Nhọt và nhọt độc

2016-07-07 11:09 AM

Có nổi bật lên cảm giác đau và nhậy cảm, và với nhọt độc thì dữ dội hơn nhọt thường. Áp xe nang lông hoặc là tròn hoặc là hình nón.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Những điểm thiết yếu cho chẩn đoán

Sưng do viêm nang lông tạo áp xe gây đau đớn vô cùng.

Đôi khi có bệnh tiên phát từ trước, đặc biệt là bệnh đái tháo đường.

Tụ cầu Staphylococcus aureus có men làm đông là nguyên nhân gây bệnh.

Nhận định chung

Nhọt một sự nhiễm khuẩn áp xe ở toàn bộ nang lông và mô da lân cận. Vị trí thông thường nhất của nhọt là vùng lông dễ bị kích thích, ma sát, chèn ép, bị bít bởi các sản phẩm của Petroleum. Vì các tổn thương tự nhiễm nên chúng thường tăng lên. Các nghiên cứu kỹ lưỡng bất kỳ không tìm ra căn nguyên mặc dù đôi khi không còn nghi ngờ là bệnh nhân bị đái tháo đường.

Nhọt độc gồm một số nhọt phát triển liên kết nang lông và hợp lại thành một khối, nằm sâu, có các điểm dẫn lưu.

Dấu hiệu và triệu chứng

Có nổi bật lên cảm giác đau và nhậy cảm, và với nhọt độc thì dữ dội hơn nhọt thường. Áp xe nang lông hoặc là tròn hoặc là hình nón. Nó lớn dần trở nên bùng nhùng và sau đó mềm đi rồi tự vỡ sau một vài ngày cho tới 1- 2 tuần làm thoát ta mủ có nhân mô hoại tử. Đôi khi nhiễm khuẩn giảm đi trước khi xảy ra hoại tử. Bị nhiễm ở vùng mô mềm xung quanh móng (viêm quanh móng) thường do tụ cầu khi là cấp tính. Đây là một biến thể của nhọt. Các vi khuẩn khác cũng có thể là nguyên nhân bao gồm Pseudomonas và herpes simplex (chín mé herpes).

Cận lâm sàng

Có thể có tăng bạch cầu nhẹ, nhưng ít khi cần phải đếm bạch cầu. Mặc dù S. aureus hầu như luôn luôn là nguyên nhân, nhưng cần phải nuôi cấy mủ, đặc biệt với các bệnh nhân suy giảm miễn dịch, để loại bỏ nguyên nhân S. aureus kháng methicillin hay các vi khuẩn khác.

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh phân biệt chẩn đoán thông thường nhất là một nang thể vùi biểu bì bị viêm bỗng nhiên trở nên đỏ, mềm và tăng nhiều về kích thước trong vòng một đến vài ngày: Lịch sử của một nang nhỏ trước đó ở cùng một vị trí, sự có mặt của lỗ nang có thể nhìn thấy, và sự đẩy ra của chất giống pho mát hơn là mủ có thể giúp cho chẩn đoán. Nhọt cũng có thể phân biệt với nhiễm nấm sâu như nhiễm nấm Sporotrichum (thường gặp ở những người làm vườn) và nhiễm nấm Blastomyces, với các nhiễm khuẩn khác như bệnh than, bệnh do tularemia (hiếm), và với nang trứng cá, viêm tuyến mồ hôi, bệnh tuyến hủy đầu, biểu hiện áp xe vô khuẩn mềm trong nách, háng, ngực. Sự có mặt của các sẹo cũ hay cộng với nuôi cấy âm tính gợi ý cho chẩn đoán này.

Biến chứng

Nghiêm trọng và đôi khi bệnh gây chết người như viêm tác tĩnh mạch xoang hang có thể là biến chứng của một chiếc nhọt ở phần giữa môi trên hay ở nếp gấp mũi môi. Áp xe quanh thận, viêm xương tủy và thậm chí viêm màng trong tim cũng có xảy ra do nhọt.

