- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh da và phần phụ
- Loét cẳng chân thứ phát sau thiểu năng tĩnh mạch
Loét cẳng chân thứ phát sau thiểu năng tĩnh mạch
Bệnh nhân thường có một tiền sử lâu dài bị thiểu năng tĩnh mạch. Viêm da thường xuất hiện sau phù nề mạn tính, và thường rất ngứa.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Những điểm thiết yếu cho chẩn đoán
Có tiền sử giãn tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch huyết khối, hay hội chứng sau viêm tĩnh mạch.
Vết loét không đều, khu trú ở vùng giữa ngoài của phía dưới cẳng chân và phía trên mắt cá.
Chân phù nề, vùng thương tổn giãn tĩnh mạch, nhiễm sắc tố, đỏ và có vảy (viêm da ứ trệ). Có các sẹo do thương tổn cũ để lại sẽ hỗ trợ cho chẩn đoán.
Nhận định chung
Bệnh nhân có tiền sử thiểu năng tĩnh mạch, hoặc giãn mạch rõ rệt, hoặc có tiền sử viêm tĩnh mạch huyết khối hay nhóm cơ bắp chân bị bất động dễ có nguy cơ bị bệnh. Viêm da ứ trệ với các tổn thương đỏ và ngứa thường có trước khi có loét. Tăng áp lực tĩnh mạch, phù nề, và thoát mạch các protein có trọng lượng phân tử cao như fibrinogen làm giảm oxy và chất dinh dưỡng tới nuôi dưỡng tổ chức. Các bạch cầu làm thương tổn các tế bào nội mạc mạch và dẫn tới làm chấn thương tổ chức.
Dấu hiệu và triệu chứng
Bệnh nhân thường có một tiền sử lâu dài bị thiểu năng tĩnh mạch. Viêm da thường xuất hiện sau phù nề mạn tính, và thường rất ngứa. Những thay đổi này làm thay đổi màu sắc của da và làm cho da bị suy yếu, có khi làm cho da ở chân bị xơ teo. Đáy vết loét sạch, thường có tiết fibrin màu vàng và dễ dàng bị loại bỏ bằng cách đắp gặc nhưng thương tổn thường đòi hỏi phải được điều trị bằng phẫu thuật. Nếu các thương tổn không có liên quan tới ứ trệ, hoặc thương tổn khu trú ở ngón chân, ở chân hoặc phía trên đầu gối thì nên nghĩ tới chẩn đoán khác.
Cận lâm sàng
Xét nghiệm tỉ mỉ hệ thống mạch máu của bệnh nhân là rất cần thiết như chụp Doppler để thăm dò thiểu năng tĩnh mạch. Ngày nay, người ta đang giới thiệu loại lưu biến đồ ánh sáng để do thời gian dự trữ của tĩnh mạch.
Chẩn đoán phân biệt
Cần chẩn đoán phân biệt với viêm mao mạch, viêm da mủ hoại tử, viêm loét động mạch, nhiễm khuẩn, chấn thương, côn trùng đốt và thiếu máu hồng cầu, hình liềm. Khi nghi ngờ chẩn đoán nên cắt sinh thiết ở bờ thương tổn chứ không làm ở đáy thương tổn, có thể có ích.
Phòng bệnh
Băng ép chân để giẫm phù nề là phương pháp quan trọng nhất để phòng bệnh. Băng ép có kết quả với áp lực 30 mm Hg ở phía dưới đầu gối và 40 mm Hg ở cổ chân. Không nên bằng ép cho bệnh nhân thiểu hàng động mach có chi số áp lực cánh tay - cổ tay dưới 0,7. Phương pháp băng ép liên tiềp bằng lớp hơi có hiệu qủa lớn.
Điều trị
Loét cẳng chân có thể mạn tính và thương tổn có thể làm cho cơ thể suy nhược trong khi rất nhiều thương tổn đáp ứng rất tốt với liệu pháp điều trị chuẩn, giá trị của phương pháp điều trị mới đã cho chúng ta một hy vọng về chăm sóc bệnh nhân có hiệu qủa trong tương lai.
