Tiêu chảy tái phát (mãn tính): phân tích đặc điểm lâm sàng

2020-12-22 12:04 PM

Tiến hành khám xét đại trực tràng để loại trừ ung thư/bệnh lý ruột viêm nếu bệnh nhân bị tiêu chảy kéo dài kèm theo với bất kỳ dấu hiệu: chảy máu khi thăm khám trực tràng, khối sờ thấy vùng bụng/trực tràng, sụt cân, thiếu máu thiếu sắt.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Phân cứng hoặc nén chặt khi thăm trực tràng

Nghi ngờ cao đến tiêu chảy do quá tải ở những người già yếu, bất động hoặc những người lú lẫn ý thức. Luôn tiến hành thăm khám trực tràng. Nếu như phân cứng hoặc nén chặt, điều trị với thuốc làm mềm phân và nhuận tràng, sau đó đánh giá lại. Nếu như thăm khám trực tràng bình thường, tiêu chảy do quá tải ít có khả năng (90% sự nén chặt phân là ở trực tràng), nhưng cân nhắc chụp XQuang bụng nếu như lâm sàng nghi ngờ cao.

Phân mỡ

Phân mỡ được tạo ra bởi sự kém hấp thu chất béo nhưng nếu không có thì cũng không loại trừ được các rối loạn hấp thu. Nếu có phân mỡ, cần đảm bảo rằng bệnh nhân không sử dụng orlistat (một loại thuốc không kê đơn) và kiểm tra huyết thanh coeliac và elastase trong phân (giảm trong suy tụy). Nếu như giảm elastase trong phân hoặc nghi ngờ cao đến bệnh lý tụy, ví dụ xơ hóa nang hoặc các triệu chứng gợi ý viêm tụy mạn, cân nhắc làm xét nghiệm hình ảnh học tụy (CT/MRCP); Ngược lại, cân nhắc thực hiện các khám xét ruột non như sinh thiết tá tràng, MRI. Tầm soát thiếu hụt dinh dưỡng, ví dụ sắt, B12, folate, Ca2+, Mg2+, PO43-, albumin, ở bất kỳ bệnh nhân nào nghi ngờ đến kém hấp thu.

Đặc điểm báo động

Tiến hành khám xét đại trực tràng để loại trừ ung thư/bệnh lý ruột viêm nếu bệnh nhân bị tiêu chảy kéo dài kèm theo với bất kỳ dấu hiệu:

Chảy máu khi thăm khám trực tràng;

Khối sờ thấy vùng bụng/trực tràng;

Sụt cân;

Thiếu máu thiếu sắt;

Mới xuất hiện ở người > 45 tuổi.

Cân nhắc nội soi đại tràng sigma với ống soi mềm như là thám xét đầu tiên cần tiến hành ở những bệnh nhân < 45 tuổi và nội soi đại tràng ở người > 45 tuổi.

Khả năng do thuốc

Tìm kiếm mối liên quan tạm thời giữa các thuốc có khả năng và việc khởi phát tiêu chảy. Xem xét thử ngưng sử dụng khi có thể nhưng chỉ thay đổi một loại ở một thời điểm và bắt đầu lại thuốc đó nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục không thay đổi. Đồng thời phải luôn luôn hỏi bệnh nhân về việc có sử dụng quá nhiều rượu không.

Nguy cơ nhiễm trùng đặc hiệu

Loại trừ nhiễm trùng kí sinh trùng ở những bệnh nhân có tiền sử du lịch đến vùng nhiệt đới, ví dụ nhiễm giardia, amíp hoặc nhiễm HIV đã biết/suy giảm miễn dịch khác, ví dụ nhiễm cryptosporidia - gửi 3 mẫu phân tươi để xét nghiệm tìm kí sinh trùng và nang trứng. Liên lạc với chuyên khoa truyền nhiễm nếu như kết quả các mẫu phân âm tính nhưng trên lâm sàng nghi ngờ cao đến tiêu chảy do nhiễm trùng. Xét nghiệm HIV ở bất kỳ bệnh nhân nào bị tiêu chảy mạn tính và có các yếu tố nguy cơ.

Tiêu chảy do C.difficile có thể xảy ra mạn tính hoặc tái phát - gửi mẫu phân để kiểm tra carbohydrate-deficient transferrin ở bất kỳ bệnh nhân nào có các yếu tố nguy cơ.

