- Trang chủ
- Thông tin
- Thông tin y học tiếng Việt
- Mục tiêu kiểm soát các chỉ số ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Mục tiêu kiểm soát các chỉ số ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Các biện pháp điều trị nhằm mục tiêu hạn chế, ngăn ngừa các biến chứng cấp và mạn tính ở bệnh nhânđái tháo đường týp 2. Bệnh nhân đái tháo đường týp 2 thường đi kèm với nhiều yếu tố nguy cơ, tạo ra sự phối hợp ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh. Chính vì vậy, điều trị bệnh nhânđái tháo đường týp 2 không chỉ đơn thuần là điều chỉnh glucose huyết thanh mà phải kiểm soát đồng thời đa yếu tố.
Năm 2005, dựa trên khuyến cáo kiểm soát các chỉ số WHO đưa ra năm 2002, Liên đoàn đái tháo đường quốc tế - IDF đã điều chỉnh một số mục tiêu kiểm soát các chỉ số về tim mạch, chuyển hóa. Đây là hướng dẫn quốc tế được nêu ra làm cơ sở cho các quốc gia xem xét, áp dụng có điều chỉnh cho phù hợp với từng vùng lãnh thổ. Khuyến cáo này cũng thể hiện đơn giản, gọn hơn chỉ nêu ra một mức độ của mục tiêu. Khuyến cáo nêu ra các mục tiêu và chiến lược điều trị phải được điều chỉnh có cân nhắc tới các yếu tố nguy cơ riêng biệt của từng BN. Bên cạnh mức glucose huyết thanh lúc đói, khuyến cáo còn đưa ra mức glucose sau 2 giờ (sau ăn) và lipid máu cũng đều thấp hơn, bổ sung thêm tỷ số albumin/creatinin niệu. Nếu điều trị chưa đạt mục tiêu thì cũng không nên coi như đã điều trị thất bại vì mọi cải thiện các yếu tố nguy cơ đều có thể làm giảm sự xuất hiện của các biến chứng. Trong thực tế nếu giảm HbA1c từ 10% xuống mức 9% sẽ có tác dụng làm giảm nguy cơ biến chứng các cơ quan đích nhiều hơn so với mức giảm từ 7% xuống 6%. Khuyến cáo cũng đã lưu ý: nếu không có điều kiện theo dõi HbA1c thì dựa vào glucose huyết thanh lúc đói cũng là một chỉ số theo dõi thay thế có thể chấp nhận được.
Năm 2005, nhóm nghiên cứu chính sách đái tháo đường týp 2 châu Á – Thái Bình Dương dựa trên cơ sở khuyến cáo của WHO năm 2005 đưa ra khuyến cáo kiểm soát các chỉ số tim mạch, chuyển hóa dành cho châu lục của mình.
Trong khuyến cáo thực hành lâm sàng đối với bệnh nhân đái tháo đường có bệnh thận mạn của KDOQI cập nhật năm 2012 có nêu: Mức kiểm soát HbA1c tối ưu nên duy trì vào khoảng 7,0% không nên đưa HbA1c xuống mức < 7,0% đối với những bệnh nhân có biểu hiện cơn hạ đường huyết và chấp nhận duy trì HbA1c ở mức > 7,0% ở những bệnh nhân có các bệnh kèm theo, tiên lượng thời gian sống không kéo dài và nguy cơ cao gây cơn hạ đường huyết.
Bảng 1: Mục tiêu kiểm soát các chỉ số ở bệnh nhân đái tháo đường theo IDF 2005
Chỉ số |
Mục tiêu kiểm soát |
Glucose - Đói - Sau ăn 2 giờ |
4,4 – 6,1 mmol/l (80 - 110 mg/dl) 4,4 – 8,0 mmol/l (80 – 145 mg/dl) |
HbA1c |
< 6.5% |
HA |
≤ 130/80 mmHg |
Cholesterol toàn phần |
≤ 4,5 mmol/l (174 mg/dl) |
LDL-C |
≤ 2,5 mmol/l (97mg/dl) |
HDL-c |
≤ 1,0 mmol/l (39 mg/dl) |
Triglycerid |
≤ 1,5 mmol/l (133mg/dl) |
Tỷ số albumin/creatinin niệu |
Nam: 2,5 mg/mmol (22mg/g) Nữ: 3,5 mg/mmol (31 mg/g) |
Hội nội tiết - đái tháo đường châu Á - Thái Bình Dương dựa trên các khuyến cáo mức kiểm soát các chỉ số của IDF đã áp dụng có điều chỉnh cho phù hợp đặc điểm dân số học cũng đã đưa ra khuyến cáo của riêng mình.
Bảng 2:Mục tiêu kiểm soát ở bệnh nhân đái tháo đường châu Á–Thái Bình Dương 2005
Chỉ số |
Đơn vị |
Tốt |
Chấp nhận |
Kém |
Glucose huyết thanh lúc đói |
mmol/ l |
4,4 – 6,1 |
< 7,0 |
> 7 |
HbA1 c |
% |
<6,5 |
6,5 – 7,5 |
> 7,5 |
Huyết áp |
mmHg |
130/80 |
< 130/80 - < 140/90 |
|
BMI |
kg/ m2 |
23 |
23 - 24,9 |
≥ 25 |
Vòng eo: - Nam - Nữ |
cm |
< 90 < 80 |
|
|
Cholesterol TP |
mmol/ l |
< 4,5 |
≥ 4,5 – 6,0 |
> 6,0 |
HDL-c |
mmol/ l |
> 1,1 |
1,1 – 0,9 |
< 0,9 |
LDL-c |
mmol/ l |
< 3,0 |
3,0 – 4,0 |
> 4,0 |
Triglycerid |
mmol/ l |
< 1,5 |
1,5 – < 2,2 |
> 2,2 |
Hội nội tiết Hoa Kỳ cũng đã từng nêu ra khuyến cáo cho mức kiểm soát các chỉ số ở bệnh nhânđái tháo đường týp 2 năm 2002 song qua thời gian áp dụng, theo dõi đã nhận thấy đa số bệnh nhânở Hoa Kỳ và châu Âu kiểm soát Glucose huyết thanh không tốt, trong đó ở Hoa Kỳ có 64% bệnh nhânvới HbA1c > 80%, còn ở châu Âu có tới 69%. Tỷ lệ biến chứng nói chung tăng lên, trong đó 85% trường hợp bệnh nhânđái tháo đường bị mù là do bệnh võng mạc.
Bảng 3: Mục tiêu kiểm soát ở bệnh nhân đái tháo đường theo ADA - 2013
Chỉ số |
Mục tiêu kiểm soát |
HbA1c (%) |
< 7* |
Huyết áp (mmHg) |
140/ 80** |
LDL-C (mmol/l) |
< 2,6 |
Khuyến cáo đã nhấn mạnh tầm quan trọng kiểm soát glucose với HbA1c < 7,0% sẽ tùy theo từng cá thể, dựa theo thời gian mắc bệnh, tuổi, chất lượng cuộc sống, các biến chứng mạch máu.
Bảng 4: Đánh giá kết quả điều trị bệnh đái tháo đường
Chỉ số |
Đơn vị |
Tốt |
Chấp nhận |
Kém |
Glucose huyết - Lúc đói - Sau ăn |
mmol/l |
4,4 - 6,1 4,4 - 8 |
6,2 - 7 ≤ 10 |
> 7 > 10 |
HbA1c |
% |
< 6,5 |
≤ 7,5 |
≥ 7,5 |
Huyết áp |
mmHg |
≤ 130/80 |
> 130/80 - < 140/90 |
> 140/90 |
BMI |
kg/m2 |
18,5 - 22,9 |
18,5 - 22,9 |
≥ 23 |
Cholesterol TP |
mmol/l |
< 4,5 |
4,5 - ≤ 5,2 |
≥ 5,3 |
HDL-c |
mmol/l |
> 1,1 |
≥ 0,9 |
< 0,9 |
Triglycerid |
mmol/l |
< 1,5 |
1,5 - ≤ 2,2 |
> 2,2 |
LDL-c |
mmol/l |
< 2,5 |
2,5 – 3,4 |
≥ 3,4 |
Dựa trên đặc điểm bệnh nhân và đáp ứng điều trị, huyết áp tâm thu có thể thấp hơn mục tiêu trên. Khi bệnh nhân có bệnh mạch vành thì mục tiêu LDL-c <70mg/dl, sử dụng statin.