Điều trị

Liệu pháp đặc hiệu

Chỉ định các thuốc chống viêm toàn thân (được lựa chọn trên cơ sở nuôi cấy và kiểm tra độ nhạy nếu có thể). Thường thì cloxacillin natri 1g/ ngày với các liều chia nhỏ dùng trong 10 ngày đường uống có tác dụng tốt. Cephalexin là một thuốc thay thế có hiệu quả. Ciprofloxacin có hiệu quả chống các dòng tụ cầu kháng các loại kháng sinh khác. Có thể dùng erythromycin đối với các bệnh nhân dị ứng với penicillin trong cộng đồng có ít người có tụ cầu kháng erythromycin hoặc phân lập được loại nhạy cảm với erythromycin.

Nhọt tái phát có thể được điều trị hiệu quả bằng kết hợp dicloxacillin 250 - 500mg 4 làn một ngày trong 2 - 4 tuần, và rifampin 300mg 2 lần 1 ngày trong 5 ngày. Các thành viên của gia đình và các tiếp xúc gần gũi có thể cần đánh giá trạng thái mang tụ cầu và có lẽ cần điều trị đồng thời. Dùng mupirocin 2% bôi vào lỗ mũi ngoài, nách, và vùng hậu môn sinh dục 3 lần 1 ngày trong 5 - 7 ngày sẽ loại bỏ trạng thái mang tụ cầu. Tuy vậy với công thức hiện nay mupirocin có thể kích thích bên trong mũi.

Liệu pháp lại chỗ

Cố định và tránh lan rộng phần viêm. Dùng nhiệt ẩm để giúp vết thương rộng hơn "khoanh vùng". Phẫu thuật rạch vết thương và cắt bỏ phần hoại thư sau khi nhọt đã "chín". Không được rạch sâu. Bôi thuốc chống viêm và băng kín trong khi dẫn lưu. Không cần thiết phải rạch và dẫn lưu viêm quanh móng do tụ cầu cấp. Luồn một thìa kim loại phẳng hoặc một que gỗ cứng nhọn vào nếp móng tay chỗ tiếp giáp với móng sẽ làm thoát mủ từ tổn thương đã chín.

Nang biểu bì bị viêm tốt nhất là điều trị bằng tiêm triamcinolon acetonid (10 mg/ml) vào góc của tổn thương trong giai đoạn đầu, cố gắng không tiêm vào nang. Cùng lúc có thể phải dẫn lưu nếu vết thương quá bùng nhùng.

Tiên lượng

Các đợt tái phát có thể xẩy ra trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Nhọt độc nghiêm trọng hơn và nguy hiểm hơn nhọt thường.

Các danh mục

Chẩn đoán và điều trị y học tuổi già

Tiếp cận bệnh nhân dự phòng và các triệu chứng chung

Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư

Chẩn đoán và điều trị bệnh da và phần phụ

Chẩn đoán và điều trị bệnh mắt

Chẩn đoán và điều trị bệnh tai mũi họng

Chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp

Chẩn đoán và điều trị bệnh tim

Chẩn đoán và điều trị bệnh mạch máu và bạch huyết

Chẩn đoán và điều trị bệnh máu

Chẩn đoán và điều trị bệnh đường tiêu hóa

Chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến vú

Chẩn đoán và điều trị bệnh phụ khoa

Chẩn đoán và điều trị sản khoa

Chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp

Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn miễn dịch và dị ứng

Đánh giá trước phẫu thuật

Chăm sóc giai đoạn cuối đời

Chẩn đoán và điều trị bệnh gan mật và tụy

Chẩn đoán và điều trị rối loạn nước điện giải

Chẩn đoán và điều trị bệnh nhân bị bệnh thận

Chẩn đoán và điều trị bệnh hệ niệu học

Chẩn đoán và điều trị bệnh hệ thần kinh

Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tâm thần

Chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết

Chẩn đoán và điều trị rối loạn dinh dưỡng

Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm

Chẩn đoán và điều trị bệnh do ký sinh đơn bào và giun sán

Chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm trùng do nấm