Đột quỵ: chẩn đoán và xử trí cấp cứu trong 3 giờ đầu

2020-02-09 10:07 AM
Đột quỵ cấp tính, là một vấn đề có thể điều trị khi đảm bảo khẩn cấp chuyên khoa, điều trị bằng thuốc, và chăm sóc đều ảnh hưởng đến sự sống còn và phục hồi

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đột quỵ là một thuật ngữ chung dành để chỉ tình trạng suy giảm chức năng thần kinh cấp tính xảy ra sau khi có gián đoạn đột ngột cấp máu đối với một vùng não chuyên biệt.

Phát hiện và xử trí ban đầu bệnh nhân bị đột quỵ cấp do thiếu máu cục bộ rất quan trọng. Do việc điều trị thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch chi thực hiện được trong vòng 3 giờ đầu kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.

Chẩn đoán đột quỵ cấp trong 3 giờ đầu

Khi nghi ngờ một bệnh nhân đột quỵ cấp vào khám và nhập viện tại khoa cấp cứu, nhân viên y tế cần nhanh chóng thực hiện các bước sau:

Xác định các dấu hiệu nghi ngờ đột qụy

Các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ có thể kín đáo, bao gồm các dấu hiệu sau:

Đột ngột yếu hoặc tê bì mặt, tay hoặc chân, đặc biệt xảy ra ở một bên của cơ thể.

Đột ngột rối loạn ý thức.

Có bất thường về lời nói hoặc bất thường về hiểu lời nói.

Chóng mặt hoặc mất thăng bằng hoặc phối hợp động tác.

Đau đầu dữ dội xảy ra đột ngột mà không rõ căn nguyên.

Chụp cắt lớp vi tính sọ não

Để đánh giá liệu bệnh nhân có xuất huyết não hay nhồi máu não.

Chụp cắt lớp vi tính não nên thực hiện xong trong vòng 25 phút kể từ khi bệnh nhân đến khoa cấp cứu và kết quả phải được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh trả lời trong vòng 45 phút.

Xử trí đột quỵ cấp trong 3 giờ đầu

Điều trị quan trong nhất bệnh nhân đột quỵ cấp trong 3 giờ đầu là xem xét những bệnh nhân có chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết và nhân viên y tế phải tiến hành nhanh chỏng các bước cần thiết để co thể dùng thuốc sớm cho bệnh nhân có chỉ định.

Đánh giá và ổn định các dấu hiệu thần kinh tại khoa cấp cứu ngay lập tức

Một khi bệnh nhân bị đột quỵ cấp đến khoa cấp cứu, bác sĩ và y tá cần đánh giá và xử trí ngay lập tức với mục tiêu làm sao chỉ thực hiện trong thời gian 10 phút với các bước như sau (tập trung vào đánh giá, kiểm soát các chức năng sống ABC và chuẩn bị cho tiêu sợi huyết cho các bệnh nhân có chỉ định).

Không được cho các thuốc aspirin, heparin hoặc thuốc tiêu sợi huyết trừ khi chụp cắt lớp vi tính não loại trừ được chảy máu nội sọ.

Nếu phim chụp cắt lớp vi tính não có hình ảnh xuất huyết não: bệnh nhân có chống chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết, cần xem xét hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc phẫu thuật sọ não để điều trị tiếp cho bệnh nhân và chuyền bệnh nhân đến chuyên khoa phù hợp.

Nếu không có chảy máu trên phim chụp cắt lớp vi tính não nhưng bệnh nhân có chống chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết, xem xét cho thuốc aspirin đường uống sau khi đã đánh giá khả năng nuốt của bệnh nhân. Sau đó chuyển đến một chuyên khoa phù hợp để điều trị tiếp.

Nếu bệnh nhân đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn lựa chọn dùng thuốc tiêu sợi huyết, thì xem xét dùng thuốc tiêu sợi huyết cho bệnh nhân.

Các bước đánh giá xử trí đột quỵ

Đánh giá theo các bước ABC: Đánh giá theo các bước ABC và đánh giá các chức năng sống của bệnh nhân.

