Suy cận giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

2020-04-04 12:02 AM
Chức năng chủ yếu của tuyến cận giáp, là cân bằng nồng độ calci máu, suy cận giáp gây hạ calci máu biểu hiện triệu chứng thần kinh cơ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Suy cận giáp là sự thiếu hụt hormon tuyến cận giáp (PTH) do tổn thương tuyến cận giáp (thường do phẫu thuật) hoặc do dị tật bẩm sinh tuyến cận giáp.

Chức năng chủ yếu của tuyến cận giáp là cân bằng nồng độ calci máu. Vì vậy, suy cận giáp gây hạ calci máu biểu hiện các triệu chứng thần kinh cơ từ liệt nhẹ đến cơn tetani. Triệu chứng lâm sàng của suy cận giáp được cải thiện khi điều trị thay thế đúng. Tuy nhiên một vài biến chứng như đục thủy tinh thể và sự vôi hóa hạch là không thể thay đổi được.

Chẩn đoán xác định

Triệu chứng lâm sàng

SCG thường biêu hiện hạ calci máu và tăng phospho máu làm ảnh hường đến hệ thần kinh trung ương cũng như các hệ thống khác trong cơ thể. Thể nhẹ thoáng qua chỉ biểu hiện bằng dị cảm ở các ngón tay và quanh miệng.

Cơn tetani: được định nghĩa bởi tình trạng tăng kích thích thần kinh cơ. Nó khởi đầu bằng cảm giác kiến bò ở đầu chi và ở xung quanh miệng, sau đó là co rút hoặc co cứng cơ toàn thân hoặc khu trú.

Biểu hiện như bàn tay người đỡ đẻ do co rút cơ gian đốt bàn tay.

Hình ảnh mồm cá chép.

Hình ảnh bàn chân duỗi mạnh.

Thời gian kéo dài cơn thường biến đổi có thể một vài phút hoặc hơn.

Cơn tetani thể nhẹ với biểu hiện dị cảm trên mặt. Nặng có thể biểu hiện cơn co thắt thanh quản hay gặp ở trẻ em hoặc cơn co thắt dạ dày (triệu chứng giả loét dạ dày).

Những biểu hiện mạn tính

Tăng kích thích thần kinh cơ:

+ Dấu hiệu Chvostek: gõ vào dưới gò má 2cm có dấu hiệu giật môi trên.

+ Dấu hiệu Trousseau: đo huyết áp đến số tối đa, sau đó bóp trên số tối đa giữ khoảng 3 phút -> xuất hiện dấu hiệu bàn tay người đỡ đẻ.

Rối loạn thần kinh: dấu hiệu ngoại tháp, đôi khi có biểu hiện hội chứng Parkinson, múa vờn, động kinh toàn thể hoặc khu trú.

Rối loạn tâm thần: tình trạng trầm cảm, sầu muộn, lo lắng, bồn chồn.

Các biểu hiện khác

Bong da, rụng tóc, móng có đốm trắng, răng có khía, giảm sản men, mắt đục thủy tinh thể. Nếu hạ calci nặng có thể suy tim.

Triệu chứng cận lâm sàng

Xét nghiệm máu:

Calci máu thấp: 1,87 - 2mmol/l.

Ca++ chính xác = [4 - albumin (g/dl)] X 0,2 + Ca++ (mmol/l).

Calci ion hoá giảm < 1,1mmol/l.

Phospho máu tăng > 1,44mmol/l.

PTH giảm < 10μg/ml.

Xét nghiệm nước tiểu:

Calci niệu thấp < 2,5mmol/24 giờ.

Điện tâm đồ: QT và ST kéo dài.

Điện não đồ: 50% trường hợp thấy xuất hiện sóng têta, sóng delta hoặc các hình ảnh nghịch đảo.

Xquang sọ: có thể thấy các điểm calci hóa ở nền sọ.

Chẩn đoán phân biệt

Có thể gặp giảm calci do những nguyên nhân khác.

Suy thận mãn.

Hội chứng giảm hấp thu: giảm hấp thu calci, magnesi, vitamin D ở ruột.

Dùng thuốc chống co giật (bacbituric, phenyltoin), rifampicin làm giảm tổng hợp enzym giúp chuyển hoá vitamin D thành calciferol ở gan.

Nguyên nhân hiếm gặp khác: viêm tụy cấp nặng, ung thư tuyến giáp.

Chẩn đoán nguyên nhân

Cần phải phân biệt suy cận giáp thực sự hay giả suy cận giáp.

Suy cận giáp thực sự: thể hiện hội chứng sinh hoá đầy đủ.

Sau phẫu thuật cắt tuyến giáp cùng cận giáp.

Suy cận giáp tự phát thường không có nguyên nhân.

