- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị
- Viêm khớp phản ứng: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm khớp phản ứng: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm khớp phản ứng là một bệnh viêm khớp vô khuẩn xuất hiện sau nhiễm khuẩn chủ yếu là nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục, hô hấp, tiêu hóa,... Bệnh gây tổn thương ở khớp và các cơ quan khác như mắt, hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa…
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thuật ngữ "viêm khớp phản ứng" được giới thiệu vào năm 1969 là viêm khớp phát triển ngay sau hoặc trong khi bị nhiễm trùng ở nơi khác trong cơ thể, nhưng trong đó các vi khuẩn không từ khớp. Định nghĩa ban đầu không chỉ định các mầm bệnh được chấp nhận là nguyên nhân gây viêm khớp phản ứng và vào năm 1999, một nhóm chuyên gia đã xác định một danh sách cụ thể các mầm bệnh đường tiêu hóa và niệu sinh dục có thể được coi là nguyên nhân. Chúng bao gồm Chlamydia trachomatis , Yersinia , Salmonella , Shigella và Campylobacter. Escherichia coli , Clostridioides (trước đây là Clostridium) difficile và Chlamydia pneumoniae đã được thêm vào danh sách. Viêm khớp phản ứng được kích hoạt bởi một bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng được gọi là viêm khớp phản ứng mắc phải.
Các mầm gây bệnh bổ sung, các thuật ngữ thay thế và các chiến lược chẩn đoán và điều trị cho viêm khớp phản ứng sau đó đã được đề xuất. Tuy nhiên, không có phương pháp chẩn đoán hoặc điều trị mới hơn hoặc tên thay thế nào được xác nhận đầy đủ. Một vấn đề khác là nhiều nghiên cứu tạo ra các phương pháp này liên quan đến các bệnh nhân gặp ở các phòng khám thấp khớp hoặc theo dõi sự bùng phát của bệnh sau khi tiếp xúc với mầm bệnh thông thường; những bệnh nhân như vậy không có khả năng là đại diện của các bệnh nhân bị ảnh hưởng trong cộng đồng nói chung. Vì vậy, định nghĩa của viêm khớp phản ứng vẫn đang phát triển.
Viêm khớp phản ứng là một bệnh viêm khớp vô khuẩn xuất hiện sau nhiễm khuẩn chủ yếu là nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục, hô hấp, tiêu hóa,... Bệnh gây tổn thương ở khớp và các cơ quan khác như mắt, hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa,... thường gặp ở lứa tuổi trẻ, tỉ lệ mắc bệnh ở nam và nữ như nhau.
Cơ chế bệnh sinh của bệnh viêm khớp phản ứng chưa được biết rõ. Viêm khớp phản ứng là một tình trạng viêm khớp vô khuẩn xảy ra sau một nhiễm khuẩn nào đó trong cơ thể mà không tìm thấy vi khuẩn tại khớp. Yếu tố gen giữ vai trò quan trọng trong bệnh sinh của bệnh viêm khớp phản ứng, có 30-70% bệnh nhân viêm khớp phản ứng dương tính với yếu tố kháng nguyên bạch cầu HLA-B27.
Chẩn đoán xác định
Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của Amor (1983)
Viêm vô khuẩn một hoặc vài khớp không đối xứng.
Tiêu chảy hoặc có hội chứng lị.
Viêm màng tiếp hợp mắt.
Viêm niệu, viêm cổ tử cung.
Viêm loét trợt niêm mạc, da.
Cơ địa HLA-B27 (+) hoặc có tiền sử gia đình bệnh viêm cột sống dính khớp.
Các xét nghiệm tìm thấy tác nhân gây bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp.
Bệnh viêm khớp phản ứng được chẩn đoán khi có 4/7 triệu chứng trên.
Tiêu chuẩn chẩn đoán của nhóm bệnh li cột sóng thể huyết thanh âm tính châu Âu (1990)
Đau, viêm đốt sống.
Hoặc viêm màng hoạt dịch khớp (chủ yếu là khớp ở chi dưới và không đoì xứng). Có kèm theo một trong các hội chứng sau đây:
Có tiền sử gia đình bệnh viêm cột sống dính khớp.
Viêm khớp vẩy nến.
Bệnh lí ruột.
Đau vùng chậu hông.
Bệnh lí phần mềm quanh khớp.
Viêm khớp cùng chậu.
Viêm niệu đạo sinh dục.
Thề đặc biệt của viêm khớp phản ứng
Hội chứng Reiter chằn đoán khi có tam chứng: viêm khớp, viêm niệu đạo và viêm kết mạc mắt.
Chẩn đoán phân biệt
Viêm khớp nhiễm khuẩn: viêm khớp một đơn độc, tình trạng nhiễm khuẩn, xét nghiệm dịch khớp, cấy máu, ...
Bệnh Gút: viêm khớp cấp tính, tiến triển từng đợt, đáp ứng với colchicin, ...
