Sự tái hấp thu ở ống thận: lớn về mặt định lượng và có tính chọn lọc cao

2020-09-09 02:25 PM

Đối với nhiều chất, tái hấp thu ở ống thận đóng một vai trò quan trọng hơn nhiều bài tiết trong việc xác định tỉ lệ bài tiết cuối cùng trong nước tiểu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Khi dịch lọc đi vào ống thận, nó chảy lần lượt qua các phần của ống thận ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa, ống nối và cuối cùng là ống góp trước khi bài tiết ra nước tiểu. Trong quá trình này, một số chất được tái hấp thu trở lại máu, trong khi một số chất khác được bài tiết từ máu vào trong lòng ống.

Cuối cùng, nước tiểu được hình thành và tất cả các chất có trong nước tiểu là sự tổng hợp của ba quá trình cơ bản ở thận lọc ở cầu thận, bài tiết và tái hấp thu ở ống thận:

Bài tiết nước tiểu = lọc ở cầu thận - tái hấp thu ống thận + bài tiết ở ống thận

Đối với nhiều chất, tái hấp thu ở ống thận đóng một vai trò quan trọng hơn nhiều bài tiết trong việc xác định tỉ lệ bài tiết cuối cùng trong nước tiểu. Tuy nhiên, bài tiết giải thích cho số lượng đáng kể của các ion kali, ion hydro, và một vài chất khác xuất hiện trong nước tiểu.

Bảng cho thấy quá trình xử lí các chất được lọc hoàn toàn ở thận và tái hấp thu ở các mức độ khác nhau. Khả năng lọc của thận đối với một số chất được tính:

Độ lọc = (mức lọc cầu thận) x (nồng độ chất trong huyết tương)

Công thức này dùng cho những chất được lọc hoàn toàn ở thận và không gắn với protein huyết tương. Ví dụ, nếu nồng độ glucose huyết tương là 1 g/L, lượng glucose lọc mỗi ngày khoảng180 L/ ngày × 1 g/L, hay 180 g/ngày. Bởi vì bình thường hầu như không có glucose nào thải ra ngoài. Tỉ lệ glucose tái hấp thu cũng là 180 g / ngày.

Tỉ lệ lọc, bài tiết, tái hấp thu tại thận của các chất

Bảng. Tỉ lệ lọc, bài tiết, tái hấp thu tại thận của các chất.

Từ bảng có thể thấy ngay 2 điều.

Đầu tiên quá trình lọc ở cầu thận và tái hấp thu ống thận rất lớn so với sự bài tiết nhiều chất ra nước tiểu.

Điều này có nghĩa là chỉ cần một sự thay đổi nhỏ ở lọc cầu thận hay tái hấp thu ống thận có thể gây ra sự thay đổi lớn sự bài tiết nước tiểu.

Ví dụ giảm 10% trong tái hấp thu ở ống thận từ 187.5 đến 160.7 L/ ngày sẽ làm tăng lượng nước tiểu từ 1.5 lên 19.3 L/ ngày (tăng gần gấp 13 lần) nếu như lưu lượng lọc cầu thận (GFR) không đổi. Tuy nhiên trong thực tế, thay đổi trong tái hấp thu ống thận và lọc cầu thận phối hợp chặt chẽ với nhau nên những thay đổi lớn trong nước tiểu bài tiết có thể tránh được.

Thứ hai, khác với sự lọc gần như không chọn lọc ở cầu thận (tất cả các chất hoà tan trong huyết tương đều được lọc qua trừ protein huyết tương và những chất gắn vào chúng), tái hấp thu ở ống thận có tính chọn lọc cao. Một vài chất, như glucose và amino acid được tái hấp thu gần như hoàn toàn ở ống thận, nên mức bài tiết ra nước tiểu gần như bằng không. Rất nhiều ion trong huyết tương, như là Natri, clo, và bicarbonate cũng được tái hấp thu với lượng cao nhưng mức độ tái hấp thu và bài tiết trong nước tiểu của chúng luôn thay đổi, phụ thuộc vào nhu cầu của cơ thể. Ngược lại, những sản phẩm thừa được tái hấp thu rất ít ở ống thận và được đào thải với 1 lượng tương đối lớn.

Do đó, bằng việc kiểm soát sự tái hấp thu của các chất khác nhau, thận điều hòa bài tiết của các chất tan độc lập với nhau, điều này rất cần thiết cho việc điều hòa chính xác thành phần dịch cơ thể.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị