Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân thở máy: chẩn đoán và điều trị tích cực

2020-02-13 10:55 PM
Tràn khí màng phổi là một biến chứng rất nguy hiểm, có khả năng gây tử vong, ở bệnh nhân đang được thông khí nhân tạo

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tràn khí màng phổi là một biến chứng có khả năng gây tử vong liên quan đến thở máy. Hầu hết các bệnh nhân bị tràn khí màng phổi do thở máy đều mắc các bệnh phổi tiềm ẩn; tràn khí màng phổi hiếm gặp ở bệnh nhân đặt nội khí quản với phổi bình thường. Tràn khí màng phổi áp lực phổ biến hơn ở những bệnh nhân thở máy với sự nhận biết và điều trị kịp thời là rất quan trọng để giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Bệnh phổi tiềm ẩn có liên quan đến tràn khí màng phổi liên quan đến máy thở với tràn khí màng phổi xảy ra phổ biến nhất trong giai đoạn đầu của thở máy. Chẩn đoán tràn khí màng phổi trong bệnh hiểm nghèo được thiết lập từ tiền sử bệnh nhân, khám thực thể và X quang, mặc dù sự xuất hiện của tràn khí màng phổi trên X quang nằm ngửa có thể khác với sự xuất hiện trên X quang thường quy. Vì lý do này, siêu âm có lợi cho việc loại trừ chẩn đoán tràn khí màng phổi.

Tràn khí màng phổi là một biến chứng rất nguy hiểm ở bệnh nhân đang được thông khí nhân tạo.

Những bệnh nhân có nhiều nguy cơ gặp biến chứng này là:

Bệnh nhân có bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp: cơn hen phế quản nặng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Bệnh nhân ARDS, tổn thương phổi cấp (ALI).

Các trường hợp không phải các bệnh lý trên nhưng thông số máy thở được đặt không hợp lý, gây nên tăng thể tích lưu thông quá mức cũng có nguy cơ xuất hiện tràn khí màng phổi.

Chẩn đoán xác định

Triệu chứng lâm sàng

Bệnh nhân khó thở tăng lên nhanh chóng.

Áp lực đỉnh đường thở tăng, chống máy.

Lồng ngực một bên căng, di động kém, khám thấy giảm hoặc mất rì rào phế nang, gõ trong.

Có thể phát hiện thấy tràn khí dưới da kèm theo.

Tím, huyết áp tăng (suy hô hấp nặng) hoặc hạ (suy hô hấp nguy kịch), nhịp tim nhanh.

Triệu chứng cận lâm sàng

Thiếu oxy máu: SpO2 tụt, xét nghiệm khí máu có PaO2 giảm, SaO2 giảm.

Xquang phổi cho phép chẩn đoán tràn khí màng phổi, cần chụp tại giường. Tuy nhiên, nhiều trường hợp diễn biến quá khẩn cấp không cho phép đợi chẩn đoán bằng Xquang.

Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khác gây suy hô hấp nặng lên nhanh chóng ở bệnh nhân đang thở máy như tắc nghẽn đường thở, trục trặc máy thở. III.

Điều trị

Dẫn lưu màng phổi

Khi các dấu hiệu lâm sàng cho phép nghĩ tới tràn khí màng phổi, cần chọc thăm dò màng phổi ngay nếu bệnh nhân có suy hô hấp nặng. Khi đó, chọc dò màng phổi còn có giá trị chẩn đoán vì không thể chờ đợi chụp Xquang phổi để chẩn đoán.

Cần nhanh chóng mờ màng phổi tối thiểu, đặt 1 ống dẫn lưu có khẩu kính đủ lớn (24-32F) vào khoang màng phổi để hút dẫn lưu khí liên tục.

Áp lực âm thường được điều chỉnh trong khoảng -15 đến -30cm nước. Khi áp lực hút đủ mạnh và khẩu kính ống đủ lớn, tràn khí màng phổi sẽ hết dần. Ngược lại, nếu tràn khí không giảm, thậm chí tăng lên và xuất hiện tràn khí dưới da, cần điều chỉnh áp lực hút mạnh hơn hoặc xem xét thay ống dẫn lưu có khẩu kính lớn hơn.

Khi màng phổi đã hết khí, phổi giãn ra tốt, tắt máy hút và theo dõi xem khí còn tiếp tục ra không.

Rút ống dẫn lưu nếu sau 12 - 24 tiếng hoàn toàn không thấy xuất hiện dấu hiệu khí trong màng phổi (khí không ra qua ống dẫn lưu, Xquang kiểm tra thấy màng phổi không còn khí).

Đặt lại các thông số máy thờ

Giảm thể tích lưu thông (Vt), giảm mức PEEP.

Tăng FiO2 để giữ SpO2 thỏa đáng (cố gắng giữ SpO2 từ 92% trở lên).

Nên cho bệnh nhân thở theo phương thức điều khiển, không nên dùng hỗ trợ/điều khiển. Cho bệnh nhân an thần để bệnh nhân thở theo máy. Dùng thuốc giãn cơ nếu thuốc an thần chưa đủ giúp bệnh nhân thở hoàn toàn theo máy.

Điều chỉnh Vt để giữ cho áp lực cao nguyên < 35cm nước.

Theo dõi và phòng bệnh

Theo dõi

Theo dõi ống dẫn lưu màng phổi:

Bảo đảm ống luôn thông tốt, theo dõi tình trạng khí và dịch ra qua ống dẫn lưu. Nếu ống bị tắc cần tiến hành đặt lại ngay.

Theo dõi để phát hiện tình trạng nhiễm khuẩn nơi đặt ống dẫn lưu.

Theo dõi tiến triển của tràn khí màng phổi:

Nếu tình trạng không tốt lên phải xem xét lại việc đặt thông số máy thở và tình trạng ống dẫn lưu. Tăng áp lực hút hoặc thay ống dẫn lưu khác nếu cần.

Theo dõi tình trạng suy hô hấp:

Tràn khí màng phổi sẽ làm tình trạng suy hô hấp của bệnh nhân phức tạp hơn và làm tăng nguy cơ tử vong.

Dự phòng

Sử dụng phương thức giảm thông khí phế nang (Vt < 8ml/kg hoặc thấp hơn) khi cho các bệnh nhân có nguy cơ cao thở máy.

Giữ áp lực cao nguyên < 35cm nước trong suốt quá trình thở máy. Nhiều nghiên cứu đã thấy áp lực cao nguyên > 35cm nước là một dấu hiệu báo trước sự xuất hiện của tràn khí màng phổi ở bệnh nhân thở máy. Do đó, áp lực cao nguyên phải được đo định kì ở tất cả các bệnh nhân thở máy, nhất là ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ tràn khí màng phổi.

Bài viết cùng chuyên mục

Hội chứng Hellp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Hội chứng Hellp, là bệnh lý sản khoa đặc trưng bời thiếu máu do tan máu, tăng men gan, và giảm tiểu cầu, xuất hiện vào nửa cuối của thời kỳ có thai

Nhiễm trùng do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus): chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tụ cầu vàng là cầu khuẩn Gram dương, không di động, không sinh nha bào, đứng riêng lẻ hoặc thành từng đôi. S.aureus có mặt ở khắp nơi, sự lây truyền trực tiếp từ các thương tổn mở hoặc gián tiếp.

Tắc đường hô hấp trên: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Tắc nghẽn đường hô hấp trên cấp tính có thể do hít phải vật lạ từ ngoài, nhiễm virut hoặc vi khuẩn, dị ứng nặng, bỏng hoặc chấn thương

Rắn lục cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Nọc rắn lục là một phức hợp bao gồm các enzym tiêu protein, acid amin, lipid, các enzym là yếu tố chính thúc đẩy quá trình độc với tế bào, máu và thần kinh

Viêm não Herpes simplex: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm não do virus Herpes simplex, là bệnh nhiễm trùng thần kinh cấp tính, xuất hiện tản phát không mang tính chất mùa.