Hội Nội tiết đái tháo đường Việt nam dựa vào tình hình cụ thể, thực tế năm 2009 đã đồng thuận đưa ra những tiêu chí đánh giá mức độ kiểm soát các chỉ số theo 3 mức độ: Tốt, chấp nhận, kém.
Bài viết cùng chuyên mục
Nhiễm khuẩn hậu sản
Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ mà khởi điểm là từ đường sinh dục (Âm đạo, cổ tử cung, tử cung).
Thông khí nhân tạo hỗ trợ áp lực (PSV)
PSV cung cấp dòng khí thở vào sinh lý hơn cho bệnh nhân, giảm công hô hấp của bệnh nhân. Dòng khí thở vào kết thúc khi đạt mức khoảng 25% dòng đỉnh ban đầu.
Sinh lý kinh nguyệt
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính chất chu kỳ hàng tháng từ tử cung ra ngoài do bong niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột Estrogen hoặc Estrogen và Progesteron trong cơ thể.
Tổng quan về nồng độ NT proBNP huyết thanh
Gen biểu lộ BNP nằm trên nhiễm sắc thể số 1. Ở người khỏe mạnh gen này chủ yếu ở tâm nhĩ. Khi có tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến tâm thất như suy tim, gen biểu lộ BNP tại thất sẽ tăng cao.
Tổng quan về hội chứng mạch vành cấp
Hình thành mảng xơ vữa động mạch là kết quả của một quá trình sinh bệnh học kéo dài, mà thường bắt đầu vào giai đoạn sớm ở tuổi trưởng thành
Thủ thuật Helmlich
Là thủ thuật dùng tay người cứu hộ gây một áp lực mạnh trong đường dẫn khí để đẩy một dị vật gây tắc khí quản ra khỏi đường hô hấp trên.
Hậu sản thường
Sau khi sổ rau, tử cung co chắc thành khối an toàn, trọng lượng tử cung lúc đó nặng khoảng 1.000g, sau 1 tuần, tử cung còn nặng khoảng 500g, cuối tuần lễ thứ 2 còn khoảng 300g, các ngày sau đó nặng 100g.
Tổn thương phổi và viêm phổi do hít phải
Sặc phổi là nguyên nhân quan trọng gây các hình thái bệnh nặng và tử vong khi chăm sóc người bệnh tại nhà cũng như trong bệnh viện
Gánh nặng đột quỵ sẽ giảm khi huyết áp được kiểm soát tối ưu
Với tần suất mắc cao nhưng không được nhận biết và kiểm soát tốt, tăng huyết áp đã góp phần làm tăng thêm gánh nặng bệnh tật do đột qụy ở Việt Nam
Tràn khí màng phổi toàn bộ
Tràn khí màng phổ toàn bộ là một bệnh lý cấp tính của khoang màng phổi đặc trưng bởi xuất iện khí trong từng khoang màng phổi ở các mức độ khác nhau
Sổ rau thường
Sổ rau là giai đoạn thứ 3 của cuộc chuyển dạ, tiếp theo sau giai đoạn mở cổ tử cung và giai đoạn sổ thai. Nếu 2 giai đoạn trước diễn ra bình thường thì tiên lượng của sản phụ lúc này phụ thuộc vào diễn biến của giai đoạn này.