Suy cận giáp bẩm sinh (hội chứng Di George): không phát triển túi thử ba của thanh quản với thiểu sản tuyến ức và không có tuyến cận giáp.

Suy cận giáp bời kháng thể kháng tuyến cận giáp đôi khi phối hợp với bệnh Addison và biểu hiện nấm da còn gọi là hội chứng Whitaker.

Trong tất cả những nguyên nhân này PTH thường thấp và nghiệm pháp tiêm PTH ngoại sinh sẽ thay đổi sự bất thưởng phospho - calci. '

Giả suy cận giáp

Hiếm gặp, liên quan đến sự bất thường gen, là tình trạng không hấp thu ngoại vi hormon cận giáp biểu hiện sinh hoá của suy cận giáp.

Trên lâm sàng có sự bất thường về hình thái: kích thước nhỏ bé, mặt tròn, bàn tay ngắn, đần độn, có những nốt calci hoá dưới da.

Điều trị

Trường hợp cấp cứu

Chỉ định điều trị cấp cứu (cơn tetani, co thắt thanh quản hoặc cơn động kinh):

Đảm bảo thông thoáng đường hô hấp.

Tiêm tĩnh mạch gluconat calci hoặc calci clorid, 10 - 20ml gluconat calci 10% (1 -2 ống) tiêm tĩnh mạch chậm trong vòng 10 phút. Hoặc calci clorid cũng dùng tương tự.

Chỉ định điều trị cấp: truyền calci tĩnh mạch với liều 1mg/kg/glờ. Mỗi ống gluconat calci 10ml chứa 90mg cho mỗi 2,25mmol nguyên tố calci. Như vậy, nếu pha 6 ống gluconat calci vào 500ml glucose 5% truyền với tốc độ 0,92ml/kg/giờ sẽ cung cấp nguyên tố calci 1mg/kg/giờ.

Vitamin D liều cao: ergocalciferol (Sterogyl) 50.000 - 200.000UI/ngày tiêm bắp tối đa trong 2 – 3 ngày. Hoặc cholecalclferol (vitamin D3) liều tương tự

Magnnesi spasmyl 6 -8 viên/ngày, nếu có giảm magnnesi phối hợp.

Theo dõi: xét nghiệm calci máu mỗi 4 - 6 giờ trong khi truyền tĩnh mạch điều chỉnh duy trì calci máu khoảng 8 - 9mg/dl.

Điều trị lâu dài

Mục tiêu duy trì calci máu ở mức bình thường thấp (2,0 - 2,1mmol/l).

Calci uống dưới dạng calci clorid hòặc gluconat calci hoặc calci Carbonat liều trung bình 1g (2 viên 500mg).

Bổ sung vitamin D: ergocalciferol (vitamin D2) dạng dầu uống hoặc tiêm bắp có thời gian bán hủy kéo dài. Liều lượng uống thay đổi tùy tình trạng SCG của từng BN từ 50.000 - 100.000UI/ngày (1,25 - 2,5mg/ngày). Định lượng 25(OH) vitamin D và nồng độ calci trong huyết thanh để đánh giá điều trị.

Calcitriol có thời gian bán hủy ngắn hơn (8h) có thể dùng đồng thời với liều 0,25 - 2μg/ngày.

Bổ sung magnesi: nếu nghi ngờ có giảm magnesi huyết kèm theo, đục thủy tinh thể, rối loạn tiêu hóa.

Theo dõi lâm sàng và sinh hoá

-Định lượng calci máu, phospho máu nhất là calci niệu/24 giờ, ure, creatinin máu đề phòng quá liều gây sỏi thận hoặc vôi hoá thận.

Theo dõi triệu chứng ngộ độc vitamin D: chán ăn, nôn, mệt, uống nhiều đái nhiều, tăng calci máu.

Bài viết cùng chuyên mục

Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân thở máy: chẩn đoán và điều trị tích cực

Tràn khí màng phổi là một biến chứng rất nguy hiểm, có khả năng gây tử vong, ở bệnh nhân đang được thông khí nhân tạo

Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Các nguyên nhân, gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toan, thường do các ấu trùng của các loài giun sán gây nên.

Viêm não Herpes simplex: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm não do virus Herpes simplex, là bệnh nhiễm trùng thần kinh cấp tính, xuất hiện tản phát không mang tính chất mùa.

Tăng kali máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Mức độ khẩn cấp của điều trị tăng kali máu thay đổi, theo sự hiện diện hoặc vắng mặt của các triệu chứng, và dấu hiệu liên quan đến tăng kali máu.

Sốc nhiễm khuẩn: chẩn đoán và điều trị ban đầu

Nhiễm trùng huyết là hội chứng lâm sàng, có các bất thường về sinh lý, sinh học và sinh hóa gây, và phản ứng viêm xảy ra có thể dẫn đến rối loạn chức năng cơ quan và tử vong

Suy tuyến yên: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Suy tuyến yên, có thể không có triệu chứng, hoặc xuất hiện liên quan đến thiếu hụt hormon, hoặc tổn thương hàng loạt.