Viêm khớp dạng thấp thể một khớp: thường gặp ở nữ giới, tuổi trung niên, viêm khớp tiến triển từng đợt, yếu tố dạng thấp dương tính, ...
Viêm khớp trong các bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS): thể trạng suy kiệt, xét nghiệm HIV dương tính, có tiền sử nghiện chích ma túy, ...
Điều trị thuốc giảm đau
Có thể lựa chọn một trong các thuốc giảm đau:
Acetaminophen (paracetamol, Dolodon, Tylenol, ...) 0,5g x 2-4 viên/24 giờ.
Floctafenin (Idarac) 200mg x 2 viên/24 giờ.
Điều trị thuốc chống viêm không steroid
Chọn một trong số thuốc sau (lưu ý tuyệt đối không phối hợp thuốc trong nhóm vì không tăng tác dụng điều trị mà lại có nhiều tác dụng không mong muốn):
Diclofenac (Voltaren) viên 50mg x 2 viên/ngày chia 2 hoặc viên 75mg x 1 viên/ngày sau ăn no. Co thể sử dụng dạng ống tiêm bẳp 75mg/ngày trong 2-3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
Meloxicam (Mobic) viên 7,5mg x 2 viên/ngày sau ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp 15mg/ngảy x 2-3 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đỏ chuyển sang đường uống.
Piroxicam (Felden) viên hay ống 20mg, uống 1 viên/ngày uống sau ăn no hoặc tiêm bắp ngày 1 ống trong 2-3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
Celecoxib (Celebrex) viên 200mg liều 1 đến 2 viên/ngày sau ăn no. Không nên dùng cho bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch và thận trọng hơn ở người cao tuổi.
Điều trị thuốc tác dụng chậm
Sulfasalazin (Salazopyrin) 1000-2000mg/24 giờ, điều trị kéo dài 1-3 tháng.
Methotrexat: 7,5-20mg/tuần: điều trị kéo dải 1-3 tháng: trong trường hợp viêm nhiều khớp và tổn thương khớp nặng.
Thuốc ức chế yếu tố hoại tử u TNF alpha: infliximab (Remicade): chỉ định trong trường hợp bệnh tổn thương khớp nặng nề hoặc kháng điều trị với các loại thuốc chống viêm không steroid và corticoid.
Điều trị thuốc corticoid
Corticoid: điều trị corticoid toàn thân trong các trường hợp bệnh tiến triển nặng không đáp ứng với các thuốc chống viêm không steroid hoặc trường hợp bệnh nhân phụ thuộc corticoid, liều dùng 1-1,5mg/kg/24 giờ và giảm liều dần theo tinh trạng tiến triển và đáp ứng của bệnh nhân. Chỉ điều trị corticoid toàn thân trong thời gian ngắn, khi kiểm soát được bệnh phải chuyển sang điều trị thuốc chống viêm không sterroid.
Điều trị corticoid tại chỗ: tiêm khớp, tiêm các điểm bám gân (hydrocortison acetat, Depo-medrol, Diprospan, ...).
Kháng sinh (chỉ áp dụng điều trị khi xác định được nguyên nhân gây bệnh, tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục,...): tetracyclin (0,5 x4 viên/ngày), doxycyclin (100mg x4-6 viên/ngày), quinolon (0,5 x 1-2 viên/ngày) được dùng kéo dài tới 1-3 tháng.
Phòng bệnh
Điều trị sớm các tình trạng nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn hệ tiết niệu sinh dục, hô hấp, tiêu hóa...).
Bài viết cùng chuyên mục
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: chẩn đoán và điều trị cấp cứu
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là vấn đề cấp tính được đặc trưng bởi sự xấu đi của các triệu chứng hô hấp vượt ra ngoài các biến đổi hàng ngày thông thường và dẫn đến thay đổi thuốc
Hạ kali máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện hạ kali máu, có xu hướng tỷ lệ thuận với mức độ, và thời gian giảm kali huyết thanh
Ngừng tuần hoàn: cấp cứu nâng cao
Cấp cứu cơ bản ngay lập tức là rất quan trọng để điều trị ngừng tim đột ngột, duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng, cho đến khi có chăm sóc nâng cao
Thoái hoá cột sống: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Do cột sống phải chịu đựng nhiều các tải trọng xảy ra liên tục, dẫn tới các biến đổi hình thái gồm các biến đổi thoái hoá ở các đĩa đệm, thân đốt sống và ở các mỏm gai sau và tình trạng hư hại phần sụn.
Ngộ độc cấp paraquat qua đường tiêu hóa: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Ngộ độc paraquat tử vong rất cao, trong những giờ đầu đau rát miệng họng, dọc sau xương ức và thượng vị, viêm, loét, trợt miệng, họng, thực quản xuất hiện sau nhiều giờ
Viêm cột sống dính khớp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Một số yếu tố rất quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của viêm cột sống dính khớp, bệnh có các biểu hiện lâm sàng đa dạng, liên quan đến một số cấu trúc khác nhau.
