Sốc phản vệ (dị ứng)

2012-06-21 09:28 AM

Sốc phản vệ là tình trạng lâm sàng xuất hiện đột ngột do hậu quả của sự kết hợp kháng nguyên với các thành phần miễn dịch IgE trên bề mặt tế bào ưa kiềm và các đại thực bào gây giải phóng các chất như histamin.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Sốc phản vệ là tình trạng lâm sàng xuất hiện đột ngột do hậu quả của sự kết hợp kháng nguyên với các thành phần miễn dịch IgE trên bề mặt tế bào ưa kiềm và các đại thực bào gây giải phóng các chất như histamin, leukotrienes và các  hoá chất trung gian khác. Hậu quả của tình trạng này là tăng tính thấm thành mạch, giãn mạch, co thắt các cơ trơn tiêu hoá, hô hấp gây ra bệnh cảnh lâm sàng của sốc phản vệ.

Là một một cấp cứu được thực hiện ngay tại chỗ.

Sốc phản vệ luôn có nguy cơ xuất hiện trở lại trong nhiều giờ sau do vậy cần đ­ược theo dõi tối thiểu 48 giờ ở khoa hồi sức hoặc khoa cấp cứu sau khi đã được xử trí tại chỗ.

Adrenalin là thuốc cơ bản, đầu tay để điều trị sốc phản vệ.

Sinh lý bệnh

Là hậu quả của phản ứng miễn dịch giữa kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể với IgE trên bề mặt tế bào ưa kiềm và các đại thực bào.

Phản ứng kết hợp kháng nguyên – kháng thể này gây giải phóng các hoá chất trung gian vào trong hệ thống tuần hoàn như histamin, leucotrien, prostaglandin…

Các hoá chất trung gian gây ra.

Tình trạng sốc do:

Tăng tính thấm thành mạch, thoát mạch.

Giãn mạch.

Các triệu chứng hô hấp: do hiện tượng co thắt, phù nề và tăng tiết dịch.

Nguyên nhân

Do thuốc.

Kháng sinh penicillin, streptomycin.

Các thuốc khác: vitamin C, thuốc gây tê Lidocain, thuốc cản quang có iốt..

Các sản phẩm của máu:

Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, gama globuline.

Đặc biệt là trường hợp truyền nhầm nhóm máu.

Dùng các kháng độc tố: bạch hầu, uốn ván, huyết thanh kháng nọc rắn.

Nọc của các sinh vật và côn trùng cắn: ong, côn trùng đốt.

Thực phẩm: dứa, tôm, cua, nhộng….

Lâm sàng

Độ nặng của sốc phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng cá thể, số lượng và tốc độ hấp thu các kháng nguyên. Ngoài ra mức độ nặng của sốc phản vệ còn phụ thuốc vào thời gian và thái độ xử trí đúng.

Triệu chứng: xuất hiện ngay hoặc rất sớm (vài giây, vài phút, vài giờ) sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

Tình trạng sốc: huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ ( >120lần/phút).

Biểu hiện ngoài da: Da xung huyết đỏ, mẩn ngứa khu trú sau lan rộng ra toàn thân, nổi mề đay, phù Quink (phù quanh mao quản ngoại vi).

Triệu chứng hô hấp: tuỳ mức độ nhạy cảm của mỗi cá thể mà có các biểu hiện khác nhau

Tức ngực khó thở.

Co thắt phế quản giống như­ hen: Khó thở ra, nghe có ran rít hai bên phổi. tính

Tăng tiết dịch phế quản.

Tăng tính thấm thành mạch ® thoát dịch vào trong lòng phế nang ® có thể gây phù phổi.

Khó thở thanh quản (do co thắt và phù nề thanh quản).

Các triệu chứng tiêu hoá như đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉa chảy thường gặp do co thắt cơ trơn ống tiêu hoá

Xử trí

Thuốc và trang thiết bị cần thiết.

Adrenalin ống 1mg/1ml.

N­ước cất 10ml.

Corticoide: methylprednisolon hoặc Depersolon.

Dịch truyền NaCl 0,9%, Ringer lactate, Haesteril.

Bóng bóp ambu, mặt nạ, ống nội khí quản, bơm xịt Salbutamul hoặc Terbutalin.

Tại chỗ

Ngừng ngay tiếp xúc với dị nguyên (thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi).

Đặt bệnh nhân nằm tại chỗ, đầu thấp, thở oxy.

Adrenalin là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ:

Ống 1mg/1ml ( 1/1000). Dùng ngay sau khi bị sốc phản vệ.

Đ­ường dùng: Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp.

Người lớn: 0,5-1 ống.