Biến chứng mắt do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đa số bệnh nhân có biến chứng võng mạc, không có triệu chứng, phát hiện sớm, và điều trị kịp thời sẽ giúp phòng ngừa và trì hoãn sự tiến triển của biến chứng này

Rắn cạp nia cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Nọc độc của rắn cạp nia bao gồm các protein, enzym tác động cả ở tiền và hậu xynap gây liệt cơ, peptid lợi niệu natri có tác dụng ức chế hấp thu natri tại ống thận

Viêm cột sống dính khớp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Một số yếu tố rất quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của viêm cột sống dính khớp, bệnh có các biểu hiện lâm sàng đa dạng, liên quan đến một số cấu trúc khác nhau.

Suy thận cấp trong hồi sức: chẩn đoán và điều trị tích cực

Suy thận cấp, đề cập đến việc giảm đột ngột chức năng thận, dẫn đến việc giữ lại urê, và các chất thải chứa nitơ khác, và sự rối loạn của thể tích ngoại bào và chất điện giải

Hạ kali máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện hạ kali máu, có xu hướng tỷ lệ thuận với mức độ, và thời gian giảm kali huyết thanh

Mày đay: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Mày đay là một dạng tổn thương cơ bản ngoài da, đặc trưng bời sự xuất hiện nhanh của các sẩn phù, ngứa nhiều.

Lỵ trực khuẩn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Lỵ trực khuẩn Shigella là một bệnh nhiễm trùng đại tràng, đặc biệt là phần trực tràng của đại tràng. Bệnh nhân bị viêm dạ dày Shigella thường xuất hiện sốt cao, đau quặn bụng và tiêu chảy ra máu, nhầy.

Viêm gan tự miễn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm gan tự miễn, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, và ở tất cả các nhóm dân tộc, nhưng nó xảy ra chủ yếu ở phụ nữ.

Viêm tuyến giáp thầm lặng không đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm tuyến giáp thầm lặng không đau, biểu hiện giống như viêm tuyến giáp sau sinh, nhưng xảy ra không liên quan đến sinh đẻ.

Viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính không đặc hiệu là bệnh khá thường gặp trên lâm sàng, biểu hiện bời tình trạng sưng đau khớp gối kéo dài, tái phát nhiều lần song không tìm thấy nguyên nhân.

Nhiễm trùng do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus): chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tụ cầu vàng là cầu khuẩn Gram dương, không di động, không sinh nha bào, đứng riêng lẻ hoặc thành từng đôi. S.aureus có mặt ở khắp nơi, sự lây truyền trực tiếp từ các thương tổn mở hoặc gián tiếp.

Ngộ độc cấp ethanol (rượu): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Con đường chính của quá trình chuyển hóa ethanol xảy ra ở gan thông qua alcohol dehydrogenase, các mô khác đóng góp

Bệnh thủy đậu: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Virus thủy đậu tăng cường sự lây nhiễm, bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch vật chủ, chẳng hạn như giảm biểu hiện phức hợp tương hợp mô học chính.

Cường cận giáp tiên phát: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Yếu, mệt, khát nước, tiểu nhiều, chán ăn, sụt cân, táo bón, buồn nôn, nôn, đau bụng do viêm tụy cấp, nhược cơ.

Viêm màng não mủ: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Có nhiều vi khuẩn có thể gây viêm màng não mủ. Tuy nhiên, tần suất mắc của từng chủng vi khuẩn tùy thuộc vào tuổi cũng như một số yếu tố liên quan đến sức đề kháng cơ thể.

Bệnh to các viễn cực: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh gặp cả hai giới, thường gặp ở lứa tuổi 20 đến 50, do adenoma của tuyến yên, hiếm gặp do bệnh lý vùng dưới đồi.

Viêm phổi liên quan đến thở máy: chẩn đoán và điều trị tích cực

Viêm phổi liên quan đến thở máy, là bệnh lý nhiễm khuẩn bệnh viện nặng nhất, và thường gặp nhất trong tất cả các loại nhiễm trùng bệnh viện

Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột natri fluoroacetat và fluoroacetamid

Fluoroacetat gây độc bằng ửc chế chu trình Krebs, làm giảm chuyển hóa glucose, ức chế hô hấp của tế bảo, mất dự trữ năng lượng gây chết tế bào

Viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Cần nghĩ đến viêm màng não do nấm Cryptococcus, ở bệnh nhân có viêm kéo dài, chỉ định các xét nghiệm phù hợp, để khẳng định chẩn đoán.