Tắc đường hô hấp trên: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

2020-02-11 09:40 AM
Tắc nghẽn đường hô hấp trên cấp tính có thể do hít phải vật lạ từ ngoài, nhiễm virut hoặc vi khuẩn, dị ứng nặng, bỏng hoặc chấn thương

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tắc đường hô hấp trên cấp nếu được phát hiện và xử trí chậm có thể gây hậu quả nghiệm trọng, đôi khi đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.

Tắc đường hô hấp trên cấp là tình trạng tắc nghẽn trên đường hô hấp trên bao gồm khí quản, thanh quản hoặc vùng họng.

Chẩn đoán xác định tắc đường hô hấp trên

Dựa chủ yếu vào triệu chứng lâm sàng theo mức độ tắc nghẽn từ nhẹ đến nặng.

Khó thở.

Tiếng rít thanh khí quản (stridor): tiếng rít thở vào đơn độc thường biểu hiện của tắc nghẽn trên hoặc tại sụn nắp trong khi tiếng rít thở ra đặc trưng cho tắc nghẽn dưới sụn lắp. Tiếng rít thanh khí quản thì thở vào nhiều khi bị nhầm với tiếng rít thở ra của phế quản.

Thở nhanh nông hoặc thở chậm. Trường hợp nặng có thể thấy biểu hiện ngạt thở, thở ngáp.

Vã mồ hôi.

Co kéo các cơ hô hấp phụ.

Tình trạng vật vã kích thích, hoảng loạn. Trường hợp nặng rối loạn ý thức, lú lẫn, mất ý thức.

Tím môi đầu chi (dấu hiệu muộn).

Khám thực thể có thể nghe thấy tiếng rít thanh khí quản (tắc bán phần) kèm theo nghe phổi thấy rì rào phế nang giảm cả hai bên.

Chẩn đoán mức độ tắc nghẽn đường hô hấp trên

Tắc nghẽn bán phần: bệnh nhân khó thở, thở có tiếng rít, vật vã kích thích, vã mồ hôi, thay đổi giọng nói, ho ông ổng, khó nuốt...

Tắc nghẽn hoàn toàn: bệnh nhân nhanh chóng mất ý thức trong vài giây đến vài phút.

L ư u ý: tắc nghẽn bán phần có thể tiến triển nhanh chóng thành tắc nghẽn hoàn toàn.

Chẩn đoán nguyên nhân

Nguyên nhân nội sinh

Do sập các tổ chức phần mềm vùng họng miệng (giảm trương lực cơ, gẫy xương hàm).

Phù thanh quản/co thắt thanh quản.

Viêm sụn nắp thanh quản cấp, viêm thanh quản cấp, bạch hầu thanh quản.

Liệt dây thanh âm hai bên.

Dị ứng gây phù niêm mạc họng và khí quản, thường do phản ứng dị ứng khi bị ong đốt, kháng sinh hoặc các thuốc hạ huyết áp (ức chế men chuyển).

Chấn thương thanh quản, khối u thanh quản.

Nguyên nhân ngoại sinh

Phù mạch kiểu Ludwig/Ổ mủ vùng hầu họng.

Khối máu tụ (do rối loạn đông máu, chấn thương, phẫu thuật).

U tuyến giáp.

U hạch.

U hoặc dị vật thực quản.

Di vật

Thức ăn.

Đồ chơi với trẻ em hoặc bất kì đồ vật gì với các bệnh nhân sa sút trí tuệ hoặc bệnh nhân tâm thần.

Các thăm dò giúp chẩn đoán nguyên nhân

Soi thanh quản.

Soi khí phế quản.

Chụp Xquang phổi.

Điều trị cấp cứu tắc đường hô hấp trên

Phụ thuộc vào mức độ tắc nghẽn.

Trường hợp tắc nghẽn bán phần (không khí còn ra vào phổi được)

Giải thích để bệnh nhân yên tâm.

Nghiệm pháp Heimlich nếu có dị vật đường thở.

Thở oxy có làm ẩm tốt.

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.

Chuẩn bị sẵn sàng bộ đặt nội khí quản và dụng cụ hút đờm dãi.

Khí dung adrenalin pha loãng 1:1000. Liều dùng 1ml cho người lớn và 0,5ml cho trẻ em.

Kháng sinh: khi có dấu hiệu nhiễm trùng.

Nếu tắc nghẽn hoàn toàn và bệnh nhân có dấu hiệu thiếu oxy (tím tái, thở ngáp cá, rối loạn ý thức) tiến hành kiểm soát đường thở

Khai thông đường thở: tư thế ngửa đầu nâng cằm.

Kiểm tra và lấy bỏ các dị vật bằng đèn soi thanh quản và kẹp Magill.

Hút sạch đờm, máu mủ trong miệng.

Đặt nội khí quản cấp cứu

Đặt nội khí quản qua đường miệng có dùng đèn.

Nếu khó khăn: đặt nội khí quản ngược dòng nhờ một dây dẫn đi qua màng nhẫn giáp.

Mờ khí quản cấp cứu qua màng nhẫn giáp nếu không đặt được nội khí quản.

Phòng bệnh

Tránh các yếu tố gây tắc nghẽn đường hô hấp trên trên các đối tượng nguy cơ như trẻ em, người sa sút trí tuệ, bệnh nhân tâm thần.

Phát hiện sớm và điều trị kịp các nguyên nhân gây tắc nghẽn đường hô hấp trên.

Bài viết cùng chuyên mục

Rắn hổ mang cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Tất cả các bệnh nhân bị rắn hổ cắn, hoặc nghi ngờ rắn hổ cắn, phải được vào viện, tại khoa cấp cứu có máy thở, và có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu

Viêm tuyến giáp không đau hashimoto: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Là bệnh có tính chất tự miễn, mang tính gia đình, còn gọi là viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính.

