Hồng ban đa dạng

2016-06-28 09:43 AM

Hồng ban đa dạng là một bệnh da cấp tính đa hình thái do nhiều nguyên nhân gây nên hoặc do một nguyên nhân không xác định.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Những điểm thiết yếu cho chẩn đoán

Bệnh khởi phát đột ngột với các thương tổn đỏ da, đối xứng và có tiền sử tái phát.

Thương tổn có thể là dát đỏ, sẩn, sẩn phù, bọng nước, hoặc xuất huyết.

Thương tổn hình bia bắn với trung tâm lành và xung quanh viền đỏ và có thể coi như là hồng ban đa dạng thứ yếu. Những thương tổn này hiếm khi liên kết với hồng ban đa dạng chính yếu do thuốc (hội chứng Stevens- Johnson).

Hầu hết khu trú ở mặt duỗi của chi, ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc ở niêm mạc.

Bệnh này có thể liên đới với herpes simplex, nhiễm khuẩn toàn thân hoặc phản ứng thuốc.

Nhận định chung

Hồng ban đa dạng là một bệnh da cấp tính đa hình thái do nhiều nguyên nhân gây nên hoặc do một nguyên nhân không xác định. Nó có thể là đại diện cho một số bệnh với các biểu hiện và cơ chế bệnh sinh khác nhau. Dựa trên các triệu chứng lâm sàng, bệnh này được chia thành hai dạng: hồng ban đa dạng chính yếu và hồng ban đa dạng thứ yếu. Gần 90% các trường hợp hồng ban đa dạng thứ yếu xuất hiện sau bệnh herpes simplex và biểu hiện bằng các triệu chứng ngoài da. Một vài trường hợp có thể xuất hiện sau khi nhiễm Mycoplasma pneumoniae. Hồng ban đa dạng chính yếu (hội chứng Stevens - Johnson), thuộc nhóm các bệnh da có bọng nước, được biểu hiện bởi tính độc và thường khu trú ở hai bề mặt niêm mạc (miệng và kết mạc), thường liên quan với thuốc đặc biệt là sulíbnamid, thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống co giật như phenytoin. Hồng ban đa dạng cũng có thể biểu hiện như một loét niêm mạc miệng tái phát, thương tổn ở da chỉ biểụ hiện ở 50% số trường hợp và được chẩn đoán bằng sinh thiết niêm mạc miệng. Có rất nhiều điều kiện và các tác nhân gây ra bệnh hồng ban đa dạng. Do hồng ban đa dạng có những tiền triệu riêng của nó, có rất nhiều loại thuốc dùng cho các triệu chứng này liên quan tới bệnh học của nó mà không cần các kiểm chứng xác định bệnh. Cũng giống như tất cả các dị ứng thuốc, việc dùng thuốc bôi hay thuốc toàn thân đều có thể là nguyên nhân tiềm tàng gây ra hòng ban đa dạng.

Dấu hiệu và triệu chúng

Thậm chí cả các chuyên gia cũng không phải lúc nào cũng thống nhất ý kiến như thế nào là một tổn thương đích và dấu hiệu lâm sàng quan trọng của hồng ban đa dạng thứ yếu. Tổn thương này bao gồm ba vùng đồng tâm có màu sắc thay đổi hầu hết tập trung ở ngọn chi. Không phải tất cả các tổn thương đều có diện mạo này mà chúng có thể là sẩn, sấn phù đỏ cố định, một số tổn thương loại này có thể phát triển thành bọng nước hoặc thành các thương tổn giống thương tổn đlch, chúng chỉ có hai vùng đồng tâm có màu sắc thay đổi. Đối với hồng ban đa dạng chính yếu, thường gặp loét niêm mạc gây đau đớn khi ăn, khi nuốt và khi tiểu tiện.

Cận lâm sàng

Xét nghiệm máu không có ích cho việc chuẩn đoán. Trong trựờng hợp không có các thương tổn cổ điển như thương tổn đích hay thương tổn hình mống mắt, phải làm sinh thiết da. Hình ảnh giải phẫu bệnh đặc trưng là sự thoái hóa tế bào thượng bì. Cũng có thể quan sát thấy nổi lên sự xâm nhập của lympho bào quanh các huyết quản ở trung bì nông. Phù ở các nhú bì dẫn tới tạo thành các bọng nước là đặc trưng của thương tổn bọng nước. Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp thấy có sự lắng đòng của IgM và C3, nhưng đây không phải là tiêu chuẩn chẩn đoán.

