Xử trí tăng Kali máu

2012-06-23 06:08 PM

Các triệu chứng tim mạch: rối loạn nhịp nhanh. ngừng tim; chúng thường xảy ra khi tăng kali máu quá nhanh hoặc tăng kali máu kèm với hạ natri máu, hạ magne máu, hay hạ calci máu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tăng kali máu nghiêm trọng có thể gây tử vong một cách nhanh chóng. Tăng kali máu nhẹ ở những bệnh nhân nằm trong khoa HSTC, có thể tiến triển đến mức đe dọa tính mạng nếu việc theo dõi nồng độ kali máu cũng như các biện pháp điều trị sớm không được chú ý tới một cách đúng mức. Rối loạn chức năng thận thường gặp trong hầu hết các trường hợp.

Nguyên nhân

Cung cấp quá mức

Do bổ sung kali bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch, các chất thay thế có muối, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, các loại thuốc có chứa muối kali (vd: Penicillin K), truyền máu, các dung dịch gây ngừng tim (cardioplegic), các chất phòng ngừa phân hủy mảnh ghép thận.

Các nguyên nhân tại thận

Do suy thận (cấp hoặc mãn), bao gồm hoại tử ống thận cấp, bất kỳ loại viêm thận mô kẽ nào, bệnh thận hồng cầu hình liềm, bệnh thận do thuốc giảm đau, viêm thận-bể thận mãn, viêm thận lupus, bệnh thoái hóa dạng tinh bột, bệnh thận tiểu đường, AIDS, bệnh đường niệu tắc nghẽn, thay thế thận.

Tái phân phối qua màng tế bào

Do thiếu insulin, tiêu cơ vân, sự tiêu hủy khối u, tán huyết lượng lớn, bỏng rộng, vận động quá mức, tái hấp thu khối máu tụ, xuất huyết tiêu hóa, nhồi máu mạc treo, tăng dị hóa, toan chuyển hóa do tăng chlor máu, toan hô hấp, kích thích a–adrenergic, tăng thân nhiệt ác tính, liệt chu kỳ do tăng kali máu.

Thiếu mineralocorticoid

Do bệnh Addison, cắt tuyến thượng thận hai bên, giảm aldosteron do giảm hoặc tăng renin máu, toan hóa ống thận loại 4, quá sản thượng thận di truyền, hạ aldosteron giả, giảm men 21 b-hydroxyls, giảm hoặc do tăng nhạy cảm với angiotensin.

Do thuốc

Các thuốc như amiloride, spironolactone, triamterene, ức chế men chuyển angiotensin, trimethoprim, thuốc kháng viêm không steroid, succinylcholin, các chất đối vận b-adrenergic, các chất chủ vận a–adrenergic, pentamidine, cyclosporin, somatostatin, ngộ độc digitalis, heparin, diazoxide, arginine HCL, lysin HCL.

Tăng kali máu giả

Do máy xét nghiệm bị hư, lấy máu tại tĩnh mạch kế cận tĩnh mạch đang truyền kali, garo cầm máu ép quá lâu, tán huyết trong ống nghiệm, tăng tiểu cầu (> 1.000.000 tiểu cầu/mm3), tăng bạch cầu (> 50.000 tế bào/mm3).

Biểu hiện lâm sàng

Các triệu chứng và dấu hiệu thực thể không đáng tin cậy để xác định tăng kali máu.

Các biểu hiện thường báo trước việc ngừng tim.

Các dấu hiệu thần kinh cơ: yếu cơ, khó nói, khó nuốt, dị cảm, liệt, buồn nôn, nôn.

Các triệu chứng tim mạch: rối loạn nhịp nhanh. ngừng tim; chúng thường xảy ra khi tăng kali máu quá nhanh hoặc tăng kali máu kèm với hạ natri máu, hạ magne máu, hay hạ calci máu.

Điện tâm đồ

Biểu hiện sớm

thường gặp là sóng T cao, nhọn (đặc biệt ở các chuyển đạo trước ngực), nhưng cũng có thể biểu hiện tăng kali máu trên điện tâm đồ đầu tiên là nhịp nhanh thất.

