Biến chứng mạch máu lớn do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

2020-03-15 05:44 PM
Biến chứng mạch lớn, cần có nguyên tắc điều trị chung như điều trị các yếu tố nguy cơ gồm, kháng insulin, tăng đường huyết, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định chung

Biến chứng mạch máu lớn, hậu quả của quá trình xơ vữa các mạch máu lớn và vừa, chiếm tới 80% các nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường,

Biến chứng mạch máu lớn bao gồm: bệnh động mạch vành tim, tai biến mạch não, bệnh mạch máu ngoại vi. Điều trị các biến chứng tim mạch nói chung vả mạch máu lớn tùy theo vị trí tổn thương. Tuy nhiên, các loại biến chứng mạch lớn cần có nguyên tắc điều trị chung như điều trị biến chứng tim mạch là điều trị các yếu tố nguy cơ gồm: kháng insulin, tăng đường huyết, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì.

Điều trị

Tăng huyết áp

Chẩn đoán:

Tăng huyết áp khi huyết áp > 140/90mmHg ở 2 lần đo huyết áp khác nhau

Điều trị:

Mục tiêu huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường nên được kiểm soát < 130/80mmHg.

Huyết áp tâm thu = 130 - 139mmHg hoặc huyết áp tâm trương = 80 - 89mmHg: thay đổi lối sống trong 3 tháng.

Nếu huyết áp không đạt mục tiêu: dùng thuốc hạ huyết áp.

Huyết áp tâm thu > 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương > 90mmHg: dùng thuốc hạ huyết áp kết hợp với điều chỉnh lối sống.

Điều chỉnh lối sống bao gồm: giảm cân ở bệnh nhân thừa cân, ăn nhạt, tăng bổ sung kali, hạn chế rượu, tăng hoạt động thể lực.

Nhóm thuốc hạ huyết áp được lựa chọn đầu tiên cho bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp là ức chế men chuyển hoặc nhóm thuốc chẹn thụ thể angiotensin II.

Nếu huyết áp chưa đạt mục tiêu điều trị, nhóm lợi tiểu thiazid nên được kết hợp khi mức lọc cầu thận > 30ml/phút hoặc nhóm lợi tiểu turosemid khi mức lọc cầu thận < 30ml/phút.

Phụ nữ có thai mắc đái tháo đường và tăng huyết áp, mức huyết áp nên được duy trì 110 - 129/65 - 79mmHg.

Chống chỉ định dùng thuốc ức chế men chuyển và chẹn thụ thể angiotensin ở phụ nữ có thai.

Rối loạn lipid máu

Sàng lọc:

Tất cả bệnh nhân đái tháo đường tuổi trường thành nên được kiểm tra lipid máu hàng năm.

Mục tiêu kiểm soát lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường:

LDL cholosterol < 2,6mmol/l (100mg/dl). Bệnh nhân đái tháo đường có kèm theo bệnh mạch vành hoặc tương đương mục tiêu cần đạt LDL <1,8mmol/l (70mg/dl).

HDL cholesterol > 1,0mmol/l (40mg/dl) đối với nam và > 1,3mmol/l (50mg/dl) đối với nữ.

Tryglicerid < 1,7mmol/l (150mg/dl).

Điều trị:

Thay đổi lối sống: chế độ ăn giảm chất béo bão hòa, trans và cholesterol. Bổ sung omega 3, chất xơ, giảm cân (nếu thừa cân), tăng cường hoạt động thể lực.

Nhóm statin được ưu tiên chỉ định điều trị cho những bệnh nhân đái tháo đường đang có bệnh lí tim mạch hoặc bệnh nhân không có bệnh lí tim mạch nhưng > 40 tuổi và có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà không cần quan tâm tới nồng độ lipid máu.

Bệnh nhân không có bệnh tim mạch và < 40 tuổi, nhóm statin được chỉ định điều trị kết hợp với thay đổi lối sống khi LDL-C > 2,6mmol/l (100mg/dl).

Nhóm íibrat chỉ định điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường khi triglicerid > 5,6mmol/l (500mg/dl) sau khi đã kiểm soát chế độ ăn và kiểm soát đường huyết.

Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu:

Aspirin liều 75 - 162mg/ngày được chỉ định cho mục tiêu phòng ngừa tiên phát ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1 hoặc typ 2 có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, gồm: nam > 50 tuổi, nữ > 60 tuổi có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành, tăng huyết áp, hút thuốc, rối loạn lipid máu hoặc albumin niệu.

Aspirin liều 75 - 162mg/ngày được chỉ định cho mục tiêu phòng ngừa thứ phát ở bệnh nhân đái tháo đường có tiền sử mắc bệnh tim mạch.

Nếu bệnh nhân dị ứng aspirin: dùng clopidogrel 75mg/ngày.