Trẻ em: Pha loãng 1 ống với 9ml nước cất thành 10ml (dung dịch 1/10.000) sau đó tiêm 0,1ml/kg cân nặng, không quá 0,3mg.

Có thể tính liều Adrenalin 0,01mg/kg cân nặng cho cả trẻ em và ng­ười lớn.)

Tiêm nhắc lại nh­ư trên sau 10 - 15 phút cho đến khi có huyết áp trở lại. (Theo dõi huyết áp 10 - 15 phút/lần).

Nếu sốc nặng có thể pha loãng 1/20 rồi tiêm tĩnh mạch bơm qua nội khí quản hoặc màng nhẫn giáp.

Tại bệnh viện

Xử trí suy hô hấp: tuỳ thuộc mức độ suy hô hấp của bệnh nhân.

Thở ôxy qua mũi, mask.

Nếu có tình trạng suy hô hấp nặng thì cần được đặt nội khí quản và thở máy.

Trong trường hợp phù nề thanh môn nhiều không đặt được nội khí quản thì mở khí quản cấp cứu hoặc chọc màng nhẫn giáp.

Thiết lập đ­ường truyền tĩnh mạch Adrenalin.

Để duy trì huyết áp:

Bắt đầu 0,1mg/kg cân nặng/phút điều chỉnh theo huyết áp

Các thuốc khác: trong trường hợp có co thắt phế quản nhiều  truyền tĩnh mạch aminophylin 1mg/kg/giờ hoặc Terbutalin 0,2mcg/kg/ph. Có thể dùng Terbutalin 0,5mg tiêm d­ưới da ở người lớn hoặc 0,2mg/10kg cân nặng đối với trẻ em (tiêm 6 - 8 giờ/lần). Xịt họng hoặc khí dung terbutalin hoặc salbutamol.

Corticosteroide

Methylprednisolon 1mg/kg cân nặng tiêm tĩnh mạch 4 giờ/lần hoặc Hydrocortisol hemisuccinat 5mg/kg cân nặng 4 giờ/lần.

Promethazin 0,5 - 1mg/kg cân nặng tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.

Truyền dịch NaCl  0,9%.

Truyền dịch cao phân tử hoặc dịch keo để đảm bảo thể tích trong lòng mạch

Điều trị phối hợp

Than hoạt 1g/kg cân nặng nếu dị nguyên qua đ­ường tiêu hoá

Băng ép chi phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc.

Dự phòng

Cần chú ý phòng sốc phản vệ bằng cách.

Hỏi kỹ tiền sử dị ứng.

Tránh tiếp xúc các yếu tố nguy cơ ở các bệnh nhân có tiền sử dị ứng.

Chuẳn bị sẵn sàng hộp chống sốc.

Bài viết cùng chuyên mục

Vệ sinh phụ nữ - Phòng bệnh phụ khoa

Ngày 19/06/2010, Lễ Trao Giải thưởng và cúp Vàng “ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Quốc Gia “ đã được long trọng tổ chức tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia, Số 57 Phạm Hùng, Hà Nội.

Thở ô xy

Thở oxy hay liệu pháp thở oxy là cho bệnh nhân khí thở vào có nồng độ oxy cao hơn nồng độ oxy khí trời (FiO¬¬2 > 21%).

Các loại thảo mộc tốt nhất cho gan

Nhân trần được trường đại học Y Hà nội dùng điều trị bệnh viêm gan do vi rút tại bệnh viện Bạch mai và các bệnh viện tuyến trung ương khác.

Sinh lý kinh nguyệt

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính chất chu kỳ hàng tháng từ tử cung ra ngoài do bong niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột Estrogen hoặc Estrogen và Progesteron trong cơ thể.

Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC)

Ban xuất huyết và bầm máu toàn thân, chảy máu từ các vị trí chọc tĩnh mạch ngoại vi, catheter tĩnh mạch trung tâm, vết thương và rỉ máu từ lợi là các biểu hiện thường gặp.

Block nhánh

Bloc nhánh là 1 hình ảnh điện tâm đồ do những rối loạn dẫn truyền xung động trong các nhánh bó His gây ra.

Liệu pháp insulin trong điều trị đái tháo đường týp 2

Do tỷ lệ người cao tuổi mắc đái tháo đường týp 2 là phổ biến, thời gian mắc bệnh kéo dài, nhiều bệnh đi kèm, nguy cơ hạ đường huyết cao khi áp dụng khuyến cáo

Tràn khí màng phổi toàn bộ

Tràn khí màng phổ toàn bộ là một bệnh lý cấp tính của khoang màng phổi đặc trưng bởi xuất iện khí trong từng khoang màng phổi ở các mức độ khác nhau

Hội chứng suy đa phủ tạng

Suy đa tạng (SĐT) là một tình trạng viêm nội mạch toàn thân do một đả kích làm hoạt hoá các tế bào miễn dịch.