Liệu pháp lại chỗ
Thực hiện liệu pháp bằng ép trước hết phải làm sạch vết loét. Cần phải giới thiệu cho bệnh nhân cách làm sạch vết loét bằng dung dịch muối hoặc các chất làm sạch như Saf-clens, hay Cara-klenz hằng ngày. Có thể dùng nạo hoặc kéo nhỏ để cắt bỏ các sợi fibrin vàng, có thể gây tê tại chỗ khi các vùng này đau.
Khi đáy vết loét đã sạch, vết loét được điều trị bằng metronidazol dạng gel để làm giảm sự phát triển của vi khuẩn gram (-) và giảm mùi hôi. Các vùng da viêm đỏ thì điều trị bằng mỡ steroid loại trung bình hoặc loại có tác dụng mạnh. Rồi sau đó che phủ vết loét bàng một mảnh gạc ướt (Duoderm, hay Cutinova) hoặc bột polyurethan (Allevyn) tiếp sau đó là bệnh nhân đắp bột nhão kẽm Unna. Hàng tuần thay bột đắp. Vết loét sẽ bắt đầu khỏi trong vòng một tuần, và sẽ khỏi hoàn toàn trong vòng 2 - 3 tháng. Một số vết loét đòi hỏi phải ghép da, người ta thường không ghép toàn bộ độ dày hay một phần độ dày mà chỉ ghép một nhúm (cạo một mảnh da nhỏ đặt nằm vào đáy) có thể có hiệu quả hơn. Kỹ thuật mới ghép nuôi cấy tế bào thượng bì đã mang lại kết qủa tốt cho một số trường hợp bị thất bại khi điều trị bằng phương pháp khác.
Liệu pháp toàn thân
Nếu loét có kèm với viêm mô tế bào thì cần phải cho kháng sinh, kết hợp hai loại kháng sinh là dicloxacillin 250 mg x 4 lần/ngày và Ciprofloxacin 500 mg x 2 lần/ngày theo đường uống sẽ có hiệu quả.
Tiên lượng
Sự kết hợp đeo tất ép với các chất rửa tân tiến hơn cho phép loét ứ trệ tĩnh mạch khỏi trong vòng vài tuần hay vài tháng. Các phương pháp tân tiến hơn có tác dụng tốt trong các trường hợp ngoan cố. Kiểm soát phù nề là rất cần thiết để phòng loét tái phát.
Bài viết cùng chuyên mục
Ghẻ: chẩn đoán và điều trị
Các tổn thương đặc trưng có thể gặp ở núm vú phụ nữ và như là các mụn nước có thể thấy ở mông. Viêm da mủ thường là dấu hiệu biểu hiện của bệnh.
Nhọt và nhọt độc
Có nổi bật lên cảm giác đau và nhậy cảm, và với nhọt độc thì dữ dội hơn nhọt thường. Áp xe nang lông hoặc là tròn hoặc là hình nón.
Nguyên tắc điều trị bệnh ngoài da
Các thuốc bôi kháng sinh, neomycin là loại thuốc có khả năng gây cảm ứng lớn nhất. Dephenhydramin, Benzocain và Ethylenediamin là những chất có trong thành phần của của thuốc bôi cũng dễ gây dị ứng.
Bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến là một bệnh viêm da cấp hoặc mạn, hay gặp, lành tính, có tính chất di truyền. Có một số yếu tố trung gian gây bệnh như polyamine, protease, CAMP, các yếu tố phát triển như TGFa và leukotrien.
Viêm da bong vảy: chứng đỏ da tróc vảy
Các triệu chứng có thể gồm ngứa, mệt, ớn lạnh, sốt và sút cân. Rét run có thể nổi bật. Bong vảy da có thể toàn thân hoặc rộng và đôi khi cả rụng lông tóc và móng.
Những hình thái bất thường của móng
Điều quan trọng là phải, phân biệt được giữa rối loạn móng do bẩm sinh, hay di truyền với bệnh móng do sang chấn, và môi trường.
Hồng ban nút
Nghiên cứu mô cho thấy viêm giữa các tế bào dưới da là đặc trưng của hồng ban nút. Mặt khác, phát hiện đó cũng thấy ở các bệnh có liên đới khác.
Viêm nang lông
Viêm nang lông do vi khuẩn gram âm, bệnh thường phát triển ở những người đang điều trị trứng cá bằng kháng sinh, có thể bệnh biểu hiện như một đợt bột phát của trứng cá mủ và trứng cá nốt.
