- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị
- Viêm tuyến giáp không đau hashimoto: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm tuyến giáp không đau hashimoto: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm tuyến giáp là tình trạng viêm cấp hoặc mạn tính tại tuyến giáp do nhiều căn nguyên khác nhau và thường gây ra những thay đồi trong chức năng tuyến giáp từ cường giáp (do tổn thương phá hủy tuyến), bình giáp hoặc suy giáp (do cạn kiệt hormon) tùy theo từng giai đoạn bệnh. Để phân biệt các loại viêm tuyến giáp cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng, tốc độ khởi phát bệnh và đặc biệt là tình trạng đau vùng cổ.
Là bệnh có tính chất tự miễn, mang tính gia đình, còn gọi là viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính.
Là nguyên nhân chính dẫn đến suy giáp.
Chẩn đoán xác định
Lâm sàng
Thường xảy ra ở phụ nữ (90%), độ tuổi 30 - 50.
Bướu tuyến giáp: thường to, chắc, đối xứng, có thể cứng, gồ ghề, nhiều thùy, không đau. Có thể chèn ép gây cảm giác nghẹn, khó nuốt, nói khàn... Một số ít trường hợp có thể gặp tuyến giáp teo nhỏ.
Suy giáp: là triệu chứng thường gặp với các biểu hiện từ nhẹ đến rõ ràng (xem thêm bài suy giáp).
Cận lâm sàng
FT4 giảm, TSH tăng hoặc suy giáp cận lâm sàng với FT4 bình thường, TSH tăng.
Kháng thể kháng tuyến giáp: anti thyroid peroxidase (anti-TPO) và kháng thể kháng thyroglobulin (anti Tg) tăng cao.
Siêu âm: tuyến giáp giảm âm không đồng đều, hình thái thay đổi tùy theo giai đoạn tiến triển của bệnh.
Chọc tế bào tuyến: tập trung nhiều lympho bào trong tuyến,
Chẩn đoán phân biệt: với các bệnh lí bướu giáp khác
Bướu đa nhân tuyến giáp: bướu giáp thường mềm hơn. Siêu âm tuyến giáp có thể thấy hình ảnh đa nhân tuyến giáp.
Ung thư giáp: thường có nhân chắc, có thể có biểu hiện xâm lấn xung quanh, có thể có hạch cổ.
Siêu âm và chọc tế bào nhân giáp giúp chẩn đoán xác định ung thư.
Điều trị
Nếu có biểu hiện suy giáp cần điều trị thay thế hormon giáp bằng L-thyroxin (xem thêm bài suy giáp).
Bài xem nhiều nhất
Suy thượng thận: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Nhiễm trùng do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus): chẩn đoán và điều trị nội khoa
Ngừng tuần hoàn: cấp cứu cơ bản
Hạ kali máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Xuất huyết tiêu hóa trên: chẩn đoán và điều trị cấp cứu
Bệnh thủy đậu: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Đái tháo đường: hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nội khoa
Cơn đau quặn thận: chẩn đoán và điều trị cấp cứu
Hạ đường huyết: chẩn đoán và xử trí cấp cứu
Viêm màng não mủ: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Điều trị thích hợp, và biện pháp phòng ngừa bổ sung, suy tuyến thượng thận có thể có cuộc sống năng động, và có tuổi thọ bình thường.
Tụ cầu vàng là cầu khuẩn Gram dương, không di động, không sinh nha bào, đứng riêng lẻ hoặc thành từng đôi. S.aureus có mặt ở khắp nơi, sự lây truyền trực tiếp từ các thương tổn mở hoặc gián tiếp.
Cấp cứu ngừng tuần hoàn là thiết lập các bước cụ thể để giảm tử vong do tim ngừng đập, phản ứng được phối hợp cẩn thận đối với các trường hợp khẩn cấp, sẽ làm giảm tử vong
Mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện hạ kali máu, có xu hướng tỷ lệ thuận với mức độ, và thời gian giảm kali huyết thanh
Chảy máu đường tiêu hóa trên là một trường hợp khẩn cấp phổ biến, với một loạt các triệu chứng thực quản dạ dày tá tràng như nôn máu, phân đen, ít bị thiếu máu
Virus thủy đậu tăng cường sự lây nhiễm, bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch vật chủ, chẳng hạn như giảm biểu hiện phức hợp tương hợp mô học chính.
Đái tháo đường, là tình trạng tăng đường huyết mạn tính, đặc trưng bởi những rối loạn chuyển hoá carbohydrat, có kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid và protein.
Đau bụng xảy ra khi sỏi bị kẹt trong đường tiết niệu, thường là trong niệu quản, sỏi chặn và làm giãn khu vực niệu quản, gây đau dữ dội
Hạ đường huyết được định nghĩa là đường huyết nhỏ hơn 3 mmol mỗi lít, ở những bệnh nhân nhập viện, nên điều trị đường huyết nhỏ hơn hoặc bằng 4 mmol
Có nhiều vi khuẩn có thể gây viêm màng não mủ. Tuy nhiên, tần suất mắc của từng chủng vi khuẩn tùy thuộc vào tuổi cũng như một số yếu tố liên quan đến sức đề kháng cơ thể.