Biến chứng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Các bệnh lý nhiễm trùng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, hơn so với người khoẻ mạnh do các tổn thương mạch máu, thần kinh làm giảm khả năng tự bảo vệ cơ thể

Suy gan cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Suy gan cấp, xuất hiện sau tác động, đặc trưng bởi vàng da, rối loạn đông máu và bệnh não gan tiến triển, ở bệnh nhân trước đó có chức năng gan bình thường

Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột natri fluoroacetat và fluoroacetamid

Fluoroacetat gây độc bằng ửc chế chu trình Krebs, làm giảm chuyển hóa glucose, ức chế hô hấp của tế bảo, mất dự trữ năng lượng gây chết tế bào

Viêm tuyến giáp sinh mủ có đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm tuyến giáp nhiễm khuẩn rất hiếm gặp, nguyên nhân do vi khuẩn, do nấm hoăc ki sinh trùng gây ra, thường xảy ra khi có các yếu tố thuận lợi.

Suy cận giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Chức năng chủ yếu của tuyến cận giáp, là cân bằng nồng độ calci máu, suy cận giáp gây hạ calci máu biểu hiện triệu chứng thần kinh cơ.

Bệnh quai bị: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh quai bị lây trực tiếp qua hô hấp, ngoài gây sưng đau tuyến nước bọt mang tai, không hoá mủ, ngoài ra còn viêm tuyến sinh dục.

Cường cận giáp tiên phát: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Yếu, mệt, khát nước, tiểu nhiều, chán ăn, sụt cân, táo bón, buồn nôn, nôn, đau bụng do viêm tụy cấp, nhược cơ.

Viêm phổi nặng do virus cúm A: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Viêm phổi do virus có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi, do cơ thể chống lại virus kém hơn, so với những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

Viêm tuyến giáp không đau hashimoto: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Là bệnh có tính chất tự miễn, mang tính gia đình, còn gọi là viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính.

Bướu nhân tuyến giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Nhân giáp là tổn thương dạng khối, khu trú nằm trong tuyến giáp, được phát hiện nhờ cảm nhận của chính bản thân bệnh nhân, hay bác sĩ thăm khám lâm sàng.

Sốc nhiễm khuẩn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Sốc nhiễm khuẩn, là một giai đoạn của quá trình liên tục, bắt đầu từ đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng

Đái tháo nhạt: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh thường khởi phát ở tuổi thanh niên, nam gặp nhiều hơn nữ, nguyên nhân của bệnh đái tháo nhạt rất phức tạp.

Hạ đường huyết: chẩn đoán và xử trí cấp cứu

Hạ đường huyết được định nghĩa là đường huyết nhỏ hơn 3 mmol mỗi lít, ở những bệnh nhân nhập viện, nên điều trị đường huyết nhỏ hơn hoặc bằng 4 mmol

Hội chứng Cushing: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tăng cân là triệu chứng đầu tiên, mặt tròn như mặt trăng, da ừng đỏ, gáy có bướu mỡ, rối loạn phân bố mỡ, mỡ tập trung ở mặt, cổ.

Rắn cạp nia cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Nọc độc của rắn cạp nia bao gồm các protein, enzym tác động cả ở tiền và hậu xynap gây liệt cơ, peptid lợi niệu natri có tác dụng ức chế hấp thu natri tại ống thận

Ngộ độc khí carbon monoxide (CO): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Khí CO là sản phẩm cháy không hoàn toàn của các chất có chứa carbon, nhiễm phổ biến là sử dụng các nhiên liệu có carbon để đốt ở nơi thông khí

Viêm mạch dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Viêm mạch dị ứng, là viêm mạch hệ thống không rõ căn nguyên, có tổn thương các mạch nhỏ, do lắng đọng phức hợp miễn dịch IgA.

Tắc động mạch phổi cấp: do bệnh lí huyết khối tắc mạch

Mục tiêu điều trị tắc động mạch phổi cấp, là giảm nhanh sự tắc nghẽn động mạch phổi, bằng cách làm tan huyết khối, phẫu thuật thuyên tắc hoặc phá vỡ cơ học bằng ống thông

Biến chứng thần kinh do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Biến chứng thần kinh, biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, thường gặp nhất là biến chứng thần kinh ngoại vi, và biến chứng thần kinh tự động

Cơn nhược cơ nặng: chẩn đoán và điều trị tích cực

Có thể điều trị nhược cơ hiệu quả, bằng các liệu pháp bao gồm thuốc kháng cholinesterase, liệu pháp điều hòa miễn dịch nhanh, thuốc ức chế miễn dịch và phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức