- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị
- Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột natri fluoroacetat và fluoroacetamid
Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột natri fluoroacetat và fluoroacetamid
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Trong suốt lịch sử, kiểm soát loài gặm nhấm là rất cần thiết cho sự sống còn và sức khỏe của quần thể. Loài gặm nhấm mang mầm bệnh và ảnh hưởng đến việc cung cấp thực phẩm, và nhân lên nhanh chóng khi không được kiểm soát. Tuy nhiên, quá trình diệt trừ các loài gặm nhấm không phải là không có thách thức. Ví dụ, loài gặm nhấm sẽ tránh một số hợp chất độc hại bằng cách nếm thử (từ chối mồi chính), sẽ không ăn hai lần một chất gây bệnh (nhút nhát mồi) và học cách tránh một số nguồn cung cấp thực phẩm hoặc nước nếu chúng gây ra cái chết ở các loài gặm nhấm khác. Vì lý do này, thuốc diệt chuột một liều thường được sử dụng vì sử dụng độc tố phải tích lũy sau nhiều lần cho ăn sẽ chỉ giết chết một phần động vật mục tiêu.
Hơn nữa, việc tìm kiếm một tác nhân dễ lây lan, độc tính cao đối với loài gặm nhấm, nhưng độc tính thấp đối với các loài không nhắm mục tiêu (như con người và động vật được thuần hóa) không đơn giản. Một loại thuốc diệt chuột lý tưởng có những phẩm chất sau:
Nó phải có hiệu quả với số lượng đủ nhỏ để thêm nó vào nguồn cung cấp thực phẩm hoặc nước sẽ không gây ra sự từ chối mồi.
Một phần loài gặm nhấm không ăn nó, phải kẻo nó gây ra sự nhút nhát mồi trong những lần gặp sau.
Natri fluoroacetat và fluoroacetamid (hợp chất 1080 và 1081) là hóa chất diệt chuột độc tính cao, tử vong nhiều.
Cơ chế bệnh sinh: fluoroacetat gây độc bằng ửc chế chu trình Krebs làm giảm chuyển hóa glucose, ức chế hô hấp của tế bảo, mất dự trữ năng lượng gây chết tế bào. Cơ quan bị tổn thương nhiều nhất là cơ, tim, não, thận.
Dễ tử vong nếu không được xử trí tích cực và đầy đủ, thường do co giật, loạn nhịp tim hoặc suy tim cấp.
Chẩn đoán xác định
Hỏi bệnh: dựa vào đặc điểm thuốc diệt chuột bệnh nhân uống: yêu cầu người nhà mang tang vật đến (dạng hạt gạo màu hồng nhìn giống cốm hoặc ống dung dịch màu hồng, không màu).
Triệu chứng lâm sàng: triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện trong giờ đầu, có thể xuất hiện sớm trong vòng 10 phút, hoặc muộn tới 20 giờ.
Tiêu hóa: thường xuất hiện sớm nhất: buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, tiêu chảy.
Thần kinh - cơ:
+ Lo lắng, kích động, hôn mê.
+ Co cứng cơ, co giật: cơn co giật toàn thân, từ một vài cơn đến co giật liên tục (kiểu trạng thải động kinh). Mức độ co giật phụ thuộc vào bệnh nhân uống nhiều hay ít, lúc đói hay no, có nôn ra hay không. Co giật nhiều gây ngạt thở, sặc phổi. Ngoài cơn co giật bệnh nhân vẫn tăng phản xạ gân xương và trương lực cơ.
+ Rối loạn ý thức các mức độ, từ lẫn lộn đến hôn mê sâu.
+ Biến chứng muộn: viêm nhiều dây thần kinh, yếu cơ, run rẩy, thoái hỏa tiểu não.
Hô hấp: suy hô hấp do co giật, sặc phổi, nhiễm khuẩn phổi, suy tim cấp hoặc ARDS.
Tim mạch:
+ Nhịp xoang nhanh là thường gặp nhất.
+ Tụt huyết áp do rối loạn nhịp, viêm cơ tim hay gặp ở loại ống nước không màu.
+ Trên điện tim có thể thấy bloc nhĩ thất, ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, rung thất, xoắn đỉnh, vô tâm thu. Các loại rối loạn nhịp tim có thể xuất hiện nhanh, đột ngột. Khi đã có rung thất sốc điện thường không có kết quả, bệnh nhân tử vong rất nhanh. Thay đổi sóng T và ST thường không đặc hiệu. Thời gian QTc dài, thường liên quan tới hạ calci máu.
Thận: lúc đầu thường đái ít do giảm huyết áp, thiếu dịch. Nước tiểu sẫm màu do tiêu cơ vân, tiêu cơ vân nhiều gây suy thận cấp.
Các triệu chứng khác:
+ Thường sốt nhẹ 37,5°c - 38°c.
+ Dấu hiệu hạ calci máu trên lâm sàng: co cứng cơ, dấu hiệu Chvostek và Trousseau.
Chẩn đoán phân biệt
Viêm não, viêm màng não, xuất huyết não, động kinh.
Ngộ độc các hóa chất gây co giật khác: clo hữu cơ, các hóa chất diệt chuột Trung Quốc khác, strychnin, lá ngón, isoniazid.
Uốn ván, sốt rét ác tính.
Xét nghiệm
Tăng số lượng bạch cầu, tăng tỉ lệ đa nhân trung tính.
Tăng CK, tỉ lệ CKMB/CK toàn phần < 5%.
Tăng AST, ALT, tăng bilirubin.
Tăng acid uric, tăng ure và Creatinin.
BNP có thể tăng: suy tim cấp.
Giảm natri, kali, calci, đặc biệt là giảm calci ion hóa. Tăng kali ở những trường hợp có suy thận.
Xét nghiệm khí máu trong cơn giật thấy pH giảm, PaO2 giảm, PaCO2 tăng.
Xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu.
Xét nghiệm độc chất: nước ta chưa xét nghiệm được.
Chẩn đoán hình ảnh
Điện tim: loạn nhịp tim, ngoại tâm thu thất, nhanh xoang, nhanh thất, xoắn đỉnh, rung thất.
Điện não đồ: thường có sóng nhọn kịch phát lan tỏa cả hai bên bán cầu.
Xquang tim phổi nếu cần.
Điều trị
Chưa có co giật
Tiêm bắp diazepam (Seduxen) 10mg, nếu có phản xạ gân xương tăng.
Rửa dạ dày: rất thận trọng vì co giật trong khi rửa dạ dày bệnh nhân đến trong vòng 1 giờ. Nên cho than hoạt 1g/kg, kết hợp Sorbitol liều gấp đôi.
Gardenal: người lớn 0,1 Og - 0,20g/ngày.
Calci clorid 10ml/liều dung dịch 10% tiêm tĩnh mạch chậm (TMC), hoặc calci gluconat 0,1- 0,2ml/kg (10ml/liều dung dịch 10%) tiêm tĩnh mạch chậm, nhắc lại nếu còn dấu hiệu hạ calci máu.
Truyền dịch đảm bảo nước tiểu 100ml/giờ.
Nếu có co giật hoặc co cứng toàn thân
Tiêm diazepam 10mg tĩnh mạch/lần, nhắc lại sau mỗi 5-10 phút cho đến 30mg, nếu không có kết quả: thiopental 200-300mg tĩnh mạch chậm trong 5 phút, sau đó truyền duy trì 2mg/kg/giờ đè khống chế giật. Liều cao hơn có thể gây viêm gan nhiễm độc. Chú ý giảm liều và theo dõi sát khi dùng thiopental ở bệnh nhân tổn thương gan.
Đặt nội khí quản, thở máy FiO2 = 1 trong 1 giờ, sau đỏ giảm xuống 0,4 - 0,6. Nếu không có máy thở phải bóp bóng ambu. Chỉ ngừng thở máy khi hết dấu hiệu cứng cơ toàn thân.
Đặt ống thông dạ dày, rửa dạ dày bằng natri clorua 0,9% 3 -5 lít, sau đó bơm than hoạt liều như trên. Chỉ rửa dạ dày sau khi đã khống chế được co giật. Bệnh nhân hôn mê, co giật nhiều, suy hô hấp cần được đặt nội khí quản có bơm bóng chèn và dùng thuốc chống co giật đủ.
Calci clorid 10ml/liều dung dịch 10% tiêm tĩnh mạch chậm, hoặc calci gluconat 0,1- 0,2ml/kg (10ml/liều dung dịch 10%) tiêm tĩnh mạch chậm, nhắc lại nếu còn dấu hiệu hạ calci máu.
Phòng suy thận cấp do tiêu cơ vân: nếu CK < 5000IU/I, truyền dịch và lợi tiểu (nếu cần) để đạt nước tiểu khoảng 2 lít/24 giờ. Nếu CK > 5000IU/I, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, truyền dịch: natri clorua 0,9%, glucose 5%, Ringer lactat theo áp lực tĩnh mạch trung tâm, lợi tiểu nếu cần để có nước tiểu khoảng 200ml/giờ. Kết hợp kiểm soát tốt co giật và tăng trương lực cơ.
Theo dõi chặt các chức năng sống: mạch, huyết áp, nhịp tim, nước tiểu và xét nghiệm: CK, điện não.
Các biện pháp hỗ trợ khác:
Suy thận cấp: lọc máu ngoài thận nếu các điều trị khác không có kết quả.
Viêm cơ tim: truyền dobutamin 5 -15mcg/kg/phút.
Ngoại tâm thu thất trên 10% tần số tim: tiêm xylocain 0,05-0,1 Og tĩnh mạch. Đặt máy tạo nhịp tạm thời nếu có chỉ định.
Xử trí phù phổi cấp nếu có.
Vitamin B1, B6, B12.
Phòng bệnh
Không sử dụng các thuốc diệt chuột loại này, hiện nước ta đã cấm.
Quản lí tốt hóa chất bảo vệ thực vật: cất giữ đúng nơi quy định, có khóa.
Không để bả chuột ở nơi trẻ hay chơi đùa hoặc nơi dễ nhìn thấy: cửa sổ, góc nhà, gầm giường, trên đường trẻ đi học...
Bài viết cùng chuyên mục
Viêm tuyến giáp không đau hashimoto: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Là bệnh có tính chất tự miễn, mang tính gia đình, còn gọi là viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính.
Bệnh sốt mò: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Sốt mò là một bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua vết đốt của ấu trùng mò, khởi phát cấp tính, biểu hiện đa dạng, sốt, vết loét ngoài da, phát ban, sưng hạch, tổn thương nhiều cơ quan và phủ tạng.
Suy thượng thận: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Điều trị thích hợp, và biện pháp phòng ngừa bổ sung, suy tuyến thượng thận có thể có cuộc sống năng động, và có tuổi thọ bình thường.
Viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính không đặc hiệu là bệnh khá thường gặp trên lâm sàng, biểu hiện bời tình trạng sưng đau khớp gối kéo dài, tái phát nhiều lần song không tìm thấy nguyên nhân.
Lỵ trực khuẩn: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Lỵ trực khuẩn Shigella là một bệnh nhiễm trùng đại tràng, đặc biệt là phần trực tràng của đại tràng. Bệnh nhân bị viêm dạ dày Shigella thường xuất hiện sốt cao, đau quặn bụng và tiêu chảy ra máu, nhầy.
Bệnh thủy đậu: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Virus thủy đậu tăng cường sự lây nhiễm, bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch vật chủ, chẳng hạn như giảm biểu hiện phức hợp tương hợp mô học chính.
Suy thận cấp trong hồi sức: chẩn đoán và điều trị tích cực
Suy thận cấp, đề cập đến việc giảm đột ngột chức năng thận, dẫn đến việc giữ lại urê, và các chất thải chứa nitơ khác, và sự rối loạn của thể tích ngoại bào và chất điện giải
Đau ngực cấp: chẩn đoán và xử trí cấp cứu
Đau ngực cấp phổ biến nhất ở khoa cấp cứu, đánh giá ngay lập tức là bắt buộc, để đảm bảo chăm sóc thích hợp, không có hướng dẫn chính thức về đau ngực có nguy cơ thấp
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: chẩn đoán và điều trị cấp cứu
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là vấn đề cấp tính được đặc trưng bởi sự xấu đi của các triệu chứng hô hấp vượt ra ngoài các biến đổi hàng ngày thông thường và dẫn đến thay đổi thuốc
Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Các nguyên nhân, gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toan, thường do các ấu trùng của các loài giun sán gây nên.
Rắn hổ mang cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Tất cả các bệnh nhân bị rắn hổ cắn, hoặc nghi ngờ rắn hổ cắn, phải được vào viện, tại khoa cấp cứu có máy thở, và có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu
Suy hô hấp cấp: chẩn đoán và điều trị cấp cứu ban đầu
Suy hô hấp xảy ra khi các mạch máu nhỏ, bao quanh túi phế nang không thể trao đổi khí, gặp phải các triệu chứng ngay lập tức, do không có đủ oxy trong cơ thể
Viêm khớp phản ứng: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm khớp phản ứng là một bệnh viêm khớp vô khuẩn xuất hiện sau nhiễm khuẩn chủ yếu là nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục, hô hấp, tiêu hóa,... Bệnh gây tổn thương ở khớp và các cơ quan khác như mắt, hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa…
Rắn cạp nia cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Nọc độc của rắn cạp nia bao gồm các protein, enzym tác động cả ở tiền và hậu xynap gây liệt cơ, peptid lợi niệu natri có tác dụng ức chế hấp thu natri tại ống thận
Hạ đường huyết: chẩn đoán và xử trí cấp cứu
Hạ đường huyết được định nghĩa là đường huyết nhỏ hơn 3 mmol mỗi lít, ở những bệnh nhân nhập viện, nên điều trị đường huyết nhỏ hơn hoặc bằng 4 mmol
Ngừng tuần hoàn: cấp cứu cơ bản
Cấp cứu ngừng tuần hoàn là thiết lập các bước cụ thể để giảm tử vong do tim ngừng đập, phản ứng được phối hợp cẩn thận đối với các trường hợp khẩn cấp, sẽ làm giảm tử vong
Viêm gan tự miễn: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm gan tự miễn, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, và ở tất cả các nhóm dân tộc, nhưng nó xảy ra chủ yếu ở phụ nữ.
Sốc giảm thể tích tuần hoàn: chẩn đoán và điều trị cấp cứu
Sốc được là tình trạng thiếu oxy tế bào, và mô, do giảm cung cấp oxy, tăng tiêu thụ oxy, sử dụng oxy không đủ, hoặc kết hợp các quá trình này
Ong đốt: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Việc xử trí sớm, và tích cực ong đốt tập trung vảo việc truyền dịch, tăng cường bài niệu và quyết định kết quả cuối cùng của nhiễm độc
Hội chứng Guillain Barré: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Hội chứng Guillain Barré, cơ thể sinh ra kháng thể chống lại nhiễm trùng, đồng thời cũng tấn công và làm tổn thương myelin, sợi trục của rễ, dây thần kinh ngoại biên
Bệnh do nấm Penicillium marneffei: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh do nấm Penidllium, có biểu hiện lâm sàng đa dạng, với các tổn thương trên da, sốt kéo dài, hạch to, gan lách to, thiếu máu.
Suy tuyến yên: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Suy tuyến yên, có thể không có triệu chứng, hoặc xuất hiện liên quan đến thiếu hụt hormon, hoặc tổn thương hàng loạt.
Thoái hoá cột sống: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Do cột sống phải chịu đựng nhiều các tải trọng xảy ra liên tục, dẫn tới các biến đổi hình thái gồm các biến đổi thoái hoá ở các đĩa đệm, thân đốt sống và ở các mỏm gai sau và tình trạng hư hại phần sụn.
Viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Cần nghĩ đến viêm màng não do nấm Cryptococcus, ở bệnh nhân có viêm kéo dài, chỉ định các xét nghiệm phù hợp, để khẳng định chẩn đoán.
Nhiễm khuẩn huyết: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Tất cả các vi khuẩn có độc tính mạnh, hay yếu đều có thể gây nhiễm trùng huyết, trên cơ địa suy giảm sức đề kháng, hay suy giảm miễn dịch.