Chẩn đoán phân biệt

Mày đay và dị ứng thuốc là hai bệnh chính cần phải phân biệt với hồng ban đa dạng thứ yếu. Các thương tổn đặc trưng của ngứa mày đay thực sự phải xuất hiện và biến mất trong vòng 24 giờ, chúng thường phản ứng rất nhạy với kháng histamin và không tấn công vào niêm mạc. Đối với bệnh hồng ban đa dạng chính yếu, chẩn đoán phân biệt chính là bệnh thoái hóa thượng bì do nhiễm độc, một số nhà cận lâm sàng coi các bệnh này là các biến thế của cùng một bệnh. Khi có bọng nước cần phải hội chẩn. Chẩn đoán phân biệt các bệnh da có bọng nước như pemphigus, dạng pemphigus, và nhiễm độc da dị ứng thuốc thể bọng nước.

Một lần nữa sinh thiết da là một xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán.

Biến chứng

Các tổn thương nội tạng (ví dụ như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm thận) là các biến chứng rất hiếm gặp. Trong những trường hợp nặng (biến thể của hội chứng Stevens - Johnson) có thương tổn ở niêm mạc khí phế quản và kết mạc, có thể có biến chứng sẹo.

Điều trị

Liệu pháp chung

Hồng ban đa dạng chính yếu (hội chứng Stevens - Johnson) có trợt loét da rộng thì tốt nhất được điều trị ở chuyên khoa bỏng. Mặt khác, bệnh nhân không cần nhập viện nếu không có thương tổn niêm mạc ảnh hưởng tới dinh dưỡng. Đối với những bệnh nhân bắt đầu có bọng nước nên thăm khám hàng ngày.

Các liệu pháp đặc biệt

Mặc dù không có các dữ liệu thích đáng khuyến khích việc sử dụng corticosteroid để điều trị hồng ban đa dạng chính yếu nhưng chúng vẫn được các bạc sĩ kê. Các nghiên cứu hồi cứu cho thấy trẻ em bị bệnh hồng đa dạng được điều trị bằng corticosteroid liều cao trong thực tế cho kết quả khiêm tốn do các biến chứng trong điều trị. Các nghiên cứu này đã bị phê phán do không có các dữ liệu cho biết corticosteroid được dùng vào lúc nào. Nên dùng corticosteroid sớm hơn với liều trung bình (prednison 60 - 80mg) trong các trường hợp nặng hơn, trước khi xuất hiện các bọng nước và dừng thuốc trong một vài ngày nếu không có đáp ứng thuốc rõ rệt. Đối với hồng ban đa dạng ở miệng, corticosteroid uống và bôi rất có hiệu quả. Dùng acyclovir theo đường uống để phòng nhiễm herpes simplex có thể có hiệu quả phòng tránh tái phát herpes có liên kết với hồng ban đa dạng. Có thể dùng kháng sinh kháng tụ cầu cho các nhiễm khuẩn thứ phảt hiếm gặp.

Liệu pháp tại chỗ

Điều trị tại chỗ thường ít hiệu quả đối vớí bệnh này. Đối với thương tổn ở miệng, có thể dùng diphenhyđramin cồn rượu 1% trộn với Kaopectat hoặc với dyclonin 1% để súc miệng vài lần mỗi ngày.

Tiên lượng

Hồng ban đa dạng thứ yếu thường kéo dài 2 đến 6 tuần và có thể tái phát. Hội chứng Stevens -Johnson có thể có thương tổn nội tạng và có thể gầy tử vong ở hầu hết các trường hợp nặng.

Bài viết cùng chuyên mục

Hồng ban ly tâm mãn tính

Ở trung tâm thương tổn nơi bị cắn thì lành, để lại một viền đỏ, nó cũng có thể nổi lên, tạo mụn nước hoặc hoại tử.

Bệnh dày sừng do ánh nắng

Phương pháp điều trị nhanh và có hiệu qủa là dùng nitơ lỏng. Thương tổn bị đông lạnh sau vài giây khi dùng tăm bông nhúng trong nitơ lỏng hoặc bằng phương pháp phun.

Bệnh Pemphigus: chẩn đoán và điều trị

Các tổn thương thường xuất hiện đầu tiên ở các màng niêm mạc miệng, và những tổn thương này nhanh chóng trở nên bị trợt da.

Tàn nhang và nốt ruồi, dày sừng da mỡ

Những thương tổn này thường tăng số lượng tế bào sắc tố, và chúng không bị nhạt màu đi khi không còn tiếp xúc với ánh nắng, chúng được coi như tất cả các thường tổn sắc tố khác.

Bệnh Zona: chẩn đoán và điều trị

Bệnh zona là một bệnh da có bọng nước cấp tính do virus mà virus có hình thái giống như virus thủy đậu. Bệnh thường gặp ở người lớn. Hầu hết bệnh nhân chỉ bị zona một lần.

Bệnh Bowen và bệnh Paget

Bệnh tiến triển lành tính, nhưng khi những thương tổn này phát triển thành ung thư tế bào gai xâm lấn, thì cắt bỏ hoặc chỉ định phương pháp điều trị khác.

Nấm tay và chân

Nấm ở chân là loại bệnh da cấp hoặc mạn tính hay gặp. Một số cá thể hay bị bệnh hơn người khác. Hầu hết các trưồng hơn đều do Trichophyton và Epidemophyton gây nên.

