Tái hấp thu ở ống lượn gần: tái hấp thu chủ động và thụ động

2020-09-09 10:13 PM

Ống lượn gần có công suất tái hấp thu lớn là do tế bào của nó có cấu tạo đặc biệt. Tế bào biểu mô ống lượn gần có khả năng trao đổi chất cao và lượng lớn ty thể hỗ trợ cho quá trình vận chuyển tích cực mạnh.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bình thường, khoảng 65 % lượng lọc Natri, nước và phần trăm ít hơn Clo được tái hấp thu bởi ống lượn gần trước khi dịch lọc vào quai Henle. Tỉ lệ phần trăm này có thể tăng hoặc giảm trong điều kiện sinh lí khác nhau, điều này sẽ được nhắc đến sau.

Ống lượn gần có công suất tái hấp thu chủ động và thụ động lớn

Ống lượn gần có công suất tái hấp thu lớn là do tế bào của nó có cấu tạo đặc biệt. Tế bào biểu mô ống lượn gần có khả năng trao đổi chất cao và lượng lớn ty thể hỗ trợ cho quá trình vận chuyển tích cực mạnh. Hơn nữa, tế bào biểu mô ống lượn gần có hệ thống diềm bàn chải ở màng đỉnh tế bào, cũng như mê cung rộng lớn kênh cơ bản ở gian bào, tất cả cùng tạo ra diện tích bề mặt rộng lớn ở đỉnh và màng đáy của tế bào biểu mô, giúp vận chuyển nhanh chóng ion Natri và các chất tan khác.

Đặc điểm siêu cấu trúc tế bào và vận chuyển chính của ống lượn gần

Hình. Đặc điểm siêu cấu trúc tế bào và vận chuyển chính của ống lượn gần. Các ống lượn gần tái hấp thu khoảng 65% natri, clorua, bicacbonat và kali đã lọc và về cơ bản là tất cả các axit amin và glucose đã lọc. Các ống lượn gần cũng tiết ra axit hữu cơ, bazơ và các ion hydro vào lòng ống.

Bề mặt diềm bàn chải của tế bào biểu mô cũng được gắn phân tử protein mang giúp vận chuyển lượng lớn ion Natri qua màng đỉnh, kết hợp đồng vận chuyển nhiều chất dinh dưỡng như glucose, amino acid. Quá trình vận chuyển Natri từ lòng ống thận vào trong tế bào được bổ sung bằng cơ chế vận chuyển ngược chiều giúp tái hấp thu Natri đông thời bài tiết các chất tan khác vào lòng ống, đặc biệt là ion hydro. Bài tiết ion Hydro vào trong ống thận là một bước quan trọng để loại bỏ ion bicarbonate từ ống thận (bằng cách gắn H+ vào HCO3- tạo thành H2CO3, sau đó phân ly thành H2O và CO2).

Mặc dù bơm Natri-kali ATPase là yếu tố chính trong tái hấp thu Natri, Clo và nước suốt ống lượn gần, vẫn có sự khác nhau trong cơ chế giúp Natri và Clo vận chuyển qua màng đỉnh của đoạn đầu và đoạn cuối ống lượn gần.

Ở nửa đầu của ống lượn gần, Natri được tái hấp thu vận chuyển cùng chiều với glucose, amino acid, và các chất tan khác. Tuy nhiên, ở nửa sau ống lượn gần, ít glucose và lượng nhỏ amino acids còn lại được tái hấp thu. Thay vào đó, Natri được tái hấp thu chủ yếu với ion Clo. Nửa sau của ống lượn gần có nồng độ Clo tương đối cao (khoảng 140mEq/L) so với nửa đầu ống lượn gần (khoảng 105 mEq/L) bởi vì khi natri được tái hấp thu, nó ưu tiên vận chuyển với glucose, bicarbonate và các ion hữu cơ ở ống lượn gần, để lại dung dịch có nồng độ Clo cao hơn.

Ở nửa sau ống lượn gần, nồng độ Clo cao hơn giúp cho ion này khuyếch tán từ lòng ống thận qua vòng bịt vào khoảng kẽ. Một lượng nhỏ Clo cũng có thể được tái hấp thu qua kênh Clo đặc hiệu ở màng tế bào ống lượn gần.

Thay đổi nồng độ của các chất khác nhau trong dịch ống

Hình. Thay đổi nồng độ của các chất khác nhau trong dịch ống dọc theo ống lượn gần liên quan đến nồng độ của các chất này trong huyết tương và trong dịch lọc cầu thận. Giá trị 1,0 chỉ ra rằng nồng độ của chất trong dịch ống giống như nồng độ trong huyết tương. Giá trị dưới 1,0 cho thấy chất này được tái hấp thu nhiều hơn nước, trong khi giá trị trên 1,0 cho thấy chất được tái hấp thu ở mức độ thấp hơn nước hoặc được tiết vào ống.

Nồng độ các chất tan dọc theo ống lượn gần

Những thay đổi nồng độ của các chất tan khác nhau dọc theo ống lượn gần. Mặc dù lượng Natri tromg dịch ống thận giảm đi rõ rệt dọc theo ống lượn gần, nồng độ Natri (và tổng độ thẩm thấu) vẫn tương đối ổn định vì độ thẩm thấu của nước ở ống lượn gần rất lớn giúp nước tái hấp thu giữ tốc độ với tái hấp thu Natri. Một vài chất tan hữu cơ như glucose, amino acid và bicarbonate được tái hấp thu nhiều hơn nước, và do đó nồng độ của chúng giảm rõ rệt dọc theo chiều dài ống lượn gần. Các chất tan hữu cơ khác có tính thấm thấp và không đước tái hấp thu tích cực như creatinin, nồng độ của chúng tăng dọc theo ống lượn gần. Tổng nồng độ chất tan, được phản ánh bởi độ thẩm thấu, chủ yếu vẫn giống nhau dọc theo ống lượn gần vì nước có tính thấm rất cao ở phần này của nephron.

Bài tiết acid hữu cơ và base ở ống lượn gần

Ống lượn gần cũng là một nơi quan trọng bài tiết acid hữu cơ và base như muối mật, oxalate, urate, và catecholamine. Rất nhiều chất trong những chất này là sản phẩm cuối của chuyển hóa và phải nhanh chóng loại bỏ khỏi cơ thể. Sự bài tiết các chất này vào ống lượn gần cộng thêm lượng lọc bởi mao mạch cầu thận đi vào ống lượn gần và gần như không được tái hấp thu, tất cả gộp lại và bài tiết nhanh chóng ra nước tiểu.

Ngoài các sản phẩm thừa cảu quá trình chuyển hóa, thận bài tiết nhiều thuốc nguy hiểm hay độc tố trực tiếp qua tế bào vào trong ống thận và nhanh chóng loại bỏ chất này trong máu. Ở một số loại thuốc, như penicillin và salicylates, thải trừ nhanh bởi thận gây ra thách thức trong việc duy trì nồng độ thuốc để điều trị hiệu quả.

Hợp chất khác được bài tiết nhanh ở ống lượn gần là para-aminohippuric acid (PAH). PAH được bài tiết rất nhanh, ở người trung bình có thể loại bỏ khoảng 90% PAH từ huyết tương chảy qua thận và biết tiết ra nước tiểu. Vì thế, độ thanh thải PAH có thể sử dụng để ước lượng lưu lượng huyết tương thận (renal plasma flow RPF).

Bài viết cùng chuyên mục

Cung cấp lưu lượng máu đến thận

Tuần hoàn thận là duy nhất ở chỗ có hai giường mao mạch, mao mạch cầu thận và màng bụng, được sắp xếp thành dãy và ngăn cách nhau bởi các tiểu động mạch.

