- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị
- Bệnh do nấm Penicillium marneffei: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh do nấm Penicillium marneffei: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh do nấm Penidllium, có biểu hiện lâm sàng đa dạng, với các tổn thương trên da, sốt kéo dài, hạch to, gan lách to, thiếu máu.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bệnh do nấm Penicillium là nhiễm trùng cơ hội thường gặp ở người nhiễm HIV/AIDS, khi có tình trạng suy giảm miễn dịch nặng, CD4 dưới 100 tế bào/mm3. Bệnh rất hiếm gặp ở người không nhiễm HIV. Bệnh do nấm Penidllium có biểu hiện lâm sàng đa dạng với các tổn thương trên da, sốt kéo dài, hạch to, gan lách to, thiếu máu.
Nấm Penicillium marneffei thuộc họ Penicillium, được phân lập đầu tiên năm 1956 từ gan bị tổn thương của chuột tre; là loại nấm lưỡng hình, có dạng tế bào nấm men khi phát triển trong tế bào hay nuôi cấy trên môi trường giàu dinh dưỡng ở 37°c, và có dạng sợi khi nuôi cấy ở nhiệt độ 25°c - 30°c.
Nguồn bệnh từ đất hay các động vật hoang dã. Bệnh thường gặp tại các vùng nhiệt đới nóng ẩm: Đông Nam Á, Nam Trung Quốc, Ấn Độ...
Lâm sàng
Nhiễm nấm Penicillium thường diễn ra ở dạng nhiễm nấm huyết với biểu hiện lâm sàng đa dạng.
Khởi phát từ từ.
Người bệnh thường có sốt kéo dài, nhiệt độ dao động 38,5°c - 39°c.
Các biểu hiện toàn thân: gầy sút cân, thiếu máu, đôi khi có phù do suy kiệt.
Tổn thương da: gặp ở khoảng 70% số trường hợp nhiễm nấm R marneffei. Tổn thương da điển hình có dạng sẩn kích thước từ vài millimet tới 1 -2cm, loét hoại tử ở trung tâm, không đau, không ngứa; phân bố toàn thân, tập trung nhiều ở các vùng da hở như mặt cổ. Tổn thương da thường là một phần trong bệnh cảnh nhiễm nấm huyết nhưng cũng có thể không đi kèm các biểu hiện bệnh toàn thân.
Các biểu hiện hô hấp kèm theo như: ho, ho khan không đờm kéo dài.
Hạch to, gan, lách to.
Cỏ thể có phù suy dinh dưỡng, tràn dịch các mảng.
Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm cấy máu dương tính với p. marneffei.
Xét nghiệm
Xét nghiệm máu cơ bản: công thức máu, sinh hoá máu (chức năng gan, thận).
Xét nghiệm tế bào CD4.
Xét nghiệm tổn thương da: cạo tổn thương da.
+ Soi trực tiếp (nhuộm Wright hay Giemsa) tìm các tế bào nấm Penicillium.
+ Cấy tổn thương da tìm nấm Penicillium.
Cấy máu tìm nấm.
Có thể lấy bệnh phẩm: hạch, tuỷ xương, soi và cấy tìm nấm.
Chẩn đoán phân biệt
Tổn thương da do tụ cầu
Có tổn thương báo trước: nhọt ngoài da, có ở nhiều nơi trên cơ thể, thương tổn hoá mủ, cấy dịch mù có tụ cầu. Xét nghiệm máu có bạch cầu máu tăng cao.
Nhiễm trùng huyết tụ cầu
Nhiễm trùng nhiễm độc nặng, có đường vào, tổn thương phủ tạng (phổi hình ảnh áp xe nhỏ), cấy máu mọc vi khuẩn tụ cầu.
Lao
Da hay lao phổi: sốt về chiều, có tiền sử tiếp xúc với nguồn bệnh lao.
Thăm khám toàn diện, Xquang phổi.
Xét nghiệm máu, xét nghiệm đờm tìm AFB.
Xét nghiệm dịch mủ soi cấy AFB.
Dị ứng thuốc
Có tiền sử dùng thuốc, thương tổn ban đỏ, mày đay, ngứa, có ở toàn thân.
Xét nghiệm phân huỷ tế bào mast với các loại thuốc bệnh nhân đã sử dụng.
MAC
Những bệnh nhân nhiễm nấm p. marneffei chỉ có các biểu hiện sốt kẻo dải, hạch to trong ổ bụng, gan lách to, dựa vào cấy máu dương tính với p. marneffei.
Điều trị đặc hiệu
Amphotericin B 0,7mg/kg/ngày x 2 tuần.
Truyền tĩnh mạch trong 500ml dung dịch glucose 5% trong thời gian 6 -8 giờ.
Chú ý: khi sử dụng amphotericin B người bệnh có thể có phản ứng quá mẫn: sốt cao, nhiễm độc thận. Có thể sử dụng paracetamol 10mg/kg trước khi truyền amphotericin.
Các trường hợp quá mẫn nặng không sử dụng được amphotericin B phải thay thế bằng itraconazol với liều 400mg/ngày trong 8-10 tuần.
Sau đó itraconazol 400mg/ngày trong 10 tuần.
Những trường hợp nhẹ: Itraconazol 400mg/ngày trong 8 tuần.
Điều trị duy trì
Itraconazol 200mg/ngày cho đến khi TCD4 > 200 tế bào/mm3 (ở bệnh nhân được điều trị ARV) kéo dài trên 6 tháng.
Phụ nữ có thai: không dùng itraconazol trong ba tháng đầu của thai kỳ do có nguy cơ dị dạng thai. Thay thế bằng amphotericin B.
Điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng
Hạ sốt bằng paracetamol 10 mg/kg/6giờ.
Bảo vệ chức năng gan thận, thăng bằng nước và điện giải.
Truyền máu tươi toàn phần khi hemoglobin dưới 80g/l.
Các dung dịch dinh dưỡng: Morihepamin, human albumin.
Săn sóc hộ lí.
Bài viết cùng chuyên mục
Suy gan cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Suy gan cấp, xuất hiện sau tác động, đặc trưng bởi vàng da, rối loạn đông máu và bệnh não gan tiến triển, ở bệnh nhân trước đó có chức năng gan bình thường
Bệnh to các viễn cực: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh gặp cả hai giới, thường gặp ở lứa tuổi 20 đến 50, do adenoma của tuyến yên, hiếm gặp do bệnh lý vùng dưới đồi.
Viêm khớp thiếu niên tự phát: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Tùy theo mỗi thể bệnh mà có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác nhau, ở tất cả các thể, trong đợt tiến triển thường có tình trạng viêm khớp về lâm sàng và xét nghiệm.
Hạ đường huyết: chẩn đoán và xử trí cấp cứu
Hạ đường huyết được định nghĩa là đường huyết nhỏ hơn 3 mmol mỗi lít, ở những bệnh nhân nhập viện, nên điều trị đường huyết nhỏ hơn hoặc bằng 4 mmol
Ngộ độc rotundin: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Là thuốc có độ an toàn cao, tuy nhiên nếu uống quá liều có thể gây nhiều biến chứng, khi bệnh nhân uống 300mg trong 24 giờ, đã gây ra những biến đổi về điện tim
Viêm tuyến giáp thầm lặng không đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm tuyến giáp thầm lặng không đau, biểu hiện giống như viêm tuyến giáp sau sinh, nhưng xảy ra không liên quan đến sinh đẻ.
Tăng kali máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Mức độ khẩn cấp của điều trị tăng kali máu thay đổi, theo sự hiện diện hoặc vắng mặt của các triệu chứng, và dấu hiệu liên quan đến tăng kali máu.