Cung cấp oxy: Cho bệnh nhân thở oxy nếu bệnh nhân có giảm oxy máu (Sp02 < 92%). Xem xét chỉ định thở oxy nếu bệnh nhân không có giảm oxy máu.

Thiết lặp đường truyền tĩnh mạch và lấy máu làm các xét nghiệm:  Thiết lập đường truyền và lấy máu làm cá xét nghiệm: công thức máu, đống máu cơ bản, đường máu. Không được chỉ vi lấy máu làm xét nghiệm mà làm trì hoãn chụp cắt lớp vi tính sọ não.

Kiểm tra đường máu: Cần kiểm tra trước khi điéu trị hạ đường máu.

Thực hiện các đánh giá về đột quỵ: Huy động các thành viên của nhóm đánh giá và điều trị đột quỵ hoặc tư vấn với chuyên gia đột qụy dựa trẽn các hướng dẫn có sẵn.

Chỉ định chụp cắt lớp vi tính sọ não: Chỉ định chụp cắt lớp vi tính sọ não cấp cứu. Kết quả cần phải được đọc nhanh chóng bởi bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh.

Ghi điện tâm đó 12 chuyển đạo: Ghi điện tâm đố 12 chuyển đạo có thể phát hiện nhồi máu cơ tim hiện tại hoặc gần đây hoặc các rối loạn nhịp là nguyên nhân của nhồi máu não. Các rói loạn nhịp nguy hiểm có thể xuất hiện sau hoặc kèm theo đột quy, đặc biệt xuất huyẽt não. Nếu tình trạng huyết động của bệnh nhân ổn định, việc điéu trị các rối loạn nhịp không nguy hiểm có thể chưa cẩn thiét. Không được trì hoãn chụp cắt lớp vi tính sọ não để ghi điện tâm đồ.

Điều trị thuốc tiêu sợi huyết với bệnh nhân nhân có chỉ định

Tiêu chuẩn lựa chọn

Nhồi máu não cấp với thời gian khởi phát < 3 giờ.

Tuổi từ 18-70 tuổi.

Thang điểm tai biến mạch não NIHSS từ trên 4 đến 22 điểm.

Trên phim chụp cắt lớp vi tính não không có hình ảnh chảy máu não và vùng nhồi máu não < 1/3 một bên bán cầu.

Được sự đồng ý của bệnh nhân.

Tiêu chuẩn loại trừ

Không xác định chính xác thời gian khởi phát đột quỵ.

Bệnh nhân đang có thai.

Có tiền sử chấn thương sọ não hoặc tai biến mạch não trong vòng 3 tháng.

Phẫu thuật hoặc chấn thương trong vòng 14 ngày trước đó.

Chảy máu đường tiêu hoá, đường tiết niệu trong vòng 21 ngày.

Chảy máu dưới nhện, dị dạng thông động tĩnh mạch não.

Tiêm chọc động mạch lớn hoặc chọc dò dịch não tuỷ trong vòng 7 ngày trước đó.

Mắc các bệnh dễ chảy máu bẩm sinh hoặc mắc phải.

Triệu chứng thần kinh nhẹ, hồi phục nhanh (điểm NIHSS < 4).

Co giật khi khởi phát đột quỵ và các triệu chứng thần kinh nặng (điểm NIHSS > 22).

Chảy máu khoang dưới nhện.

Huyết áp tâm thu trên 185mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 110mmHg.

Chấn thương cấp có chảy máu.

Tiểu cầu dưới 100.000.

INR >1,5 lần.

Đường máu < 50mg/dl (2,8mmol/l) hoặc trên 400mg/dl (22,2mmol/l).

Chụp cắt lớp vi tính sọ não có bằng chứng chảy máu não hoặc ổ nhồi máu não > 1/3 bán cầu.

Cách thức tiến hành

Thuốc tiêu sợi huyết được khuyến cáo dùng hiện nay là alteplase.

Tính liều thuốc theo cân nặng bệnh nhân với tổng liều = cân nặng bệnh nhân X 0,9mg (hiện nay đang áp dụng tại khoa cấp cứu với liều 0,6mg theo khuyến cáo của Hiệp hội Đột quỵ Nhật Bản).

