- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị
- Suy gan cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Suy gan cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Suy gan cấp tính được đặc trưng bởi tổn thương gan cấp tính, bệnh não gan và thời gian prothrombin / tỷ lệ bình thường quốc tế (INR) tăng cao. Nó cũng được gọi là suy gan tối cấp, hoại tử gan cấp tính, hoại tử gan tối cấp và viêm gan tối cấp. Không được điều trị, tiên lượng kém, vì vậy việc nhận biết và xử trí kịp thời bệnh nhân bị suy gan cấp tính là rất quan trọng. Bất cứ khi nào có thể, bệnh nhân bị suy gan cấp tính nên được quản lý tại một đơn vị chăm sóc tích cực tại một cơ sở có khả năng thực hiện ghép gan.
Suy gan cấp tính đề cập đến sự phát triển của tổn thương gan cấp tính nặng với bệnh não và chức năng tổng hợp bị suy yếu (INR ≥1.5) ở một bệnh nhân không bị xơ gan hoặc bệnh gan từ trước. Mặc dù thời gian phân biệt suy gan cấp tính với suy gan mạn tính khác nhau giữa các báo cáo, thời gian thường được sử dụng là thời gian bị bệnh < 26 tuần.
Suy gan cấp tính cũng có thể được chẩn đoán ở những bệnh nhân mắc bệnh Wilson chưa được chẩn đoán trước đó, virus viêm gan B mắc phải hoặc viêm gan tự miễn, trong đó bệnh xơ gan tiềm ẩn có thể xuất hiện, với điều kiện bệnh đã được công nhận trong < 26 tuần. Mặt khác, bệnh nhân viêm gan do rượu nặng cấp tính, ngay cả khi được công nhận < 26 tuần, được coi là bị suy gan đợt cấp tính của mãn do hầu hết có tiền sử uống nhiều rượu.
Suy gan cấp là một tình trạng bệnh lí phức tạp xuất hiện sau một tác động có hại đến gan, đặc trưng bởi vàng da, rối loạn đông máu và bệnh lí não gan tiến triển trong một thời gian ngắn ở bệnh nhân trước đó có chức năng gan bình thường. Tỉ lệ sống sót thay đổi từ 20 - 90% tùy nghiên cứu. Mục đích chính của điều trị suy gan cấp là kiểm soát phù não và điều trị hỗ trợ suy đa cơ quan cho đến khi sự tái sinh gan xuất hiện trở lại.
Chẩn đoán xác định
Triệu chứng lâm sàng
Đặc trưng: vàng da, mệt mỏi, buồn nôn.
Phân chia của Lucke và Mallory: chia làm 3 giai đoạn:
+ Tiền triệu là giai đoạn chưa có vàng da.
+ Giai đoạn trung gian đánh dấu bằng sự xuất hiện của vàng da.
+ Giai đoạn cuối với biểu hiện của bệnh lí não gan.
Phân loại lâm sàng kinh điền: dựa vào khoảng cách từ khi biểu hiện vàng da đến khi xuất hiện bệnh lí não.
+ Suy gan tối cấp: 7 ngày.
+ Suy gan cấp: 8-28 ngày.
+ Suy gan bán cấp: 5-12 tuần.
Bệnh lí não gan: đóng vai trò trung tâm trong chẩn đoán suy gan cấp được chia thành 4 độ:
+ Độ I: thay đổi trạng thái tình cảm, giảm tập trung và giảm chức năng tâm thần vận động, có thể kích thích được.
+ Độ II: chậm chạp, ứng xừ không phù hợp, còn khả năng nói.
+ Độ III: thẫn thở, mất định hướng, kích động.
+ Độ IV: hôn mê, có thể còn đáp ứng với kích thích đau.
Xét nghiệm: không có xét nghiệm nào là đặc hiệu
Tăng bilirubin: nếu tăng > 250Mmol/l chứng tỏ bệnh nặng.
AST và ALT huyết tương phản ánh tổn thương tế bào gan.
Thời gian prothrombin (PT) là yếu tố xác định mức độ nặng.
Hạ đường máu, natri máu, magnesi máu, kiềm hô hấp, toan chuyển hóa.
Chẩn đoán nguyên nhân
Do virus: viêm gan A, B, c (rất hiếm gặp), E, non - A non - B, Cytomegalovirus, Herpes simplex virus, EBV, thuỷ đậu.
Thuốc: thường gặp paracetamol, halothan, isoniazid, rifampicin, thuốc kháng viêm steroid, sulphonamid, flutamid, sodium Valproat, Carbamazepin, allopurinol, ketoconazol, IMAO, thuốc chống nấm,...
Nhiễm trùng huyết và suy đa tạng: khoảng 25% bệnh nhân.
Chuyển hoá: bệnh Wilson, hội chứng Reyes.
Tim mạch: hội chứng Budd-Chiari.
Các nguyên nhân khác: gan nhiễm mỡ cấp trong thai kì, u lympho, thuốc nam...
Biến chứng
Nhiễm trùng: viêm phúc mạc tự phát do vi khuẩn, nhiễm khuẩn huyết là nguyên nhân tử vong của 11% trường hợp suy gan cấp.
Biến chứng thần kinh: bệnh não gan.
Biến chứng hô hấp: chủ yếu do nhiễm trùng hay ARDS.
Biến chứng tim mạch: tụt áp, sốc.
Biến chứng suy thận:
+ Do tổn thương tế bào thận, hoại tử ống thận.
+ Hội chứng gan - thận.
Biến chứng chuyển hoá: tan chuyển hoá, hạ natri huyết, giảm glucose huyết, giảm kali huyết.
Rối loạn đông máu: gây xuất huyết nội tạng.
Điều trị
Các biện pháp hồi sức cơ bản
Đầu cao 45°.
Tôn trọng trục đầu - cổ - thân.
Theo dõi tri giác vả đường kính đồng tử.
Đặt nội khí quản nếu cần, thông khí cho nhược thán nhẹ.
Chống phù não: manitol 20%: 0,4g/kg.
Bù nước điện giải, thuốc vận mạch nếu cần.
Lọc ngoài thận.
Dự phòng kháng H2, ức chế bơm proton, chống chảy máu tiêu hoá.
Cung cấp glucose (glucose 5% - glucose 20%).
Theo dõi glucose máu theo giờ.
Bilan dịch vào ra.
Điều trị theo nguyên nhân
Ngộ độc paracetamol (và suy gan cấp tính khác): N-acetylcystein 300mg/kg/20 giờ.
Bệnh lí tự miễn dịch: corticoid.
Thuốc kháng virus.
Đinh chỉ thai nghén (gan nhiễm mỡ cấp nặng, hội chứng HELLP...).
Điều trị nên tránh:
+ Thuốc hướng thần benzodiazepin, thuốc an thần kinh làm hôn mê nặng lên, không cho phép theo dõi bệnh não liên quan đến suy gan.
+ Truyền các yếu tố đông máu (trừ khi có biến chứng chảy máu).
Hỗ trợ ngoài cơ thể
Ở các bệnh viện có điều kiện trang thiết bị và kĩ thuật thì có thể thực hiện gan nhân tạo, thay huyết tương chờ cho tế bào gan hồi phục hoặc ghép gan.
Phòng bệnh
Ngộ độc thuốc (tránh lạm dụng thuốc, uống quá liều những thuốc chuyển hoá qua gan phải xem xét kĩ tiền sử bệnh lí gan mật, tiền sử nghiện rượu).
Tiêm phòng vaccin virus viêm gan, hạn chế con đường lây truyền viêm gan virus.
Bài viết cùng chuyên mục
Lỵ trực khuẩn: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Lỵ trực khuẩn Shigella là một bệnh nhiễm trùng đại tràng, đặc biệt là phần trực tràng của đại tràng. Bệnh nhân bị viêm dạ dày Shigella thường xuất hiện sốt cao, đau quặn bụng và tiêu chảy ra máu, nhầy.
Lupus ban đỏ hệ thống: chẩn đoán miễn dịch và điều trị
Bệnh nhân có thể chỉ co, một vài đặc điểm lâm sàng của lupus ban đỏ hệ thống, có thể giống với các bệnh tự miễn, nhiễm trùng hoặc huyết học khác.
Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân thở máy: chẩn đoán và điều trị tích cực
Tràn khí màng phổi là một biến chứng rất nguy hiểm, có khả năng gây tử vong, ở bệnh nhân đang được thông khí nhân tạo
Tắc động mạch phổi cấp: do bệnh lí huyết khối tắc mạch
Mục tiêu điều trị tắc động mạch phổi cấp, là giảm nhanh sự tắc nghẽn động mạch phổi, bằng cách làm tan huyết khối, phẫu thuật thuyên tắc hoặc phá vỡ cơ học bằng ống thông
Basedow: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Basedow là nguyên nhân gây cường giáp hay gặp nhất, là một bệnh tự miễn, có tính chất gia đình, bệnh thường gặp ở phụ nữ, tuồi 20 đến 50.
Viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính không đặc hiệu là bệnh khá thường gặp trên lâm sàng, biểu hiện bời tình trạng sưng đau khớp gối kéo dài, tái phát nhiều lần song không tìm thấy nguyên nhân.
