- Trang chủ
- Thông tin
- Thông tin y học nước ngoài
- Kiểm soát bàng quang (Bladder management)
Kiểm soát bàng quang (Bladder management)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hầu như bệnh tê liệt dù ở cấp độ nào cũng gây ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang và đại tràng. Vì các dây thần kinh điều khiển các cơ quan nội tạng này đều xuất phát từ tủy sống (các mức S2 đến 4) và do đó bị ngắt liên lạc với tín hiệu từ bộ não.
Mặc dù khó có thể phục hồi lại khả năng điều khiển như trước khi bị mắc bệnh, nhưng hàng loạt các phương pháp kỹ thuật và công cụ đa dạng có sẵn để giúp người bệnh có thể điều khiển được chức năng của bàng quang và đại tràng.
Bàng quang làm việc như thế nào
Nước tiểu gồm có nước dư thừa và lượng muối được thận lọc ra từ dòng máu trong cơ thể. Từ các quả thận, nước tiểu được bơm xuống những ống nhỏ được gọi là các niệu quản, mà thường thì chỉ cho phép nước tiểu chảy theo một chiều. Các niệu quản nối tới bàng quang với chức năng căn bản là một túi chứa. Khi bàng quang đầy, các dây thần kinh gửi tín hiệu đến não thông qua tủy sống.
Khi nhận được tín hiệu gửi lên, não gửi một tín hiệu xuống bàng quang qua đường tủy sống, lệnh cho cơ bức niệu (thành bàng quang) co lại, và cơ thắt, một van nằm ở gần đầu niệu đạo, thả lỏng và mở ra. Sau đó nước tiểu chảy xuống dọc theo niệu đạo và thoát ra ngoài cơ thể. Nói một cách lịch sự hơn đó là một quá trình phối hợp cơ chỉ để đi tiểu.
Do đó sau khi bị liệt, hệ thống điều khiển bàng quang bình thường của cơ thể trở nên bối rối; các tín hiệu không còn được truyền đi giữa các cơ của bàng quang và não bộ.
Việc những người mắc bệnh MS gặp một số vấn đề với khả năng điều khiển bàng quang là điều khá bình thường. Những vấn đề đó có thể như bị rỉ một chút nước tiểu sau một cái hắt xì hơi hoặc sau khi cười, hoặc có thể bị mất hết khả năng kiểm soát. Để đối phó với tình trạng thiếu khả năng kiếm soát, người bệnh nên mặc quần áo, sử dụng đệm lót và các thiết bị phụ trợ phù hợp.
Sau khi chấn thương cột sống, bàng quang thường bị ảnh hưởng theo một trong hai kiểu sau:
Bàng quang co cứng (phản xạ) là khi bàng quang của quý vị chứa đầy nước tiểu và khả năng phản xạ tự động kích hoạt bàng quang để thoát nước tiểu. Tình trạng rối loạn co cứng ở bàng quang thường xảy ra khi chấn thương cột sống ở trên mức T12. Người bệnh bị rối loạn co cứng ở bàng quang thường không biết khi nào, hoặc nếu có biết thì bàng quang vẫn sẽ trút nước tiểu.
Bàng quang mềm (không phản xạ) là khi những phản xạ của các cơ bàng quang chậm chạp hoặc không có. Nếu quý vị không cảm nhận được khi bàng quang đầy, nó có thể bị phồng quá mức, hoặc giãn ra. Nước tiểu có thể dâng ngược vào thận qua các niệu quản (gọi là hiện tượng trào ngược). Tình trạng giãn cũng gây ảnh hưởng đến trương lực cơ của bàng quang.
Chứng loạn đồng vận (Dyssynergia) xảy ra khi các cơ thắt không thả lỏng lúc bàng quang co lại. Nước tiểu không thể chảy qua niệu đạo gây nên hiện tượng nước tiểu trào ngược lại thận. Bàng quang cũng không thể tháo cạn hết nước tiểu. Các phương pháp điều trị bao gồm sử dụng thuốc hoặc thực hiện phẫu thuật để mở cơ thắt.