Nồng độ của các chất hòa tan trong các đoạn ống thận

Thay đổi nồng độ của các chất qua các đoạn khác nhau của ống thận thống qua tỉ số giữa nồng độ huyết tương và ở dịch lọc.

Đại cương về điều hoà thân nhiệt

Bình thường có sự cân bằng giữa hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt, để giữ cân bằng phải có sự tham gia của hệ thần kinh trung ương, đó là trung tâm điều nhiệt.

Phân tích biểu đồ suy tim mất bù

Điều trị bệnh tim mất bù cho thấy tác dụng của digitalis trong việc nâng cao cung lượng tim, do đó làm tăng lượng nước tiểu và dịch chuyển dần dần của đường hồi lưu tĩnh mạch sang trái.

Ống thận: sự bài thiết H+ và sự tái hấp thu HCO3-

Khoảng 80-90% HCO3- tái hấp thu (và H+ bài tiết) được thực hiện ở ống lượn gần, chỉ một số ít HCO3- xuống ống lượn xa và ống góp. Ở đoạn dày của nhánh lên quai Henle, khoảng 10% HCO3- nữa được tái hấp thu, và phần còn lại được hấp thu ở ống lượn xa và ống góp.

Kiểm soát dịch ngoại bào: các cơ chế của thận

Sự thay đổi lượng natri clorua trong dịch ngoại bào tương ứng với sự thay đổi tương tự lượng nước ngoại bào, và do đó duy trì nồng độ thẩm thấu và nồng độ natri tương đối ổn định.

Cơ chế bệnh sinh của xơ vữa động mạch

Các mảng xơ vữa bám vào còn ảnh hưởng tới dòng máu chảy, bề mặt thô ráp của chúng làm cho các cục máu đông phát triển tại đó, tạo thành huyết khối tại chỗ hoặc cục máu đông.

Sinh lý bệnh của bệnh đần độn

Thiếu hụt bẩm sinh tuyến giáp, tuyến giáp không có khả năng sản xuất hormon giáp do khiếm khuyết một gen của tuyến, hoặc do thiếu hụt iod trong chế độ ăn.

Bất thường bài tiết hormone tăng trưởng (GH)

Bất thường bài tiết hormone tăng trưởng gây ra suy tuyến yên trước, chứng lùn, bệnh khổng lồ, bệnh to cực chi, suy tuyến yên trước ở người trưởng thành.

Tăng mức lọc cầu thận: tăng hệ số lọc mao mạch cầu thận

Mặc dù tăng Kf kéo theo tăng mức lọc cầu thận và giảm Kf, làm giảm mức lọc cầu thận, nhưng thay đổi Kf hầu như chắc chắn không là cơ chế tiên phát cho việc điều chỉnh mức lọc cầu thận hàng ngày bình thường.

Macula Densa natri clorua giảm gây ra sự giãn nở của các tiểu động mạch liên quan và tăng giải phóng Renin

Renin giải phóng từ các tế bào này sau đó có chức năng như một loại enzyme để tăng sự hình thành của angiotensin I, được chuyển thành angiotensin II.

Tổn thương thận cấp trước thận: nguyên nhân do giảm lượng máu tới thận

Khi dòng máu tới thận giảm thấp hơn nhu cầu cơ bản, thường dưới 20-25% dòng máu tới thận bình thường, các tế bào thận trở nên thiếu oxy, và giảm hơn nữa lượng máu tới thận, nếu kéo dài, sẽ gây tổn thương.

Bệnh thận mạn: nguyên nhân do mạch máu thận

Ngay cả ở những người khỏe mạnh không có tăng huyết áp hay đái tháo đường tiềm ẩn, lượng huyết tương qua thận và mức lọc cầu thận (GFR) sẽ giảm 40-50% khi đến tuổi 80.