Lâm sàng hoặc xét nghiệm nghi ngờ cao đến bệnh lý cơ quan

Tầm soát chứng cường giáp, tăng canxi máu và bệnh coeliac. Chuyển chuyên khoa tiêu hóa để thực hiện các thám xét ruột non nếu như tiêu chảy phân không có máu, lượng lớn mà có phẫu thuật ruột non / dạ dày trước đó hoặc có bằng chứng thiếu hụt dinh dưỡng: albumin, B, folate, Ca2+, Mg2+, PO4 3-. Loại trừ bệnh lý ruột viêm nếu như có tiền sử gia đình dương tính, loét miệng, sốt, tăng CRP/VS hoặc bệnh cảnh ngoài ruột. Chuyển khoa tiêu hóa để đánh giá bổ sung nếu như có bất kỳ đặc điểm nào trên hoặc những dấu hiệu khác gợi ý bệnh lý thực thể, ví dụ sụt cân, chán ăn, tiêu chảy không đau, các triệu chứng chủ yếu xảy ra vào ban đêm hoặc mới khởi phát gần đây ở bệnh nhân > 45 tuổi.

Khả năng rối loạn chức năng

Nếu như không có đặc điểm nào trên, có nhiều khả năng do các nguyên nhân chức năng, ví dụ hội chứng ruột kích thích, đặc biệt khi có các triệu chứng điển hình. Trấn an và giải thích cho bệnh nhân nhưng cần chuyển chuyên khoa tiêu hóa nếu như các triệu chứng tiến triển, gây lo lắng hoặc hạn chế hoạt động bình thường ở bệnh nhân.

Bài viết cùng chuyên mục

Di chuyển khó khăn: các nguyên nhân gây té ngã

Các vấn đề di chuyển có thể tự thúc đẩy như là tình trạng giảm hoạt động dẫn đến mất chức năng và độ chắc của khối cơ. Cách tiếp cận có hệ thống một cách toàn diện là điều cần thiết.

Tiểu khó: phân tích triệu chứng

Chẩn đoán phổ biến nhất cho bệnh nhân mắc chứng khó tiểu là nhiễm trùng đường tiết niệu, mặc dù là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các triệu chứng khó tiểu, nhưng nhiều nguyên nhân khác cần được chẩn đoán chính xác.

Rối loạn cương dương: phân tích triệu chứng

Rối loạn cương dương, trước đây thường được gọi là bất lực, được định nghĩa là không có khả năng đạt được hoặc duy trì sự cương cứng đủ để giao hợp, về bản chất là một chẩn đoán do bệnh nhân xác định.

Định hướng chẩn đoán khó nuốt

Bệnh nhân với khó nuốt cần loại trừ các bệnh lý nghiêm trọng, trừ khi tiền sử chỉ ra vấn đề miệng hầu, kiểm tra thực quản để loại trừ tắc nghẽn cơ học.

Bệnh tiểu đường: phân tích triệu chứng

Phân loại lâm sàng của bệnh tiểu đường  là týp 1, týp 2, thai kỳ và các týp cụ thể khác thứ phát do nhiều nguyên nhân.

Tiếng thổi tâm trương: phân tích triệu chứng khi nghe tim

Tiếng thổi tâm trương thường do hẹp van hai lá hoặc van ba lá hoặc hở van động mạch chủ hoặc van động mạch phổi, tiếng thổi tâm trương thường không được coi là bệnh lý.

Đau một khớp: phân tích triệu chứng

Đau khớp một bên có nhiều nguyên nhân. Đau một khớp cấp tính thường gặp nhất là do chấn thương, nhiễm trùng, viêm xương khớp hoặc các tình trạng do tinh thể gây ra.

Rối loạn thăng bằng: các nguyên nhân cảm giác mất thăng bằng

Sự cân bằng đòi hỏi tín hiệu vào từ nhiều bộ phận cảm thụ cảm giác (thị giác, tiền đình, xúc giác, cảm giác bản thể). Giảm chức năng nhi ều hơn một trong các bộ phận này, dù rất nhỏ cũng có thể gây mất thăng bằng.

Đánh trống ngực: phân tích triệu chứng

Đánh trống ngực là một nhận thức bất thường khó chịu về nhịp tim. Chúng thường được mô tả là tim đập thình thịch.

Mất ý thức thoáng qua: đánh giá các vấn đề tuần hoàn hô hấp

Bằng chứng trên điện tâm đồ của thiếu máu cơ tim cấp gợi ý rối loạn nhịp thứ phát do thiếu máu; ví dụ nhịp nhanh thất, ngất liên quan đến thiếu máu cơ tim. Thảo luận ngay với bác sĩ tim mạch nếu bất kỳ đặc điểm nào ở trên hiện diện.

Khó nuốt thực quản (rối loạn vận động): các nguyên nhân thường gặp

Co thắt thực quản gây khó nuốt khởi phát chậm (thường là hàng năm), xuất hiện với thức ăn lỏng và rắn, và có thể bắt đầu không liên tục. Khó chịu sau xương ức và tiếng ọc ạch là thường thấy.