Chàm thể tạng: bệnh da có vảy

Chàm thể tạng có hình thái và tỉ lệ khác nhau ở lứa tuổi khác nhau, vì hầu hết bệnh nhân chàm thể tạng có da khô và bong vảy ở một vài thời điểm nên bệnh này được thảo luận ở bệnh da có vảy.

Viêm da bong vảy: chứng đỏ da tróc vảy

Các triệu chứng có thể gồm ngứa, mệt, ớn lạnh, sốt và sút cân. Rét run có thể nổi bật. Bong vảy da có thể toàn thân hoặc rộng và đôi khi cả rụng lông tóc và móng.

Lang ben: chẩn đoán và điều trị

Dát nhạt màu cần chẩn đoán phân biệt với bạch biến, dựa vào sự xuất hiện các thương tổn. Bạch biến thường khu trú ở vùng quanh hốc tự nhiên và đầu ngón tay.

Nhiễm nấm ở da

Nói chung, chỉ điều trị sau khi đã có chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm soi tươi hoặc nuôi cấy nấm, đặc biệt khi dùng thuốc chống nấm toàn thân.

Trứng cá thường

Bệnh hay gặp hơn và cũng thường nặng hơn ở nam giới. Trái với quan niệm của dân chúng, bệnh không tự khỏi khi trưởng thành. Nếu không được điều trị, bệnh tồn tại đến tuổi 40, 50 hoặc thậm chí tuổi 60.

Bệnh mày đay và phù mạch

Bệnh mày đay có thể được gây nên bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Cơ chế bệnh sinh có thể do cơ chế miễn dịch hoặc không do cơ chế miễn dịch.

Chốc: thương tổn ướt có vảy

Ngứa là triệu chứng duy nhất. Thương tổn lâm sàng là các dát, mụn nước, bọng nước, mụn mủ, và vảy tiết màu vàng sáp ong dính. Khi cậy bỏ vảy sẽ để lại vết trợt màu đỏ.

Hồng ban nút

Nghiên cứu mô cho thấy viêm giữa các tế bào dưới da là đặc trưng của hồng ban nút. Mặt khác, phát hiện đó cũng thấy ở các bệnh có liên đới khác.

Chẩn đoán các bệnh lý da

Tiền sử cũng rất quan trọng trong việc đánh giá sự thất bại trong điều trị. Đối với chuyên khoa ngoài da, trong phần tiền sử này cần có chi tiết cụ thể về cách bệnh nhân đã sử dụng các thuốc bôi như thế nào.

Rôm ban nhiệt

Sử dụng những chế phẩm kháng sinh như chlorhexidin trước khi tiếp xúc với nóng ẩm có thể tránh được rôm. Những người dễ bị rôm nên tránh tiếp xúc với môi trường nóng ẩm.

Viêm nang lông

Viêm nang lông do vi khuẩn gram âm, bệnh thường phát triển ở những người đang điều trị trứng cá bằng kháng sinh, có thể bệnh biểu hiện như một đợt bột phát của trứng cá mủ và trứng cá nốt.

Viêm da do ánh nắng

Phản ứng viêm da cấp tính, nếu đủ nặng thường kèm theo đau, triệu chứng đường ruột, khó chịu và thậm chí kiệt sức, điều này ít xẩy ra.

Ngứa ở vùng hậu môn sinh dục

Ở phụ nữ ngứa hậu môn đơn thuần rất hiếm còn ngứa âm hộ không phải lúc nào cũng đi kèm ngứa vùng hậu môn, mặc dù ngứa hậu môn thì thường lan tới âm hộ.

Viêm da dạng herpes

Bệnh nhân có viêm ruột nhạy cảm với gluten, nhưng đôi với phần lớn bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng.

Nguyên tắc điều trị bệnh ngoài da

Các thuốc bôi kháng sinh, neomycin là loại thuốc có khả năng gây cảm ứng lớn nhất. Dephenhydramin, Benzocain và Ethylenediamin là những chất có trong thành phần của của thuốc bôi cũng dễ gây dị ứng.

Rối loạn sắc tố da

Trước hết cần xác định thế nào là tăng sắc tố và giảm sắc tố. Mỗi loại có thể là tiên phát hay thứ phát sau một bệnh khác.

Viêm da thần kinh: liken thường mạn tính

Cách giải thích cổ điển về viêm da thần kinh là biểu hiện một chu kỳ ngứa gãi tự hết, nhưng không có bằng chứng cho rằng đây là nguyên nhân duy nhất gây nên do thói quen của bệnh nhân.

Tổ đỉa: chẩn đoán và điều trị

Các mụn nước trong, nhỏ, nằm rải rác ở hai bên của các ngón tay và ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Trông giống như hạt gạo tròn trong bột sắn. Các thương tổn này có thể rất ngứa.