Tiêm bolus 10% tổng liều trong vòng 1 phút, 90% còn lại truyền trong vòng 60 phút.

Theo dõi và các điều trị khác

Theo dõi huyết áp, mạch, thần kinh:

Cách 15 phút một lần trong 2 giờ đầu.

Các 30 phút một lần trong 6 giờ tiếp theo.

Cách 60 phút một lần trong 16 giờ tiếp theo.

Duy trì huyết áp tâm thu dưới 185mmHg, huyết áp tâm trương dưới 110mmHg.

Nếu huyết áp > 185mmHg hoặc huyết áp tâm trương > 110mmHg, dùng thuốc hạ huyết áp nitroprussid để điều chỉnh.

Theo dõi huyết áp mỗi 15 phút một lần khi truyền thuốc hạ huyết áp.

Huyết áp nên duy trì tốt nhất từ 160 - 180mmHg/90 -110mmHg để duy trì tưới máu não.

Trong 24 giờ đầu của dùng thuốc tiêu sợi huyết: không được dùng các thuốc chống đông và các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu.

Không được chọc động mạch, tĩnh mạch trung tâm, đặt ống thông dạ dày.

Sau 24 giờ dùng thuốc tiêu sợi huyết, phải chụp lại phim cắt lớp vi tính sọ não, trước khi quyết định điều trị thuốc chống ngưng tập tiểu cầu cho bệnh nhân.

Tóm lại, để chẩn đoán và điều trị tốt cho bệnh nhân đột quỵ cấp, nhân viên y tế phải đáp ứng tốt về các mốc thời gian: (xem bảng)

Mốc thời gian chẩn đoán và điều trị đột quỵ

Đánh giá chung tình trạng bệnh nhân ngay khi đến khoa cấp cứu: 10 phút

Đánh giá về thần kinh ngay khi bệnh nhân đến khoa cấp cứu: 25 phút.

Chuyển bệnh nhân đến phòng chụp cắt lớp vi tính sọ não: 25 phút.

Đọc kết quả phim chụp cắt lớp vi tính sọ não: 45 phút.

Dùng thuốc tiêu sợi huyết, tính thời gian kể từ khi bệnh nhân đến khoa cấp cứu: 60 phút.

Dùng thuốc tiêu sợi huyết, tính thời gian kể từ khi bệnh nhân có triệu chứng khởi phát: 180 phút.

Nhập viện vào đơn nguyên chuyên theo dõi sau khi điều trị thuốc tiêu sợi huyết: 180 phút.

Bài viết cùng chuyên mục

Viêm khớp dạng thấp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, diễn biến mạn tính. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm các khớp nhỏ nhở có tính chất đối xứng, có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng và thường có mặt của yếu tố dạng thấp, đôi khi có tổn thương nội tạng.

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị tích cực

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, là một biến chứng rất nặng của bệnh đái tháo đường, thường gặp ở người bệnh đái tháo đường typ 2

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: suy hô hấp nặng do đợt cấp tính

Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, là tình trạng bệnh ở giai đoạn ổn định chuyển sang nặng lên nhanh, không đáp ứng với điều trị thông thường

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, trong đó màng phế nang mao mạch bị tổn thương cấp tính, dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng, không đáp ứng với thở oxy liều cao

Lupus ban đỏ hệ thống: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Bệnh nhân có thể chỉ co, một vài đặc điểm lâm sàng của lupus ban đỏ hệ thống, có thể giống với các bệnh tự miễn, nhiễm trùng hoặc huyết học khác.

Viêm phổi nặng do virus cúm A: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Viêm phổi do virus có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi, do cơ thể chống lại virus kém hơn, so với những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

Lỵ trực khuẩn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Lỵ trực khuẩn Shigella là một bệnh nhiễm trùng đại tràng, đặc biệt là phần trực tràng của đại tràng. Bệnh nhân bị viêm dạ dày Shigella thường xuất hiện sốt cao, đau quặn bụng và tiêu chảy ra máu, nhầy.