Những phương pháp thông dụng nhất để tháo nước tiểu là thông tiểu ngắt quãng (intermittent catheterization - ICP); đặt ống thông đường tiểu (ống thông foley); và một ống thông đường tiểu bao dương vật ngoài dành cho nam giới.
Cũng có một số phẫu thuật khác để xử lý tình trạng rối loạn chức năng bàng quang. Thủ thuật Mitrofanoff tạo một đường dẫn mới cho nước tiểu bằng cách sử dụng ruột thừa. Thủ thuật này cho phép việc thông tiểu được thực hiện qua bụng tới bàng quang, đây là một lợi thế lớn đối với phụ nữ và những người bị hạn chế chức năng tay.
Mở rộng bàng quang là một thủ thuật làm rộng bàng quang qua phẫu thuật (sử dụng một phần ruột) để làm giảm nhu cầu thông tiểu thường xuyên.
Thủ thuật cắt cơ thắt làm giảm áp lực lên van và do đó cho phép nước tiểu thoát ra ngoài bàng quang được dễ dàng hơn. Phẫu thuật này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng cương cứng theo phản xạ của nam giới. Thường thì phẫu thuật này không được thực hiện đối với phụ nữ.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Những người mắc bệnh tê liệt có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary Tract Infection - UTI) cao. Nguyên nhân gây nên nhiễm trùng là do vi khuẩn -- một nhóm hay một cụm các sinh dạng đơn bào rất nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường sống trong cơ thể và có khả năng gây bệnh.
Vi khuẩn từ da và niệu đạo dễ dàng được đưa vào bàng quang qua những lần thông tiểu ngắt quãng ICP, ống thông foley và các phương pháp kiểm soát bàng quang trên mu. Đồng thời, nhiều người không có khả năng làm thoát hết nước tiểu ra khỏi bàng quang; vi khuẩn có thể phát triển trong nước tiểu còn đọng lại ở bàng quang.
Một số triệu chứng của UTI là sốt, ớn lạnh, nôn mửa, đau đầu, các lần co thắt tăng lên và tăng phản xạ tự phát (AD). Có thể quý vị cũng cảm thấy rát khi đi tiểu, và/hoặc không thỏa mái ở vùng chậu dưới, bụng và thắt lưng.
Biện pháp chính để ngăn ngừa UTI là phải ngăn chặn sự lan truyền của vi khuẩn vào bàng quang. Vệ sinh sạch sẽ đúng mức các vật dụng chăm sóc tiết niệu có thể giúp ngăn ngừa được nhiễm trùng. Chất cặn trong nước tiểu có thể đọng lại trong đường ống và các đầu nối. Những chất này có thể làm cho việc thoát nước tiểu khó khăn hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lan truyền. Vệ sinh sạch sẽ da cũng là một bước quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Uống lượng chất lỏng vừa phải giúp "tống sạch" vi khuẩn và những chất cặn lắng khác ra khỏi bàng quang. Việc này có thể giúp ngăn ngừa UTI và làm giảm đi nguy cơ gặp phải những vấn đề khác về hệ tiết niệu.
Nên đi khám y khoa toàn diện ít nhất mỗi năm một lần. Trong lần khám nên yêu cầu kiểm tra hệ tiết niệu, bao gồm xạ hình thận hoặc siêu âm để biết các quả thận có hoạt động bình thường hay không. Quá trình kiểm tra cũng có thể bao gồm KUB, một phương pháp chụp tia X bụng để dò tìm những bất thường của thận hoặc sỏi thận.
Cho dù thực hiện đúng theo chương trình kiểm soát thận đều đặn và các phương pháp ngăn ngừa đúng nhưng vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Quá trình điều trị UTI hầu như luôn kèm theo việc uống thuốc kháng sinh theo toa của bác sĩ.
Ung thư bàng quang là một nỗi quan ngại khác đối với một số người bị tổn thương tủy sống. Nghiên cứu khoa học cho thấy có sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang ở những người đã sử dụng các ống thông tiểu trong một thời gian dài. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ phát triển căn bệnh ung thư bàng quang.
The sources:
The National MS Society (National MS Society), Network Information on spinal cord injury (Spinal Cord Injury Information Network), Department of Rehabilitation Medicine (Department of Rehabilitation Medicine) from the University of Washington School of Medicine.
Bài viết cùng chuyên mục
Virus corona: nguồn lây nhiễm
Các cơ quan y tế công cộng đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của 2019 nCoV, virus corona là một họ virus lớn, một số gây bệnh ở người và những người khác lưu hành giữa các loài động vật
Điều trị dây thần kinh bị chèn ép: các bước tiến hành
Những người có dây thần kinh bị chèn ép có thể có triển vọng tích cực để phục hồi, kết quả là, điều trị thần kinh bị chèn ép hầu như luôn luôn bắt đầu với các liệu pháp bảo tồn
Mang thai và tiết dịch âm đạo: những điều cần biết
Tăng tiết dịch âm đạo là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất, sản xuất chất dịch có thể tăng sớm nhất là một đến hai tuần sau khi thụ thai
Chụp cộng hưởng từ (MRI) đầu gối: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả
Chụp cộng hưởng từ đầu gối, là một thủ thuật được thực hiện, với máy sử dụng từ trường và các xung sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh của đầu gối
Vắc xin Covid-19 Sputnik V: bảo vệ khỏi các ca bệnh nghiêm trọng từ biến thể Delta
Một bài báo được đăng ngày 15 tháng 8 năm 2021 trên medRxiv cho thấy vắc xin Sputnik V của Nga đang chống lại biến thể Delta rất tốt.
Bệnh lý gan mật: viêm gan, xơ gan, ung thư gan, bệnh gan nhiễm đồng sắt và bệnh di truyền
Xơ gan có nhiều nguyên nhân nhưng thường là do nhiễm bệnh viêm gan hoặc uống rượu quá mức. Các tế bào gan đang dần dần thay thế bằng mô sẹo, nghiêm trọng làm suy yếu chức năng gan.
Dịch truyền tĩnh mạch áp lực keo và phù nề mô: cuộc tranh cãi về tinh thể và keo
Các thay đổi trong mô hình, đã gợi ý rằng phần lớn các tổn thương tế bào, xảy ra trong quá trình hồi sức, và không phải trong thời kỳ thiếu máu cục bộ
Covid-19: diễn biến lâm sàng dựa trên sinh lý bệnh để hướng dẫn liệu pháp điều trị
Chỗ huyết khối dẫn đến mất tưới máu là bệnh lý ban đầu chiếm ưu thế trong tổn thương phổi COVID-19. Những thay đổi X quang ban đầu của hình ảnh kính mờ và đông đặc trong COVID-19 được coi là nhiễm trùng hoặc viêm trong bệnh sinh.
Covid-19: vắc xin khi mang thai hoặc cho con bú
Mặc dù nguy cơ bị bệnh nặng nói chung là thấp, nhưng những người đang mang thai và sắp mang thai có nguy cơ bị bệnh nặng do Covid-19 tăng lên khi so sánh với những người không mang thai.
Covid-19: thông số thở máy ở bệnh nhân bị bệnh nặng
Dữ liệu hiện có cho thấy rằng, ở những bệnh nhân thở máy bằng COVID-19, thông khí cơ học và cài đặt máy thở trong vòng 24 giờ kể từ khi nhập viện ICU là không đồng nhất nhưng tương tự như những gì được báo cáo cho ARDS “cổ điển”.