Hội chứng Cushing: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tăng cân là triệu chứng đầu tiên, mặt tròn như mặt trăng, da ừng đỏ, gáy có bướu mỡ, rối loạn phân bố mỡ, mỡ tập trung ở mặt, cổ.

Viêm tuyến giáp sinh mủ có đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm tuyến giáp nhiễm khuẩn rất hiếm gặp, nguyên nhân do vi khuẩn, do nấm hoăc ki sinh trùng gây ra, thường xảy ra khi có các yếu tố thuận lợi.

Suy tuyến yên: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Suy tuyến yên, có thể không có triệu chứng, hoặc xuất hiện liên quan đến thiếu hụt hormon, hoặc tổn thương hàng loạt.

Đau cột sống thắt lưng: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đau cột sống thắt lưng là nguyên nhân làm giảm khả năng lao động ở tuổi dưới 45 và chi phí của bản thân cũng như chi phí xã hội trong điều trị rất tốn kém.

Ngừng tuần hoàn: cấp cứu nâng cao

Cấp cứu cơ bản ngay lập tức là rất quan trọng để điều trị ngừng tim đột ngột, duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng, cho đến khi có chăm sóc nâng cao

Viêm da dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Biểu hiện tổn thương da, trên một bệnh nhân có cơ địa dị ứng, đặc trưng bời những dấu hiệu lâm sàng, của hiện tượng quá mẫn tức thì.

Biến chứng thần kinh do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Biến chứng thần kinh, biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, thường gặp nhất là biến chứng thần kinh ngoại vi, và biến chứng thần kinh tự động

Viêm mạch dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Viêm mạch dị ứng, là viêm mạch hệ thống không rõ căn nguyên, có tổn thương các mạch nhỏ, do lắng đọng phức hợp miễn dịch IgA.

Bệnh uốn ván: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Ngoại độc tố uốn ván tác động vào thần kinh cơ gây nên biểu hiện lâm sàng của bệnh là cứng hàm, co cứng cơ liên tục, các cơn giật cứng toàn thân và nhiều biến chứng khác gây tử vong.

Đau ngực cấp: chẩn đoán và xử trí cấp cứu

Đau ngực cấp phổ biến nhất ở khoa cấp cứu, đánh giá ngay lập tức là bắt buộc, để đảm bảo chăm sóc thích hợp, không có hướng dẫn chính thức về đau ngực có nguy cơ thấp

Nhiễm khuẩn huyết: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tất cả các vi khuẩn có độc tính mạnh, hay yếu đều có thể gây nhiễm trùng huyết, trên cơ địa suy giảm sức đề kháng, hay suy giảm miễn dịch.

Cơn đau quặn thận: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Đau bụng xảy ra khi sỏi bị kẹt trong đường tiết niệu, thường là trong niệu quản, sỏi chặn và làm giãn khu vực niệu quản, gây đau dữ dội

Suy hô hấp cấp: chẩn đoán và điều trị cấp cứu ban đầu

Suy hô hấp xảy ra khi các mạch máu nhỏ, bao quanh túi phế nang không thể trao đổi khí, gặp phải các triệu chứng ngay lập tức, do không có đủ oxy trong cơ thể

Bệnh to các viễn cực: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh gặp cả hai giới, thường gặp ở lứa tuổi 20 đến 50, do adenoma của tuyến yên, hiếm gặp do bệnh lý vùng dưới đồi.

Lupus ban đỏ hệ thống: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Bệnh nhân có thể chỉ co, một vài đặc điểm lâm sàng của lupus ban đỏ hệ thống, có thể giống với các bệnh tự miễn, nhiễm trùng hoặc huyết học khác.

Viêm tuyến giáp bán cấp có đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Cần chẩn đoán phân biệt, tình trạng nhiễm độc giáp trong viêm tuyến giáp bán cấp với bệnh Basedow, tuyến giáp to có tiếng thổi, ấn không đau.

Viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Cần nghĩ đến viêm màng não do nấm Cryptococcus, ở bệnh nhân có viêm kéo dài, chỉ định các xét nghiệm phù hợp, để khẳng định chẩn đoán.

Ngộ độc cấp acetaminophen (paracetamol): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Khi uống quá liều acetaminophen, chất chuyển hóa độc là NAPQI tăng lên, vượt quá khả năng trung hòa của glutathion gây độc với gan, thận

Viêm quanh khớp vai: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Chẩn đoán viêm quanh khớp vai chủ yếu dựa vào lâm sàng ấn đau chói tại chỗ các vị trí tương ứng của gân như đầu dài gân nhị đầu, điểm bám gân trên gai, gân dưới gai, kết hợp cận lâm sàng mà chủ yếu là siêu âm phần mềm quanh khớp vai.

Hội chứng tiêu cơ vân cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Tiêu cơ vân, là một hội chứng trong đó các tế bào cơ vân bị tổn thương, và huỷ hoại dẫn đến giải phóng một loạt các chất trong tế bào cơ vào máu

Tăng natri máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Mặc dù tăng natri máu thường xuyên nhất là do mất nước, nó cũng có thể được gây ra bởi việc ăn muối, mà không có nước, hoặc sử dụng các dung dịch natri ưu trương

Ngộ độc cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức

Ngay khi tiếp xúc với bệnh nhân, trong vòng vài ba phút đầu tiên, xác định và thực hiện ngay các biện pháp cần tiến hành nhằm bảo đảm tính mạng, và ổn định trạng thái bệnh nhân.

Ngộ độc cấp ethanol (rượu): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Con đường chính của quá trình chuyển hóa ethanol xảy ra ở gan thông qua alcohol dehydrogenase, các mô khác đóng góp