Ngộ độc cấp paraquat qua đường tiêu hóa: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Ngộ độc paraquat tử vong rất cao, trong những giờ đầu đau rát miệng họng, dọc sau xương ức và thượng vị, viêm, loét, trợt miệng, họng, thực quản xuất hiện sau nhiều giờ
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: suy hô hấp nặng do đợt cấp tính
Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, là tình trạng bệnh ở giai đoạn ổn định chuyển sang nặng lên nhanh, không đáp ứng với điều trị thông thường
Viêm tuyến giáp sinh mủ có đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm tuyến giáp nhiễm khuẩn rất hiếm gặp, nguyên nhân do vi khuẩn, do nấm hoăc ki sinh trùng gây ra, thường xảy ra khi có các yếu tố thuận lợi.
Suy giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Suy giáp, là hội chứng đặc trưng bằng tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, sản xuất hormon tuyến giáp không đầy đủ, so với nhu cầu của cơ thể.
Rắn lục cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Nọc rắn lục là một phức hợp bao gồm các enzym tiêu protein, acid amin, lipid, các enzym là yếu tố chính thúc đẩy quá trình độc với tế bào, máu và thần kinh
Bệnh thủy đậu: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Virus thủy đậu tăng cường sự lây nhiễm, bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch vật chủ, chẳng hạn như giảm biểu hiện phức hợp tương hợp mô học chính.
Viêm phổi nặng do virus cúm A: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Viêm phổi do virus có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi, do cơ thể chống lại virus kém hơn, so với những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh
Phù Quincke dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị
Phù Quincke, đặc trưng bởi tình trạng sưng nề đột ngột, và rõ rệt ở vùng da, và tổ chức dưới da, có cảm giác ngứa.
Suy hô hấp cấp: chẩn đoán và điều trị cấp cứu ban đầu
Suy hô hấp xảy ra khi các mạch máu nhỏ, bao quanh túi phế nang không thể trao đổi khí, gặp phải các triệu chứng ngay lập tức, do không có đủ oxy trong cơ thể
Viêm tuyến giáp bán cấp có đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Cần chẩn đoán phân biệt, tình trạng nhiễm độc giáp trong viêm tuyến giáp bán cấp với bệnh Basedow, tuyến giáp to có tiếng thổi, ấn không đau.
Biến chứng bệnh mạch máu ngoại vi đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Để ngăn ngừa các biến chứng vi mô và vĩ mô, như bệnh mạch máu ngoại biên, điều trị tích cực, nhắm mục tiêu, nên được bắt đầu ngay sau khi chẩn đoán
Đau thần kinh tọa: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Nguyên nhân thường gặp nhất là do thoát vị đĩa đệm. Điều trị nội khoa là chính. Tuy nhiên, nếu đau kéo dài ảnh hường nhiều đến khả năng vận động, cần xem xét phương pháp phẫu thuật.
Hạ natri máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Hạ natri máu, là một rối loạn nướ điện giải, nồng độ natri trong máu hạ gây nên tình trạng giảm áp lực thẩm thấu ngoài tế bào, dẫn tới thừa nước trong tế bào
Tăng áp lực nội sọ: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Tăng áp lực nội sọ, cần phải được chẩn đoán sớm và xử trí tích cực vì có nguy cơ gây tụt não rất nhanh, là một biến chứng gây tử vong, hoặc tổn thương không hồi phục
Viêm phổi cộng đồng do vi khuẩn nặng: chẩn đoán và điều trị tích cực
Viêm phổi cộng đồng do vi khuẩn, là bệnh lý nhiễm khuẩn của nhu mô phổi, gây ra tình trạng viêm các phế nang, tiểu phế quản và tổ chức kẽ của phổi
Xơ cứng bì hệ thống: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh xơ cứng hệ thống, là một bệnh không đồng nhất, được phản ánh bởi một loạt các cơ quan liên quan, mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Tăng calci máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Trong số tất cả các nguyên nhân gây tăng canxi máu, cường cận giáp nguyên phát, và ác tính là phổ biến nhất, chiếm hơn 90 phần trăm các trường hợp.
Đột quỵ: chẩn đoán và xử trí cấp cứu trong 3 giờ đầu
Đột quỵ cấp tính, là một vấn đề có thể điều trị khi đảm bảo khẩn cấp chuyên khoa, điều trị bằng thuốc, và chăm sóc đều ảnh hưởng đến sự sống còn và phục hồi