Viêm não Herpes simplex: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm não do virus Herpes simplex, là bệnh nhiễm trùng thần kinh cấp tính, xuất hiện tản phát không mang tính chất mùa.

Tăng áp lực nội sọ: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Tăng áp lực nội sọ, cần phải được chẩn đoán sớm và xử trí tích cực vì có nguy cơ gây tụt não rất nhanh, là một biến chứng gây tử vong, hoặc tổn thương không hồi phục

Biến chứng thần kinh do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Biến chứng thần kinh, biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, thường gặp nhất là biến chứng thần kinh ngoại vi, và biến chứng thần kinh tự động

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là vấn đề cấp tính được đặc trưng bởi sự xấu đi của các triệu chứng hô hấp vượt ra ngoài các biến đổi hàng ngày thông thường và dẫn đến thay đổi thuốc

Tăng natri máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Mặc dù tăng natri máu thường xuyên nhất là do mất nước, nó cũng có thể được gây ra bởi việc ăn muối, mà không có nước, hoặc sử dụng các dung dịch natri ưu trương

Basedow: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Basedow là nguyên nhân gây cường giáp hay gặp nhất, là một bệnh tự miễn, có tính chất gia đình, bệnh thường gặp ở phụ nữ, tuồi 20 đến 50.

Sốc nhiễm khuẩn: chẩn đoán và điều trị ban đầu

Nhiễm trùng huyết là hội chứng lâm sàng, có các bất thường về sinh lý, sinh học và sinh hóa gây, và phản ứng viêm xảy ra có thể dẫn đến rối loạn chức năng cơ quan và tử vong

Hội chứng Hellp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Hội chứng Hellp, là bệnh lý sản khoa đặc trưng bời thiếu máu do tan máu, tăng men gan, và giảm tiểu cầu, xuất hiện vào nửa cuối của thời kỳ có thai

Viêm mạch dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Viêm mạch dị ứng, là viêm mạch hệ thống không rõ căn nguyên, có tổn thương các mạch nhỏ, do lắng đọng phức hợp miễn dịch IgA.

Hội chứng Cushing: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tăng cân là triệu chứng đầu tiên, mặt tròn như mặt trăng, da ừng đỏ, gáy có bướu mỡ, rối loạn phân bố mỡ, mỡ tập trung ở mặt, cổ.

Cơn đau quặn thận: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Đau bụng xảy ra khi sỏi bị kẹt trong đường tiết niệu, thường là trong niệu quản, sỏi chặn và làm giãn khu vực niệu quản, gây đau dữ dội

Hạ kali máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện hạ kali máu, có xu hướng tỷ lệ thuận với mức độ, và thời gian giảm kali huyết thanh

Viêm khớp thiếu niên tự phát: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tùy theo mỗi thể bệnh mà có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác nhau, ở tất cả các thể, trong đợt tiến triển thường có tình trạng viêm khớp về lâm sàng và xét nghiệm.

Tắc đường hô hấp trên: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Tắc nghẽn đường hô hấp trên cấp tính có thể do hít phải vật lạ từ ngoài, nhiễm virut hoặc vi khuẩn, dị ứng nặng, bỏng hoặc chấn thương

Hôn mê: chẩn đoán và xử trí cấp cứu

Hôn mê là một cấp cứu, hành động nhanh chóng là cần thiết để bảo tồn cuộc sống và chức năng não, thường kiểm tra máu và chụp CT não để xác định nguyên nhân

Ngộ độc khí carbon monoxide (CO): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Khí CO là sản phẩm cháy không hoàn toàn của các chất có chứa carbon, nhiễm phổ biến là sử dụng các nhiên liệu có carbon để đốt ở nơi thông khí

Thoái hoá cột sống: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Do cột sống phải chịu đựng nhiều các tải trọng xảy ra liên tục, dẫn tới các biến đổi hình thái gồm các biến đổi thoái hoá ở các đĩa đệm, thân đốt sống và ở các mỏm gai sau và tình trạng hư hại phần sụn.

Mày đay: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Mày đay là một dạng tổn thương cơ bản ngoài da, đặc trưng bời sự xuất hiện nhanh của các sẩn phù, ngứa nhiều.