Ung thư thứ phát: các yếu tố làm tăng nguy cơ
Quan trọng không kém, hãy thảo luận tần suất cần được sàng lọc, vì vậy có thể sớm phát hiện ra bất kỳ loại ung thư mới nào
Rối loạn tâm thần sau đột quỵ: chẩn đoán và can thiệp
Rối loạn tâm thần sau đột quỵ, với ảo tưởng, và với ảo giác, có thể khó phân biệt rõ ràng, với chứng trầm cảm sau đột quỵ, và chứng mất trí nhớ sau đột quỵ
Covid-19: mức độ nghiêm trọng của bệnh Coronavirus 2019 có triệu chứng
Tỷ lệ tử vong theo từng trường hợp chỉ cho biết tỷ lệ tử vong được ghi nhận. Vì nhiều trường hợp nghiêm trọng với coronavirus 2 không có triệu chứng, tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng thấp hơn đáng kể và được ước tính bởi một số phân tích là từ 0,5 và 1 phần trăm.
Thuốc đông y: ảnh hưởng đến thuốc tim mạch
Bất cứ ai xem xét dùng thuốc đông y, hoặc thay thế cùng với thuốc theo toa riêng của họ, nên được thảo luận trước với bác sĩ, y tá hoặc dược sĩ
SARS-CoV-2: cách đột biến để thoát khỏi liên kết kháng thể
Mặc dù bài báo này chỉ ra cách SARS-CoV-2 có khả năng thoát khỏi các loại vắc-xin và phương pháp điều trị hiện có, nhưng đến thời điểm này không thể biết chính xác khi nào điều đó có thể xảy ra.
Thuốc statin làm giảm cholesterol cho mọi người không?
Statin vẫn được khuyến cáo và quy định thường xuyên cho tất cả những người bị bệnh tim đã biết, đối với những người có cholesterol LDL rất cao
Mang thai và tập thể dục: những điều cần biết
Tập thể dục là điều cần thiết để giữ khỏe mạnh, thư giãn và sẵn sàng cho chuyển dạ, Yoga kéo dài đặc biệt sẽ giúp duy trì sự thể lực, điều quan trọng là không làm quá sức
Tập luyện sức mạnh xây dựng cơ bắp nhiều hơn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập luyện sức mạnh có thể đóng một vai trò trong việc làm chậm quá trình mất xương, và một số cho thấy nó thậm chí có thể tạo xương.
Điểm G: nó là gì và vị trí ở đâu?
Tìm điểm G, có thể làm tăng khoái cảm tình dục của một số phụ nữ, và mang đến cho các cặp vợ chồng một thử thách tình dục thú vị để theo đuổi
Vắc xin Covid-19 Sputnik V: cơ quan Dược phẩm châu Âu đã hoàn thành điều tra
Cơ quan Dược phẩm Châu Âu hoàn thành cuộc điều tra đặc biệt về đạo đức trong thử nghiệm lâm sàng Sputnik V.
Tại sao statin đôi khi không giúp giảm mức cholesterol
Các nhà nghiên cứu đang khám phá khả năng tạo ra các phương pháp điều trị riêng biệt để giúp mọi người đáp ứng tốt hơn các mục tiêu cholesterol của họ
Trai hay gái: đó là trong gen của người cha
Hiện tại, đàn ông có nhiều con trai hơn, nếu họ có nhiều anh em, nhưng có nhiều con gái hơn, nếu có nhiều chị em gái
Tiểu đường loại 2: cách tính liều insulin
Khoảng một nửa nhu cầu insulin của cơ thể là nhu cầu cơ bản. Insulin cơ bản kiểm soát lượng đường trong máu qua đêm và giữa các bữa ăn
Mang thai: khi nào cần chăm sóc y tế
Hầu hết phụ nữ ở độ tuổi 20 hoặc đầu 30 có cơ hội mang thai không có vấn đề, thanh thiếu niên và phụ nữ trên 35 tuổi có nguy cơ cao bị biến chứng sức khỏe
Khó thở khi mang thai: nguyên nhân, tự điều trị và khi nào cần bác sỹ
Bài viết sẽ tìm hiểu điều này và các lý do khác có thể gây khó thở khi mang thai, chúng tôi cũng đề cập đến các chiến lược đối phó và khi nào cần đi khám bác sĩ.