Biểu hiện muộn

Kéo dài khoảng PR.

Phức hợp QRS dãn rộng.

Nhịp xoang thất (sinoventricular) (không có sóng P cho dù có nhịp xoang ẩn)

Nhịp nhanh thất, cuồng nhĩ, rung nhĩ.

Vô tâm thu.

Điều trị

Cho tất cả các mức độ tăng kali máu

Ngừng cung cấp kali dưới mọi hình thức (chế độ ăn, kali đường uống, dung dịch tĩnh mạch, nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hóa).

Ngưng và tránh các thuốc có chứa kali (penicillin K).

Ngưng và tránh các thuốc giữ kali (lợi tiểu giữ kali, ức chế men chuyển angiotensin), hoặc thuốc gây tái phân phối kali (succinylcholine).

Tránh hoặc sửa chữa các yếu tố có thể chuyển kali ra ngoài tế bào (toan hóa máu, thiếu insulin, tăng áp lực thẩm thấu).

Ra lệnh lặp lại việc đo nồng độ kali huyết thanh để xác định tăng kali máu (tránh chậm trễ điều trị nếu kali > 6 mmol/L).

Theo dõi kali huyết thanh một cách thường quy (mỗi 2 giờ trong những trường hợp nặng).

Tìm nguyên nhân.

Tăng kali máu nghiêm trọng

Nguyên tắc:

Xem như một cấp cứu.

Thực hiện các biện pháp nêu trên.

Theo dõi ECG liên tục.

Tiến hành điều trị chuyên biệt ngay lập tức.

Điều trị chuyên biệt.

Sử dụng thuốc bảo vệ tim có calci.

Cơ chế tác dụng: ổn định màng tế bào tim, không làm giảm thấp kali máu.

Liều sử dụng: 10 đến 20 ml dung dịch calcium gluconate tiêm tĩnh mạch.

Dược động học: có tác dụng trong vài giây, kéo dài 30 đến 60 phút.

Lưu ý: calcium có thể thúc đẩy hoặc làm xấu hơn tình trạng ngộ độc digoxin ở những bệnh nhân đang sử dụng digoxin.

Đưa kali vào trong tế bào

Insulin và glucose:

Liều sử dụng: 10 đơn vị Insulin pha trong 25g glucose truyền tĩnh mạch.

Dược động học: có tác dụng trong vòng vài phút, kéo dài vài giờ.

Lặp lại mỗi 2 đến 5 giờ nếu cần thiết, theo dõi tình trạng tăng hoặc hạ đường huyết.

Albuterol:

Liều sử dụng: 10 đến 20 mg khí dung.

Dược động học: tác dụng trong vài phút, kéo dài vài giờ.

Natri bicarbonate:

Cơ chế tác dụng: đưa kali vào trong tế bào, nó có thể hoạt động như một chất đối vận qua màng tế bào.

Liều sử dụng: 50 đến 100 mmol truyền tĩnh mạch.

Tác dụng hỗ trợ: trong trường hợp có kèm theo toan chuyển hóa.

Lưu ý: có thể tạo thành kết tủa calcium bicarbonate nếu sử dụng natri bicarbonate chung đường truyền với calcium chloride hay calcium gluconate mà đường truyền này không được làm sạch trước khi dùng.

Dược động học: tác dụng trong vòng 15 phút, kéo dài vài giờ.

Lưu ý: Insulin, bicarbonate, và albuterol không đưa kali ra khỏi cơ thể; vì vậy hiệu quả của chúng giảm đi, kali máu sẽ lại tăng.

Thải kali khỏi cơ thể

Sodium polystyrene sulfonate resin (Kayexalate):

Cơ chế tác dụng: trao đổi natri và kali trong ống tiêu hóa; mỗi gam nhựa trao đổi ion sẽ đưa 0.5 đến 1 mmol kali ra khỏi cơ thể.

Liều sử dụng: 25 đến 50 g sodium polystyrene sulfonate, kết hợp với dung dịch sorbitol 20% để tăng tác dụng tẩy thải kali qua đường tiêu hóa; dùng đường uống hoặc qua sonde dạ dày có hiệu quả hơn là bơm qua trực tràng.