Biến chứng tim do tăng huyết áp
Người ta cho rằng sự tăng quá mức collagene của cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp do 2 qúa trình tăng tổng hợp và giảm thoái hóa collagene
Tính chất, phân tích một số nhịp sóng điện não cơ bản
Sự tăng cường nhịp beta - sự tăng hưng phấn của vỏ não. Chiếm ưu thế nếu căng thẳng TK, hưng phấn hoặc lo âu. Giảm đi nếu chuyển động tự do các chi, kích thích xúc giác.
Co giật và động kinh
Co giật cũng được phân loại là cục bộ hoặc toàn thân dựa trên mức độ ảnh hưởng lên giải phẫu thần kinh hoặc được phân loại là đơn giản hay phức tạp dựa trên ảnh hưởng của co giật lên tình trạng ý thức.
Thấp tim
Thấp tim là một bệnh viêm dị ứng xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết β nhóm A gây nên, bệnh tổn thương ở hệ thống tổ chức liên kết theo cơ chế miễn dịch dị ứng
Thở ô xy
Thở oxy hay liệu pháp thở oxy là cho bệnh nhân khí thở vào có nồng độ oxy cao hơn nồng độ oxy khí trời (FiO¬¬2 > 21%).
Kháng insulin và cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 2
Kháng insulin là một khái niệm thể hiện sự gia tăng nồng độ insulin và giảm nhạy cảm insulin của cơ quan đích, Chính vì vậy, kháng insulin còn gọi là cường insulin
Chảy máu liên quan đến điều trị tiêu huyết khối
Thời gian chảy máu như một chỉ dẫn chức năng tiểu cầu, có thể là một hướng dẫn hữu ích đối với điều trị bồi phụ tiểu cầu, nếu bệnh nhân có thời gian chảy máu kéo dài mặc dù đã bồi phụ các yếu tố đông máu.
Nét cơ bản về giải phẫu sinh lý ứng dụng của bộ máy hô hấp
Hen phế quản, COPD là những bệnh lý hay được thông khí nhân tạo, đặc điểm là hẹp đường thở bơm khí khó khi thở vào, khí ra chậm khi thở ra nguy cơ ứ khí trong phổi (auto PEEP).
Quy trình kỹ thuật thở ô xy
Tất cả các bệnh nhân thở Oxy phải làm ẩm khộng khí thở vào để đảm bảo tối ưu chức năng của nhung mao tiết nhầy đường hô hấp, đồng thời đảm bảo độ ấm.
Nồng độ NT proBNP và hội chứng mạch vành cấp
Thiếu máu cơ tim và giảm oxy tế bào kích thích phóng thích NT-proBNP, Những yếu tố khác trong bệnh thiếu máu cơ tim gồm tăng tần số tim, những cytokin tiền viêm
Rau bong non
Tại cơ sở và địa phương: Tuyên truyền, giáo dục để mọi người, đặc biệt là chị em biết cách tự phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường để tự giác đi khám lý thai tại các và quản cơ sở y tế.
Chăm sóc bệnh nhân sốc
Sốc là tình trạng suy tuần hoàn cấp gây thiếu oxy tế bào, biểu hiện trên lâm sàng bằng tụt huyết áp phối hợp các dấu hiệu giảm tưới máu ngoại biên.
Thông khí nhân tạo trong các bệnh phổi tắc nghẽn
Cơn hen phế quản cấp và đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là các tình trạng bệnh lý hay gặp trong lâm sàng, và trong trường hợp nặng có thể phải chỉ định thông khí nhân tạo.
GIẢM NGỨA HỌNG VÀ HO DO THỜI TIẾT
Vùng họng là nơi nhạy cảm, dễ bị kích thích bên ngoài tác động. Hiện tượng kích ứng vùng họng hay gặp nhất là ngứa họng, ho, khản tiếng...Ngứa họng là cảm giác khó chịu đầu tiên tại vùng họng khi có kích thích.