn ho xuất hiện, thì ngay khi có dấu hiệu ngứa họng, phải có biện pháp nhanh chóng làm dịu kích thích này.

Xuyên bối tỳ bà cao! Bài thuốc đông y trị ho lịch sử

Ô mai được nhân dân dùng làm thuốc trị ho, và được phối hợp trong nhiều bài thuốc đông y trị ho, nhất là các chứng ho dai dẳng lâu ngày, ho lâu năm khiến cổ họng ngứa rát, khản tiếng.

Quá liều thuốc chống đông

Protamin sulfat hình thành một phức hợp heparin-protamin và trung hoà tác dụng chống động của heparin. Protamin trung hoà heparin trong vòng 5 phút.

Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch não

Tai biến mạch não, là dấu hiệu phát triển nhanh chóng trên lâm sàng, của một rối loạn khu trú chức năng của não kéo dài trên 24giờ

Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân thở máy

Theo dõi bệnh nhân thở máy cần được theo dõi toàn diện, kết hợp giữa theo dõi các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng, cũng như theo dõi sát các thông số trên máy thở, trên monitor theo dõi.

Tràn khí màng phổi toàn bộ

Tràn khí màng phổ toàn bộ là một bệnh lý cấp tính của khoang màng phổi đặc trưng bởi xuất iện khí trong từng khoang màng phổi ở các mức độ khác nhau

Hội chứng suy đa phủ tạng

Suy đa tạng (SĐT) là một tình trạng viêm nội mạch toàn thân do một đả kích làm hoạt hoá các tế bào miễn dịch.

Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thuốc trừ sâu

Bệnh nhân uống thuốc trừ sâu, nôn, và thở có mùi thuốc trừ sâu. Mức độ trung bình, nhức đầu, nôn, vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch nhanh, vẫn tỉnh, huyết áp bình thường.

Rau bong non

Tại cơ sở và địa phương: Tuyên truyền, giáo dục để mọi người, đặc biệt là chị em biết cách tự phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường để tự giác đi khám lý thai tại các và quản cơ sở y tế.

Liệu pháp insulin trong điều trị đái tháo đường týp 2

Do tỷ lệ người cao tuổi mắc đái tháo đường týp 2 là phổ biến, thời gian mắc bệnh kéo dài, nhiều bệnh đi kèm, nguy cơ hạ đường huyết cao khi áp dụng khuyến cáo

Nhiễm khuẩn hậu sản

Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ mà khởi điểm là từ đường sinh dục (Âm đạo, cổ tử cung, tử cung).

Hội chứng HELLP

Bản chất HELLP là một thể lâm sàng đặc biệt của nhiễm độc thai nghén, Phù, tăng huyết áp và protein niệu.

Đại cương về suy thận mạn tính

Nguyên nhân suy thận mạn tính có nhiều loại khác nhau,thường do một trong số các nguyên nhân bao gồm bệnh cầu thận, bệnh ống kẽ thận, bệnh mạch máu thận, bệnh bẩm sinh và di truyền.

Theo dõi bệnh nhân thở máy

Theo dõi bệnh nhân là quan trọng nhất vì tất cả mọi cố gắng của bác sỹ kể cả cho bệnh nhân thở máy cũng chỉ nhằm tới mục tiêu là ổn định và dần dần cải thiện tình trạng bệnh nhân.

Thông khí nhân tạo trong tổn thương phổi cấp và hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển

Đặc điểm chủ yếu của tình trạng bệnh lý này là tiến triển cấp tính, tổn thương thâm nhiễm cả 2 bên phổi, áp lực mao mạch phổi bít nhỏ hơn 18 mmHg.

Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất

Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, gọi tắt là tim nhanh trên thất là một thuật ngữ rộng bao hàm nhiều loại rối loạn nhịp nhanh có cơ chế và nguồn gốc khác nhau.

Xử trí cơn hen phế quản nặng

Nếu không có salbutamol hoặc bricanyl dạng khí dung, có thể dùng salbutamol hoặc bricanyl dạng xịt.