Phân tích triệu chứng chóng mặt để chẩn đoán và điều trị

Triệu chứng chóng mặt có thể bao gồm ngất xỉu, choáng váng, lâng lâng hoặc đứng không vững, chóng mặt thực sự, cảm giác chuyển động bất thường hoặc quay cuồng.

Phân tích triệu chứng mất ngủ để chẩn đoán và điều trị

Mất ngủ nguyên phát không phổ biến và là do rối loạn nội tại của chu kỳ ngủ thức, chứng mất ngủ thứ phát phổ biến hơn nhiều.

Đau đầu: đánh giá bệnh cảnh lâm sàng

Loại trừ xuất huyết dưới nhện ở bất kỳ bệnh nhân nào có đau đầu dữ dội lần đầu tiên hay là đau đầu nặng nhất họ từng trải qua mà đạt đỉnh trong 5 phút từ lúc khới phát và dai dẳng hơn 1 giờ.

Đau thắt lưng: phân tích triệu chứng

Nguyên nhân của cơn đau là không đặc hiệu ở phần lớn những người bị đau thắt lưng cấp tính; vấn đề nghiêm trọng là rất hiếm, thường tự giới hạn, nhưng chẩn đoán phải loại trừ các nguyên nhân hiếm gặp.

Phì đại tuyến giáp (bướu cổ): phân tích triệu chứng

Bất kỳ cản trở quá trình tổng hợp hoặc giải phóng hormone tuyến giáp đều có thể gây ra bướu cổ. Cho đến nay, yếu tố rủi ro quan trọng nhất đối với sự phát triển của bệnh bướu cổ là thiếu i-ốt.

Chóng mặt và choáng váng: các nguyên nhân

Thỉnh thoảng, thay đổi ý thức thoáng qua hay khiếm khuyết thần kinh khu trú được mô tả như là choáng váng. Tuy nhiên hầu hết bệnh nhân với choáng váng có chóng mặt, đau đầu nhẹ, muốn xỉu/ cảm giác mất thăng bằng.

Đi tiểu ra máu: các nguyên nhân thường gặp

Tiểu máu đại thể gợi ý nghĩ nhiều đến bệnh lý đường tiểu và luôn đòi hỏi phải đánh giá thêm. Tiểu máu vi thể thường tình cờ phát hiện ở bệnh nhân không có triệu chứng và thách thức nằm ở việc phân biệt các nguyên nhân lành tính với các bệnh lý nghiêm trọng.

Nôn ra máu: đánh giá tình trạng lâm sàng

Mọi bệnh nhân nôn ra máu có các dấu hiệu của shock hoặc có bằng chứng bệnh nhân vẫn đang chảy máu, nên tiến hành nội soi cấp cứu sau khi đã hồi sức đầy đủ cho bệnh nhân.

Chứng hôi miệng: phân tích triệu chứng

Chứng hôi miệng đã bị kỳ thị, bệnh nhân hiếm khi tìm kiếm sự giúp đỡ và thường không nhận thức được vấn đề, mặc dù nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ và sự tự tin.

Liệu pháp insulin trong điều trị đái tháo đường: tuýp 1 và tuýp 2

Liệu pháp insulin nền và liệu pháp insulin tích cực, cho bệnh nhân đái tháo đường không đạt mục tiêu đường huyết

Rung giật nhãn cầu: phân tích triệu chứng

Rung giật nhãn cầu có thể liên quan đến những bất thường của hệ thần kinh trung ương hoặc ngoại biên, mặc dù trong nhiều trường hợp, nguyên nhân chính xác có thể không được xác định.

Đau ngực từng cơn: đặc điểm đau do tim và các nguyên nhân khác

Đau ngực do tim thường được mô tả điển hình là cảm giác bị siết chặt, đè nặng nhưng nhiều trường hợp khác có thể mô tả là bỏng rát. Nhiều bệnh nhân không cảm thấy đau mà chỉ là cảm giác khó chịu nếu chỉ hỏi về đau, có thể bỏ sót chẩn đoán.

Xét nghiệm Covid-19: hướng dẫn thu thập và xử lý bệnh phẩm

Đối với xét nghiệm chẩn đoán ban đầu với các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 hiện tại, khuyến nghị nên thu thập và xét nghiệm bệnh phẩm đường hô hấp trên.

Khám dinh dưỡng bệnh nhân cao tuổi

Các yếu tố được đưa vào danh sách kiểm tra yếu tố nguy cơ với từ viết tắt Determine, xác định một số dấu hiệu cảnh báo cho nguy cơ bị tình trạng dinh dưỡng kém.