Dược động học: bắt đầu có tác dụng trong khoảng 2 giờ, kéo dài từ 4 đến 6 giờ; có thể lặp lại liều trên nếu cần thiết (mỗi 3 đến 6 giờ).

Lợi tiểu quai (furosemide):

Cơ chế tác dụng: tăng thải kali qua đường niệu.

Liều sử dụng cho furosemide là 40mg tiêm tĩnh mạch, nhưng tùy thuộc vào chức năng thận.

Dược động học: bắt đầu có tác dụng và kéo dài thời gian lợi tiểu song song nhau, hiệu quả của nó cũng song song với mức độ chức năng thận.

Thẩm tách:

Cơ chế tác dụng: đưa kali ra khỏi cơ thể.

Dược động học: bắt đầu có tác dụng ngay lập tức khi tiến hành thẩm tách máu (chậm hơn thẩm phân phúc mạc một cách có ý nghĩa)

Thường cần thiết khi có suy thận.

Tăng kali máu kết hợp với ngộ độc digoxin

Không sử dụng calcium.

Sử dụng magnesulfate (2g tiêm TM) nếu không có chống chỉ định.

Xem xét sử dụng các kháng thể kết gắn chuyên biệt với digoxin.

Bài viết cùng chuyên mục

Thông khí nhân tạo điều khiển ngắt quãng đồng thì (SIMV)

Trước đây là một phương thức thở được sử dụng nhiều, kể cả trong cai thở máy. Tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu gần đây không ủng hộ việc sử dụng phương thức này trong cai thở máy.

Ảnh hưởng sinh lý của thông khí nhân tạo

Trong điều kiện tự thở, AL trong lồng ngực luôn âm. AL dao động từ -5 cmH2O (thở ra) đến -8 cmH2O (hít vào). AL phế nang dao động từ +1 cmH2O (thở ra) đến -1 cmH2O (hít vào).

Vai trò của beta2 microglobulin ở bệnh nhân suy thận mạn tính

Vai trò của β2M trong chẩn đoán phân biệt những rối loạn chức năng thận và theo dõi động học quá trình tiến triển bệnh lý thận được lưu ý một cách đặc biệt.

Tính chất, phân tích một số nhịp sóng điện não cơ bản

Sự tăng cường nhịp beta - sự tăng hưng phấn của vỏ não. Chiếm ưu thế nếu căng thẳng TK, hưng phấn hoặc lo âu. Giảm đi nếu chuyển động tự do các chi, kích thích xúc giác.

Sinh lý bệnh và hậu quả của bệnh động mạch vành

Xơ vữa động mạch vành tiến triển và tắc hoàn toàn có thể vẫn không biểu hiện lâm sàng. Chỉ có một mối tương quan giữa triệu chứng lâm sàng và mức độ lan rộng về mặt giải phẫu của bệnh.

Thông khí nhân tạo hỗ trợ áp lực (PSV)

PSV cung cấp dòng khí thở vào sinh lý hơn cho bệnh nhân, giảm công hô hấp của bệnh nhân. Dòng khí thở vào kết thúc khi đạt mức khoảng 25% dòng đỉnh ban đầu.

Phương thuốc cổ truyền trừ ho

Theo ý đó, phương thuốc cổ truyền cũng bao gồm nhiều vị tá, tạo ra tính phong phú về tác dụng cho phương thuốc, góp phần nâng cao hiệu quả trị bệnh chung.

Lịch vắc xin cho trẻ em

Vắc xin cúm theo mùa hàng năm, tốt nhất trong mùa thu, cũng được đề nghị bắt đầu từ độ tuổi 6 tháng. Lần đầu tiên đi chủng ngừa cho bệnh cúm.

Chăm sóc bệnh nhân phù phổi cấp

Phù phổi là tình trạng suy hô hấp nặng do thanh dịch từ các mao mạch phổi tràn vào các phế nang gây cản trở sự trao đổi khí.