Làm gì khi bị sốt cao, cảm cúm?

Khi nhiễm virus đặc biệt là virus cúm bệnh nhân cần nghỉ ngơi, có thể dùng thuốc hạ sốt giảm đau… đặc biệt phải bù nước và điện giải nhằm dự phòng và giảm đáng kể thời gian các triệu chứng.

Ô mai! Món quà phương đông

Có thể nói, một trong những đóng góp thiết thực của văn hóa phương đông là biến một thứ quả rất chua, tưởng chừng không thể ăn được (quả mơ) thành một món ăn, vị thuốc quý ( ô mai).

Tổng quan về nồng độ NT proBNP huyết thanh

Gen biểu lộ BNP nằm trên nhiễm sắc thể số 1. Ở người khỏe mạnh gen này chủ yếu ở tâm nhĩ. Khi có tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến tâm thất như suy tim, gen biểu lộ BNP tại thất sẽ tăng cao.

Phương thuốc quý trị ho được lưu truyền hơn 300 năm (Xuyên bối tỳ bà cao)

Bài thuốc mà vị thần y sử dụng có tên là Xuyên bối tỳ bà cao, do có 2 vị thuốc chính yếu là Xuyên bối mẫu và tỳ bà diệp, kết hợp cùng hơn chục vị thuốc khác.

Thăm dò thông khí phổi và khí máu động mạch

Đánh giá chức năng phổi của bệnh nhân trước khi mổ phổi (Ung thư phế quản, áp xe phổi, giãn phế quản, các can thiệp tim mạch, ổ bụng).

Nguyên lý cấu tạo máy thở

Các máy thở đều dựa vào nguyên lý tạo ra chênh lệch áp lực nhằm đưa khí vào trong và ra ngoài phổi của bệnh nhân để thực hiện quá trình thơng khí.

Chăm sóc bệnh nhân hôn mê

Hôn mê là tình trạng mất ý thức, và mất sự thức tỉnh, không hồi phục lại hoàn toàn khi được kích thích.

Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thức ăn

Đây là một tình trạng bệnh lý hay gặp, đa dạng, nếu xử trí không đúng có thể nguy hiểm cho bệnh nhân.

Đặt nội khí quản đường miệng có đèn soi thanh quản

Đặt nội khí quản khí quản đường miệng có đèn soi thanh quản là thủ thuật luồn qua miệng một ống nội khí quản, vượt qua thanh môn vào khí quản một cách an toàn.

Nhiễm khuẩn đường sinh sản

Bệnh lý viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục, còn gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục, đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý phụ khoa vì là nguyên nhân gây ảnh hưởng sức khoẻ

LÀM DỊU HỌNG NGAY KHI BỊ NGỨA HỌNG

Ngứa họng là triệu chứng kích thích ở họng, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể thấy ngứa họng xuất hiện trong các bệnh lý viêm đường hô hấp như: viêm họng, viêm khí phế quản, viêm mũi xoang...

Chăm sóc bệnh nhân phù phổi cấp

Phù phổi là tình trạng suy hô hấp nặng do thanh dịch từ các mao mạch phổi tràn vào các phế nang gây cản trở sự trao đổi khí.

Lịch vắc xin cho trẻ em

Vắc xin cúm theo mùa hàng năm, tốt nhất trong mùa thu, cũng được đề nghị bắt đầu từ độ tuổi 6 tháng. Lần đầu tiên đi chủng ngừa cho bệnh cúm.

Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong bệnh hô hấp

Mặc dù chụp cắt lớp vi tính ngày càng phát triển nhưng phim chụp chuẩn thẳng và nghiêng vẫn là những tài liệu cung cấp nhiều thông tin quý báu để chẩn đoán định hướng bệnh phổi.

Xử trí tăng Kali máu

Các triệu chứng tim mạch: rối loạn nhịp nhanh. ngừng tim; chúng thường xảy ra khi tăng kali máu quá nhanh hoặc tăng kali máu kèm với hạ natri máu, hạ magne máu, hay hạ calci máu.

Chức năng của gan

Trước khi cuộc hành trình của mình trên khắp cơ thể người, máu từ dạ dày và ruột được lọc bởi gan. Để ngăn chặn các chất gây ô nhiễm lưu thông trong máu, gan loại bỏ rất nhiều chất thải độc hại lưu hành.