Viêm da dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị
Biểu hiện tổn thương da, trên một bệnh nhân có cơ địa dị ứng, đặc trưng bời những dấu hiệu lâm sàng, của hiện tượng quá mẫn tức thì.
Biến chứng mạch máu lớn do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Biến chứng mạch lớn, cần có nguyên tắc điều trị chung như điều trị các yếu tố nguy cơ gồm, kháng insulin, tăng đường huyết, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì.
Ngộ độc Nereistoxin (thuốc trừ sâu): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Nếu không được cấp cứu khẩn trương, ngộ độc Nereistoxin, bệnh nhân sẽ nhanh chóng tử vong hoặc chuyển sang giai đoạn sốc không hồi phục, nhiễm toan, suy thận cấp
Xuất huyết tiêu hóa trên: chẩn đoán và điều trị cấp cứu
Chảy máu đường tiêu hóa trên là một trường hợp khẩn cấp phổ biến, với một loạt các triệu chứng thực quản dạ dày tá tràng như nôn máu, phân đen, ít bị thiếu máu
Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột natri fluoroacetat và fluoroacetamid
Fluoroacetat gây độc bằng ửc chế chu trình Krebs, làm giảm chuyển hóa glucose, ức chế hô hấp của tế bảo, mất dự trữ năng lượng gây chết tế bào
Rắn cạp nia cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Nọc độc của rắn cạp nia bao gồm các protein, enzym tác động cả ở tiền và hậu xynap gây liệt cơ, peptid lợi niệu natri có tác dụng ức chế hấp thu natri tại ống thận
Rắn hổ mang cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Tất cả các bệnh nhân bị rắn hổ cắn, hoặc nghi ngờ rắn hổ cắn, phải được vào viện, tại khoa cấp cứu có máy thở, và có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu
Viêm phổi liên quan đến thở máy: chẩn đoán và điều trị tích cực
Viêm phổi liên quan đến thở máy, là bệnh lý nhiễm khuẩn bệnh viện nặng nhất, và thường gặp nhất trong tất cả các loại nhiễm trùng bệnh viện
Nhiễm khuẩn huyết: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Tất cả các vi khuẩn có độc tính mạnh, hay yếu đều có thể gây nhiễm trùng huyết, trên cơ địa suy giảm sức đề kháng, hay suy giảm miễn dịch.
Biến chứng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Các bệnh lý nhiễm trùng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, hơn so với người khoẻ mạnh do các tổn thương mạch máu, thần kinh làm giảm khả năng tự bảo vệ cơ thể
Đau ngực cấp: chẩn đoán và xử trí cấp cứu
Đau ngực cấp phổ biến nhất ở khoa cấp cứu, đánh giá ngay lập tức là bắt buộc, để đảm bảo chăm sóc thích hợp, không có hướng dẫn chính thức về đau ngực có nguy cơ thấp
Đái tháo nhạt: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh thường khởi phát ở tuổi thanh niên, nam gặp nhiều hơn nữ, nguyên nhân của bệnh đái tháo nhạt rất phức tạp.
Viêm gan virus cấp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm gan virus cấp, là bệnh truyền nhiễm thường gặp, nhất là ở các nước đang phát triển, do các virus viêm gan, gây viêm nhiễm và hoại tử tế bào gan.
Lỵ trực khuẩn: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Lỵ trực khuẩn Shigella là một bệnh nhiễm trùng đại tràng, đặc biệt là phần trực tràng của đại tràng. Bệnh nhân bị viêm dạ dày Shigella thường xuất hiện sốt cao, đau quặn bụng và tiêu chảy ra máu, nhầy.
Phù Quincke dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị
Phù Quincke, đặc trưng bởi tình trạng sưng nề đột ngột, và rõ rệt ở vùng da, và tổ chức dưới da, có cảm giác ngứa.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: suy hô hấp nặng do đợt cấp tính
Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, là tình trạng bệnh ở giai đoạn ổn định chuyển sang nặng lên nhanh, không đáp ứng với điều trị thông thường
Hạ đường huyết: chẩn đoán và xử trí cấp cứu
Hạ đường huyết được định nghĩa là đường huyết nhỏ hơn 3 mmol mỗi lít, ở những bệnh nhân nhập viện, nên điều trị đường huyết nhỏ hơn hoặc bằng 4 mmol
Suy thượng thận: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Điều trị thích hợp, và biện pháp phòng ngừa bổ sung, suy tuyến thượng thận có thể có cuộc sống năng động, và có tuổi thọ bình thường.
Ngộ độc mật cá trắm: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Các dấu hiệu suy thận cấp xuất hiện rất sớm, ngay sau khi có rối loạn tiêu hoá, bệnh nhân bắt đầu đái ít rồi chuyển sang vô niệu sau 1 đến 2 ngày, có khi vô niệu sau 6 đến 8 giờ