Block nhánh

Bloc nhánh là 1 hình ảnh điện tâm đồ do những rối loạn dẫn truyền xung động trong các nhánh bó His gây ra.

Xử trí cơn hen phế quản nặng

Nếu không có salbutamol hoặc bricanyl dạng khí dung, có thể dùng salbutamol hoặc bricanyl dạng xịt.

Quy trình khử khuẩn máy thở

Máy thở gồm 2 phần chính: phần thân máy và phần đường thở nối máy với bệnh nhân. Giữa 2 hệ thống này có các filter lọc khuẩn ngăn cách. Do vậy khi tiến hành côn gtác khử khuẩn máy thở chúng ta chỉ cần khử khuẩn hệ thống đường thở.

Soi phế quản ống mềm

Dùng ống soi đưa vào đường hô hấp, hệ thống khí phế quản giúp quan sát tổn thương và can thiệp điều trị.

Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC)

Ban xuất huyết và bầm máu toàn thân, chảy máu từ các vị trí chọc tĩnh mạch ngoại vi, catheter tĩnh mạch trung tâm, vết thương và rỉ máu từ lợi là các biểu hiện thường gặp.

Sử dụng hiệu quả insulin điều trị đái tháo đường

Tất cả các bệnh nhân đái tháo đường có thể trở nên cần điều trị bằng insulin một cách tạm thời hoặc vĩnh viễn khi tụy không tiết đủ lượng insulin cần thiết.

Quy trình kỹ thuật thở ô xy

Tất cả các bệnh nhân thở Oxy phải làm ẩm khộng khí thở vào để đảm bảo tối ưu chức năng của nhung mao tiết nhầy đường hô hấp, đồng thời đảm bảo độ ấm.

Dung dịch vệ sinh phụ nữ chất lượng cao

Cùng với hơn 100 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, Dạ Hương tiếp tục góp mặt tại hội chợ lần thứ 9 Hàng Việt Nam chất lượng cao, tổ chức tại thủ đô Phnompenh, Campuchia.

Co giật và động kinh

Co giật cũng được phân loại là cục bộ hoặc toàn thân dựa trên mức độ ảnh hưởng lên giải phẫu thần kinh hoặc được phân loại là đơn giản hay phức tạp dựa trên ảnh hưởng của co giật lên tình trạng ý thức.

LÀM DỊU HỌNG NGAY KHI BỊ NGỨA HỌNG

Ngứa họng là triệu chứng kích thích ở họng, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể thấy ngứa họng xuất hiện trong các bệnh lý viêm đường hô hấp như: viêm họng, viêm khí phế quản, viêm mũi xoang...

Hội chứng cai rượu cấp

Sau khi ngưng rượu, sự giảm điều hoà receptor hệ GABA tham gia gây ra rất nhiều triệu chứng của hội chứng cai. Ngộ độc rượu mạn cũng ức chế hoạt động dẫn truyền thần kinh glutamate.

Thông khí không xâm nhập áp lực dương

CPAP ( Continuous Positive Airway Pressure, áp lực dương tính liên tục): bệnh nhân tự thở trên nền áp lực đường thở dương tính liên tục.

Dung dịch vệ sinh phụ nữ nổi tiếng số 1 năm 2012

Ngày 10/11/2012, lễ công bố “Sản phẩm đạt chứng nhận Tin & Dùng năm 2011 – 2012” được tổ chức tại Grand Plaza Sài Gòn.

Các phản ứng truyền máu

Các triệu chứng sớm bao gồm bắt đầu đột ngột tình trạng lo lắng, đỏ bừng, nhịp nhanh và tụt huyết áp. Đau ngực, đau bụng, sốt và khó thở là các biểu hiện thường gặp.

Thở ô xy

Thở oxy hay liệu pháp thở oxy là cho bệnh nhân khí thở vào có nồng độ oxy cao hơn nồng độ oxy khí trời (FiO¬¬2 > 21%).

Tràn khí màng phổi toàn bộ

Tràn khí màng phổ toàn bộ là một bệnh lý cấp tính của khoang màng phổi đặc trưng bởi xuất iện khí trong từng khoang màng phổi ở các mức độ khác nhau