Cơ chế thận bài tiết nước tiểu pha loãng

Qúa trình pha loãng đạt được bằng cách tái hấp thu các chất tan đến một mức độ lớn hơn so với nước, nhưng điều này chỉ xảy ra trong các phân đoạn nhất định của hệ thống ống thận.

Lác mắt: tổn thương điều hợp của mắt

Ở một số bệnh nhân lác, mắt thay thế trong việc chú ý đến đối tượng. Ở những bệnh nhân khác, một mắt đơn độc được sử dụng mọi lúc, và mắt kia trở nên bị ép và không bao giờ được sử dụng để nhìn chính xác.

Bệnh thận mạn tính: thường liên quan đến suy giảm chức năng thận không hồi phục

Nói chung, bệnh thận mạn, cũng giống như tổn thương thận cấp, có thể xảy ra do tổn thương khởi phát ở hệ mạch thận, cầu thận, ống thận, tổ chức kẽ thận hay đường niệu thấp.

Hậu quả của truyền nhầm nhóm máu không hòa hợp

Tất cả các phản ứng truyền máu cuối cùng sẽ gây tan máu trực tiếp hoặc tán huyết. Các hemoglobin được giải phóng từ hồng cầu bị phá huỷ sẽ được chuyển đổi bởi các đại thực bào thành bilirubin và sau đó sẽ được bài tiết qua gan mật.

Điều chỉnh tật khúc xạ bằng kính áp tròng và đục thể thủy tinh

Kính áp tròng có một vài ưu điểm và ngoài ra còn có đặc điểm như kính chuyển động đồng thời với mắt, kính áp tròng sẽ ảnh hưởng một ít đến kích thước thật của vật khi nhìn qua kính.

Điều trị shock: thay thế thể tích tuần hoàn trị liệu

Máu toàn phần không phải lúc nào cũng có sẵn, chẳng hạn như trong điều kiện chiến trường. Huyết tương thường có thể thay thế đầy đủ cho máu toàn phần vì nó làm tăng thể tích máu và phục hồi huyết động bình thường.

Sự tái hấp thu nước ở thận: thụ động bằng thẩm thấu được kết hợp chủ yếu với sự tái hấp thu natri

Ở ống lượn gần, tính thấm nước luôn cao nên nước được tái hấp thu nhanh như chất tan. Ở quai Henle, tính thấm nước thấp, nên hầu như nước không được tái hấp thu mặc dù gradient thẩm thấu lớn.

Phù: dịch dư thừa trong mô tế bào

Phù là tình trạng thừa dịch trong mô cơ thể. Nó thường liên quan đến dịch ngoại bào nhưng cũng co thể liên quan tới dịch nội bào.

Angiotensin II: vai trò trong việc kiểm soát bài tiết của thận

Khi lượng natri giảm xuống dưới mức bình thường, nồng độ Angiotensin II tăng lên gây giữ natri và nước, đồng thời chống lại việc giảm huyết áp động mạch nếu không xảy ra.

Thận bài tiết natri và dịch: phản hồi điều chỉnh dịch cơ thể và áp suất động mạch

Trong quá trình thay đổi lượng natri và dịch, cơ chế phản hồi giúp duy trì cân bằng dịch và giảm thiểu những thay đổi về thể tích máu, thể tích dịch ngoại bào và áp suất động mạch.

Kém hấp thu bởi niêm mạc ruột non - Sprue

Một số bệnh có thể gây ra giảm hấp thu bởi niêm mạc, chúng thường được phân loại cùng nhau dưới thuật ngữ chung là sprue, hấp thu kém cũng có thể xảy ra khi các phần lớn của ruột non đã bị loại bỏ.

Tái hấp thu và bài tiết của thận: tính từ sự thanh thải

Nếu lưu lượng thải một chất lớn hơn lưu lượng lọc chất đó, khi đó, lưu lượng bài tiết sẽ là tổng của lưu lượng lọc và bài tiết của ống thận.