Ong đốt: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Việc xử trí sớm, và tích cực ong đốt tập trung vảo việc truyền dịch, tăng cường bài niệu và quyết định kết quả cuối cùng của nhiễm độc
Tăng natri máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Mặc dù tăng natri máu thường xuyên nhất là do mất nước, nó cũng có thể được gây ra bởi việc ăn muối, mà không có nước, hoặc sử dụng các dung dịch natri ưu trương
Hôn mê nhiễm toan ceton do đái tháo đường
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường, là hậu quả của tình trạng thiếu nghiệm trọng insulin, do bệnh nhân ngừng hay giảm liều insulin, nhiễm khuẩn, nhồi máu cơ tim.
Đột quỵ: chẩn đoán và xử trí cấp cứu trong 3 giờ đầu
Đột quỵ cấp tính, là một vấn đề có thể điều trị khi đảm bảo khẩn cấp chuyên khoa, điều trị bằng thuốc, và chăm sóc đều ảnh hưởng đến sự sống còn và phục hồi
Viêm gan virus cấp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm gan virus cấp, là bệnh truyền nhiễm thường gặp, nhất là ở các nước đang phát triển, do các virus viêm gan, gây viêm nhiễm và hoại tử tế bào gan.
Viêm tuyến giáp sinh mủ có đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm tuyến giáp nhiễm khuẩn rất hiếm gặp, nguyên nhân do vi khuẩn, do nấm hoăc ki sinh trùng gây ra, thường xảy ra khi có các yếu tố thuận lợi.
Phù Quincke dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị
Phù Quincke, đặc trưng bởi tình trạng sưng nề đột ngột, và rõ rệt ở vùng da, và tổ chức dưới da, có cảm giác ngứa.
Viêm tuyến giáp thầm lặng không đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm tuyến giáp thầm lặng không đau, biểu hiện giống như viêm tuyến giáp sau sinh, nhưng xảy ra không liên quan đến sinh đẻ.
Biến chứng bệnh mạch máu ngoại vi đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Để ngăn ngừa các biến chứng vi mô và vĩ mô, như bệnh mạch máu ngoại biên, điều trị tích cực, nhắm mục tiêu, nên được bắt đầu ngay sau khi chẩn đoán
Cơn đau quặn thận: chẩn đoán và điều trị cấp cứu
Đau bụng xảy ra khi sỏi bị kẹt trong đường tiết niệu, thường là trong niệu quản, sỏi chặn và làm giãn khu vực niệu quản, gây đau dữ dội
Ngộ độc cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức
Ngay khi tiếp xúc với bệnh nhân, trong vòng vài ba phút đầu tiên, xác định và thực hiện ngay các biện pháp cần tiến hành nhằm bảo đảm tính mạng, và ổn định trạng thái bệnh nhân.
Ngừng tuần hoàn: cấp cứu cơ bản
Cấp cứu ngừng tuần hoàn là thiết lập các bước cụ thể để giảm tử vong do tim ngừng đập, phản ứng được phối hợp cẩn thận đối với các trường hợp khẩn cấp, sẽ làm giảm tử vong
Biến chứng mạch máu lớn do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Biến chứng mạch lớn, cần có nguyên tắc điều trị chung như điều trị các yếu tố nguy cơ gồm, kháng insulin, tăng đường huyết, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì.
Biến chứng tai biến mạch não ở bệnh nhân đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Đái tháo đường làm gia tăng tỉ lệ mắc, tử vong, thường để lại di chứng nặng nề đối với các trường hợp bị tai biến mạch não, nhồi máu não gặp nhiều hơn so với xuất huyết não
Đau thần kinh tọa: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Nguyên nhân thường gặp nhất là do thoát vị đĩa đệm. Điều trị nội khoa là chính. Tuy nhiên, nếu đau kéo dài ảnh hường nhiều đến khả năng vận động, cần xem xét phương pháp phẫu thuật.
Thoái hoá cột sống: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Do cột sống phải chịu đựng nhiều các tải trọng xảy ra liên tục, dẫn tới các biến đổi hình thái gồm các biến đổi thoái hoá ở các đĩa đệm, thân đốt sống và ở các mỏm gai sau và tình trạng hư hại phần sụn.
Bệnh quai bị: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh quai bị lây trực tiếp qua hô hấp, ngoài gây sưng đau tuyến nước bọt mang tai, không hoá mủ, ngoài ra còn viêm tuyến sinh dục.
Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột natri fluoroacetat và fluoroacetamid
Fluoroacetat gây độc bằng ửc chế chu trình Krebs, làm giảm chuyển hóa glucose, ức chế hô hấp của tế bảo, mất dự trữ năng lượng gây chết tế bào
Cơn đau bụng cấp: chẩn đoán và xử trí cấp cứu
Đau bụng cấp có thể do nhiều loại bệnh khác nhau, từ nhẹ và tự giới hạn đến các bệnh đe dọa đến tính mạng, chẩn đoán sớm và chính xác dẫn đến quản lý chính xác hơn