Ngộ độc khí carbon monoxide (CO): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

2020-03-02 11:20 AM
Khí CO là sản phẩm cháy không hoàn toàn của các chất có chứa carbon, nhiễm phổ biến là sử dụng các nhiên liệu có carbon để đốt ở nơi thông khí

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Carbon monoxide (CO) là một loại khí không mùi, không vị, không màu, không hình thành do quá trình đốt cháy hydrocarbon. Nồng độ CO trong khí quyển thường dưới 0,001%, nhưng có thể cao hơn ở khu vực thành thị hoặc môi trường kín. CO liên kết với hemoglobin có ái lực lớn hơn nhiều so với oxy, tạo thành carboxyhemoglobin (HbCO) và dẫn đến việc vận chuyển và sử dụng oxy bị suy yếu. CO cũng có thể tạo một đợt viêm gây ra hiện tượng peroxid hóa thần kinh trung ương và cuối cùng là di chứng thần kinh.

Hít phải khói liên quan đến lửa là nguyên nhân cho hầu hết các trường hợp ngộ độc carbon monoxide (CO).

Không giống như ngộ độc có chủ ý, ngộ độc ngoài ý muốn thể hiện cả sự thay đổi theo mùa và theo vùng, và nó phổ biến nhất trong những tháng mùa đông ở vùng khí hậu lạnh. Tỷ lệ mắc bệnh, chủ yếu liên quan đến suy giảm thần kinh muộn, vẫn tồn tại ngoài sự ổn định ban đầu ở tối đa 40% nạn nhân.

Các nguồn CO tiềm năng, ngoài các đám cháy, bao gồm hệ thống sưởi hoạt động kém, các thiết bị đốt nhiên liệu không đúng cách (ví dụ, lò sưởi dầu hỏa, vỉ nướng than, bếp cắm trại, máy phát điện chạy bằng xăng) và động cơ phương tiện hoạt động trong khu vực thông gió kém (ví dụ, sân trượt băng, nhà kho, nhà để xe). Ngộ độc CO sau khi tiếp xúc với không khí ngoài trời đối với khí thải của thuyền máy cũng đã được báo cáo. Ngoài ra, các vụ cháy cáp điện ngầm tạo ra một lượng lớn CO, có thể thấm vào các tòa nhà và nhà liền kề. Sự gia tăng phơi nhiễm carbon monoxide đã được báo cáo xảy ra ngay sau hậu quả của cơn bão. Ngoài ra, ngộ độc carbon monoxide có thể xảy ra từ sử dụng hookah (waterpipe) sử dụng.

Methylene clorua (dichloromethane) là một dung môi công nghiệp và là thành phần của chất tẩy sơn. Methylene clorua hít hoặc ăn vào được chuyển hóa thành CO ở gan, gây độc tính CO khi không có CO xung quanh.

Khí CO (carbon monoxide): là sản phẩm cháy không hoàn toàn của các chất có chứa carbon. Nguồn nhiễm phổ biến nhất là sử dụng các nhiên liệu có carbon (than, cùi, xăng, dầu) để đốt (bếp, lò sưởi, chạy động cơ...) ở nơi thông khí kém (phòng kín, khu vực ít lưu thông khí).

CO: khí không màu, không mùi, không vị, khuếch tán mạnh, không gây kích thích, có tỉ trọng xấp xỉ tỉ trọng không khí.

CO là khí gây ngạt hệ thống, gây giảm khả năng vận chuyển oxy đến tế bào, giảm co bóp cơ tim, rối loạn chức năng tế bào, ức chế co bóp cơ tim.

Nồng độ HbCO gây độc: > 12%. Ngộ độc xuất hiện nhanh và thường gây tử vong nhanh chóng. Di chứng thần kinh-tâm thần nặng nề khi xuất viện chiếm tới 4-40%. Thai nhi, người cao tuổi, người co bệnh lí mạch vành, mạch máu não nguy cơ bị ngộ độc nặng hơn.

Chẩn đoán xác định

Nguồn khí độc

Như trên, phổ biến là đốt than, củi, chạy động cơ trong phòng kín.

Lâm sàng

Khởi đầu: triệu chứng thường không đặc hiệu: đau đầu, mệt mòi, chóng mặt, buồn nôn, nhìn mờ, rối loạn hành vi kèm theo cảm giác sảng khoái.