Rụng tóc hói: chẩn đoán và điều trị
Rụng tóc do sẹo thường là rụng tóc vĩnh viễn và không thay đổi được. Không có thuốc nào có thể chữa được trừ khi phẫu thuật cấy tóc.
Ung thư tế bào gai
Cần phải khám da và dùng các liệu pháp điều trị như đối với bệnh ung thư tế bào đáy. Cắt bỏ là cách điều trị được dùng nhiều đối với ung thư tế bào đáy.
Ngứa: chẩn đoán và điều trị
Có nguyên nhân thông thường nhất của bệnh ngứa liên kết với bệnh toàn thân là tăng ure huyết liên quan đến bệnh tán máu.
Sarcoma Kaposi: chẩn đoán và điều trị
Các tổn thương sarcoma Kaposi ở nhóm bệnh nhân này thường kèm theo thương tổn ở phổi và đường dạ dày ruột cũng như da.
U mềm lây: chẩn đoán và điều trị
Các tổn thương có thể lan rộng do tự nhiễm. Trong hoạt động tình dục, chúng có thể giới hạn ở vùng sinh dục như dương vật, mu, và mặt trong đùi.
Viêm da do ánh nắng
Phản ứng viêm da cấp tính, nếu đủ nặng thường kèm theo đau, triệu chứng đường ruột, khó chịu và thậm chí kiệt sức, điều này ít xẩy ra.
Bệnh Bowen và bệnh Paget
Bệnh tiến triển lành tính, nhưng khi những thương tổn này phát triển thành ung thư tế bào gai xâm lấn, thì cắt bỏ hoặc chỉ định phương pháp điều trị khác.
Chai chân: chẩn đoán và điều trị
Điều trị bao gồm sửa lại cho đúng các bất thường cơ học gây ra ma xát và tỳ đè. Phải đi giày vừa và điều chỉnh lại các biến dạng chỉnh hình.
Bệnh Pemphigus: chẩn đoán và điều trị
Các tổn thương thường xuất hiện đầu tiên ở các màng niêm mạc miệng, và những tổn thương này nhanh chóng trở nên bị trợt da.
Ban nấm da: dị ứng hoặc nhạy cảm với nấm
Ngứa là triệu chứng duy nhất. Thương tổn cơ bản là từng nhóm mụn nước, thường khu trú ở mô cái và mô út. Đôi khi thương tổn khu trú ở mu bàn tay thậm chí có thể ở toàn thân.
Hạt cơm: chẩn đoán và điều trị
Một số tổn thương giống hạt cơm ở các vùng da tiếp xúc ánh mặt trời thực tế lại là các ung thư tế bào gai và dày sừng quá sản do ánh nắng.
Viêm tế bào: chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán phân biệt bao gồm viêm da tiếp xúc cấp ở một chi gây đỏ da, mụn nước và phù như trong viêm mô tế bào nhưng ngứa thay thế bằng triệu chứng đau.
Loét da do tỳ đè
Nếu vết loét lan rộng rất nhanh có thể là loét của viêm da mủ hoại tử kết hợp với bệnh viêm đường ruột.
Viêm da dị ứng tiếp xúc
Giai đoạn cấp tính thương tổn đặc trưng bởi các mụn nước nhỏ li ti, chảy nước và đóng vảy, khi thương tổn xẹp hoặc thương tổn mạn tính sẽ biểu hiện bằng các vảy da, đỏ da và có thể có dày da.
Hồng ban ly tâm mãn tính
Ở trung tâm thương tổn nơi bị cắn thì lành, để lại một viền đỏ, nó cũng có thể nổi lên, tạo mụn nước hoặc hoại tử.
Viêm quầng: chẩn đoán và điều trị
Thương tổn không bao giờ hóa mủ và hoại tử và khi khỏi không để lại sẹo. Bệnh có thể biến chứng gây rách da tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
Nấm tóc: chẩn đoán và điều trị
Hầu hết các trường hợp nhiễm nấm đều không có triệu chứng. Các thương tổn giống chốc và kerion có thể nổi bật bằng sự đau đớn. Cần khám tất cả các trương hợp có vảy mà không có viêm.