Thần kinh:

+ Nặng có thể có hôn mê, co giật, hôn mê tăng trương lực cơ, thời gian và mức độ hôn mê rất thay đổi, xuất huyết võng mạc, dấu hiệu ngoại tháp.

+ Một số bệnh nhân hôn mê có thể hồi phục nhanh chóng, số khác cải thiện thoáng qua và không hoàn toàn, nặng lên ở tuần thứ hai và để lại di chứng thần kinh - tâm thần.

+ Di chứng: mất vỏ, vận động bất thường, tăng trương lực, Parkinson, giảm trí nhớ, g:ảm tập trung.

Tim mạch: loạn nhịp (chiếm 5 - 6%), có thể tụt huyết áp, phù phổi cấp hỗn hợp. Người bị bệnh mạch vành trước đó có thể đau ngực, nhồi máu cơ tim. Điện tim: thiếu máu cơ tim, thay đổi T, ST, loạn nhịp tim.

Tổn thương cơ: CK tăng, thoát dịch khoảng kẽ, giảm thể tích lòng mạch, nước tiểu sẫm màu, đỏ và ít dần.

Mức độ nặng trên lâm sàng:

+ Nhẹ: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, nôn.

+ Vừa: đau ngực, khó tập chung, nhìn mờ, khó thở khi gắng sức nhẹ, mạch nhanh, thở nhanh, hoại tử cơ, thất điều.

+ Nặng: đau ngực, hồi hộp, mất định hướng, co giật, hôn mê, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, thiếu máu cơ tim, phỏng da.

Xét nghiệm

Đo HbCO bằng phương pháp mạch nảy (CO-oximeter). HbCO > 15% là chẩn đoán ngộ độc. Phương pháp đo độ bão hòa oxy máu động mạch bằng phương pháp mạch nảy (pulse oximeter, đo Sp02) phản ánh sai kết quả SpOz vì chỉ phát hiện được Hb02, không phát hiện được HbCO và nhầm HbCO là HbO2 nên kết quả đo SpO2 tăng giả tạo so với thực tế.

Định lượng HbCO bằng quang phổ kế: tỉ lệ HbCO > 15% (lấy máu động mạch hoặc tĩnh mạch). Tuy nhiên, HbCO giảm nhanh sau khi bệnh nhân được đưa ra khỏi nơi nhiễm độc và được thở oxy liều cao, cần lấy máu càng sớm càng tốt sau khi bệnh nhân đến viện.

Chẩn đoán phân biệt

Ngộ độc nhẹ: phân biệt với cảm cúm.

Ngộ độc vừa và nặng: phân biệt với đau thắt ngực không ổn định, hôn mê, co giật do các nguyên nhân khác.

Chú ý: nếu ngộ độc do hít phải khói do cháy, cần phát hiện các ngộ độc, tổn thương khác kèm theo như ngộ độc cyanua, hít phải hơi nóng, methemoglobin, hít phải các khí gây kích ứng đường hô hấp.

Chẩn đoán biến chứng

Suy hô hấp: xét nghiệm khí máu.

Tổn thương não do thiếu oxy, nhồi máu não, hôn mê kéo dài, thoái hóa myelin (chụp cộng hưởng từ sọ não).

Nhồi máu cơ tim: điện tim.

Toan chuyển hóa, tiêu cơ vân, suy thận.

Các xét nghiệm, thăm dò giúp chẩn đoán, đánh giá, điều trị và theo dõi

Công thức máu.

Ure, creatiniri, đường máu, điện giải đồ, CK, CKMB, amylase, khí máu động mạch, lactat máu.

Điện tim, Xquang phổi, điện não.

Chụp cắt lớp sọ não đánh giá phù não, nhồi máu não, cộng hưởng từ giúp chẩn đoán nhồi máu não, thoái hóa myelin.

Test thử thai với phụ nữ tuổi sinh đẻ, theo dõi tim thai nếu bệnh nhân có thai.

Điều trị

Giảm hấp thu

Nhanh chóng mờ rộng cửa, làm thoáng khí, đưa bệnh nhân ra khỏi nơi nhiễm độc (lưu ý đảm bảo an toàn cho người cấp cứu).

Nếu bệnh nhân thở yếu, ngừng thở: hô hấp nhân tạo bằng phương tiện hiện có tại chỗ (có thể hô hấp nhân tạo trực tiếp), cung cấp oxy 100% càng sớm càng tốt nếu có điều kiện.

Biện pháp hồi sức

Khai thông đường thở, hỗ trợ hô hấp khi cần: nội khí quản, thở máy.

Điều trị chống co giật, hôn mê...

Tụt huyết áp, đặt catheter, thuốc vận mạch.

Điều trị toan chuyển hóa, tiêu cơ vân, suy thận.

Điều trị khác.

Điều trị đặc hiệu liệu pháp oxy

Cung cấp oxy liều cao càng sớm càng tốt.

Thở oxy 100% (ví dụ qua mặt nạ không hít lại, lều oxy, mũ oxy): cho bệnh nhân ngộ độc nhẹ.

Thở máy không xâm nhập CPAP (có thể kết hợp PS) và FiO2 100% hoặc BIPAP với FiO2 100%: nếu ngộ độc vừa hoặc nặng và bệnh nhân còn tỉnh, hợp tác tốt với máy thở, không ứ đọng đờm dãi đường hô hấp trên, ho khạc tốt.

Đặt nội khí quản thở máy phương thức hỗ trợ/kiểm soát kết hợp PEEP và FiO2 100%: cho bệnh nhân ngộ độc vừa hoặc nặng có hôn mê, co giật, có suy hô hấp, cần đặt nội khí quản (nên chỉ định sớm hơn so với các bệnh lí khác).

Cung cấp oxy 100% đến khi HbCO < 5%, với bệnh nhân có thai thì duy trì tiếp 2 giờ sau khi HbCO trở về 0. Nếu không biết nồng độ HbCO thì cung cấp oxy 100% ít nhất trong vòng vài giờ, kéo dài hơn với phụ nữ có thai.

Thở oxy cao áp: nếu có buồng oxy cao áp, bệnh nhân còn tự thở. có thai hoặc người già.

Phòng bệnh

Giáo dục bệnh nhân, tuyên truyền cộng đồng:

Không dùng than, củi để sưởi trong phòng kín không có không khí.

Không chạy động cơ sử dụng xăng dầu trong các khu vực khép kín.

Bài viết cùng chuyên mục

Viêm khớp phản ứng: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm khớp phản ứng là một bệnh viêm khớp vô khuẩn xuất hiện sau nhiễm khuẩn chủ yếu là nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục, hô hấp, tiêu hóa,... Bệnh gây tổn thương ở khớp và các cơ quan khác như mắt, hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa…

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị tích cực

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, là một biến chứng rất nặng của bệnh đái tháo đường, thường gặp ở người bệnh đái tháo đường typ 2

Viêm tuyến giáp không đau hashimoto: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Là bệnh có tính chất tự miễn, mang tính gia đình, còn gọi là viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính.

Suy giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Suy giáp, là hội chứng đặc trưng bằng tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, sản xuất hormon tuyến giáp không đầy đủ, so với nhu cầu của cơ thể.

Suy gan cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Suy gan cấp, xuất hiện sau tác động, đặc trưng bởi vàng da, rối loạn đông máu và bệnh não gan tiến triển, ở bệnh nhân trước đó có chức năng gan bình thường

Hội chứng Cushing: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tăng cân là triệu chứng đầu tiên, mặt tròn như mặt trăng, da ừng đỏ, gáy có bướu mỡ, rối loạn phân bố mỡ, mỡ tập trung ở mặt, cổ.

Rắn lục cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Nọc rắn lục là một phức hợp bao gồm các enzym tiêu protein, acid amin, lipid, các enzym là yếu tố chính thúc đẩy quá trình độc với tế bào, máu và thần kinh

Viêm khớp dạng thấp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, diễn biến mạn tính. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm các khớp nhỏ nhở có tính chất đối xứng, có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng và thường có mặt của yếu tố dạng thấp, đôi khi có tổn thương nội tạng.

Suy thận cấp trong hồi sức: chẩn đoán và điều trị tích cực

Suy thận cấp, đề cập đến việc giảm đột ngột chức năng thận, dẫn đến việc giữ lại urê, và các chất thải chứa nitơ khác, và sự rối loạn của thể tích ngoại bào và chất điện giải

Biến chứng mắt do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đa số bệnh nhân có biến chứng võng mạc, không có triệu chứng, phát hiện sớm, và điều trị kịp thời sẽ giúp phòng ngừa và trì hoãn sự tiến triển của biến chứng này

Viêm mạch dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Viêm mạch dị ứng, là viêm mạch hệ thống không rõ căn nguyên, có tổn thương các mạch nhỏ, do lắng đọng phức hợp miễn dịch IgA.

Loãng xương: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Chẩn đoán sớm và định lượng mất xương và nguy cơ gãy xương rất quan trọng vì sự sẵn có của các liệu pháp có thể làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược tiến trình của bệnh loãng xương.

Cơn nhược cơ nặng: chẩn đoán và điều trị tích cực

Có thể điều trị nhược cơ hiệu quả, bằng các liệu pháp bao gồm thuốc kháng cholinesterase, liệu pháp điều hòa miễn dịch nhanh, thuốc ức chế miễn dịch và phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức

Hội chứng Hellp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Hội chứng Hellp, là bệnh lý sản khoa đặc trưng bời thiếu máu do tan máu, tăng men gan, và giảm tiểu cầu, xuất hiện vào nửa cuối của thời kỳ có thai

Suy thượng thận: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Điều trị thích hợp, và biện pháp phòng ngừa bổ sung, suy tuyến thượng thận có thể có cuộc sống năng động, và có tuổi thọ bình thường.

Bệnh do nấm Penicillium marneffei: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh do nấm Penidllium, có biểu hiện lâm sàng đa dạng, với các tổn thương trên da, sốt kéo dài, hạch to, gan lách to, thiếu máu.

Viêm quanh khớp vai: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Chẩn đoán viêm quanh khớp vai chủ yếu dựa vào lâm sàng ấn đau chói tại chỗ các vị trí tương ứng của gân như đầu dài gân nhị đầu, điểm bám gân trên gai, gân dưới gai, kết hợp cận lâm sàng mà chủ yếu là siêu âm phần mềm quanh khớp vai.

Tăng kali máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Mức độ khẩn cấp của điều trị tăng kali máu thay đổi, theo sự hiện diện hoặc vắng mặt của các triệu chứng, và dấu hiệu liên quan đến tăng kali máu.

Bệnh thủy đậu: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Virus thủy đậu tăng cường sự lây nhiễm, bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch vật chủ, chẳng hạn như giảm biểu hiện phức hợp tương hợp mô học chính.

Nấm Candida: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Nấm Candida gây bệnh ở người chủ yếu là Candida albicans, loại nấm cộng sinh, thường cư trú ở da, niêm mạc miệng, ruột, âm đạo.

Tắc động mạch phổi cấp: do bệnh lí huyết khối tắc mạch

Mục tiêu điều trị tắc động mạch phổi cấp, là giảm nhanh sự tắc nghẽn động mạch phổi, bằng cách làm tan huyết khối, phẫu thuật thuyên tắc hoặc phá vỡ cơ học bằng ống thông

Cơn đau bụng cấp: chẩn đoán và xử trí cấp cứu

Đau bụng cấp có thể do nhiều loại bệnh khác nhau, từ nhẹ và tự giới hạn đến các bệnh đe dọa đến tính mạng, chẩn đoán sớm và chính xác dẫn đến quản lý chính xác hơn

Tăng natri máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Mặc dù tăng natri máu thường xuyên nhất là do mất nước, nó cũng có thể được gây ra bởi việc ăn muối, mà không có nước, hoặc sử dụng các dung dịch natri ưu trương

Hạ natri máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Hạ natri máu, là một rối loạn nướ điện giải, nồng độ natri trong máu hạ gây nên tình trạng giảm áp lực thẩm thấu ngoài tế bào, dẫn tới thừa nước trong tế bào

Ngộ độc cấp ethanol (rượu): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Con đường chính của quá trình chuyển hóa ethanol xảy ra ở gan thông qua alcohol dehydrogenase, các mô khác đóng góp