Kết hợp aspirin 75-162mg/ngày với clopidogrel 75mg/ngảy ở bệnh nhân sau hội chứng mạch vành cấp.

Mục tiêu chung trong điều trị các yếu tố nguy cơ làm hạn chế sự gia tăng các biến chứng mạch máu gồm:

Kiểm soát chặt đường huyết: HbA1c < 7%.

Kiểm soát tốt huyết áp < 130/80mmHg.

Kiểm soát tình trạng rối loạn lipid máu với các mục tiêu sau:

+ LDL-C < 2,6mmol/l (100mg/d)l hoặc 1,8mmol/l (< 70mg/dl) ở bệnh nhân có bệnh động mạch vành).

+ HDL-C > 50mg/dl.

+ Tryglicerid < 150mg/dl.

Hạn chế thuốc lá và giảm cân.

Aspirin 75 - 162mg/ngày giúp ngăn ngừa nhồi máu cơ tim và tai biến mạch não.

Bài viết cùng chuyên mục

Ngộ độc cấp paraquat qua đường tiêu hóa: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Ngộ độc paraquat tử vong rất cao, trong những giờ đầu đau rát miệng họng, dọc sau xương ức và thượng vị, viêm, loét, trợt miệng, họng, thực quản xuất hiện sau nhiều giờ

Xơ cứng bì hệ thống: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh xơ cứng hệ thống, là một bệnh không đồng nhất, được phản ánh bởi một loạt các cơ quan liên quan, mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính không đặc hiệu là bệnh khá thường gặp trên lâm sàng, biểu hiện bời tình trạng sưng đau khớp gối kéo dài, tái phát nhiều lần song không tìm thấy nguyên nhân.

Rắn hổ mang cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Tất cả các bệnh nhân bị rắn hổ cắn, hoặc nghi ngờ rắn hổ cắn, phải được vào viện, tại khoa cấp cứu có máy thở, và có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu

Đái tháo đường: hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đái tháo đường, là tình trạng tăng đường huyết mạn tính, đặc trưng bởi những rối loạn chuyển hoá carbohydrat, có kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid và protein.

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, trong đó màng phế nang mao mạch bị tổn thương cấp tính, dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng, không đáp ứng với thở oxy liều cao

Viêm khớp phản ứng: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm khớp phản ứng là một bệnh viêm khớp vô khuẩn xuất hiện sau nhiễm khuẩn chủ yếu là nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục, hô hấp, tiêu hóa,... Bệnh gây tổn thương ở khớp và các cơ quan khác như mắt, hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa…

Viêm phổi nặng do virus cúm A: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Viêm phổi do virus có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi, do cơ thể chống lại virus kém hơn, so với những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

Ngừng tuần hoàn: cấp cứu cơ bản

Cấp cứu ngừng tuần hoàn là thiết lập các bước cụ thể để giảm tử vong do tim ngừng đập, phản ứng được phối hợp cẩn thận đối với các trường hợp khẩn cấp, sẽ làm giảm tử vong

Viêm tuyến giáp không đau sau sinh: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm tuyến giáp sau sinh xảy ra ở khoảng 5 đến 7 phần trăm phụ nữ sau sinh đẻ, có thể liên quan đến hiện tượng tự miễn.

Ngộ độc nấm độc: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Ngộ độc nấm thường xảy ra vào mùa xuân, hè, ngộ độc sớm dễ phát hiện, chỉ điều trị triệu chứng và hỗ trợ đầy đủ bệnh nhân thường sống

Sốc nhiễm khuẩn: chẩn đoán và điều trị ban đầu

Nhiễm trùng huyết là hội chứng lâm sàng, có các bất thường về sinh lý, sinh học và sinh hóa gây, và phản ứng viêm xảy ra có thể dẫn đến rối loạn chức năng cơ quan và tử vong

Bệnh thủy đậu: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Virus thủy đậu tăng cường sự lây nhiễm, bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch vật chủ, chẳng hạn như giảm biểu hiện phức hợp tương hợp mô học chính.

Ngừng tuần hoàn: cấp cứu nâng cao

Cấp cứu cơ bản ngay lập tức là rất quan trọng để điều trị ngừng tim đột ngột, duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng, cho đến khi có chăm sóc nâng cao

Thoái hoá cột sống: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Do cột sống phải chịu đựng nhiều các tải trọng xảy ra liên tục, dẫn tới các biến đổi hình thái gồm các biến đổi thoái hoá ở các đĩa đệm, thân đốt sống và ở các mỏm gai sau và tình trạng hư hại phần sụn.

Ong đốt: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Việc xử trí sớm, và tích cực ong đốt tập trung vảo việc truyền dịch, tăng cường bài niệu và quyết định kết quả cuối cùng của nhiễm độc

Viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Cần nghĩ đến viêm màng não do nấm Cryptococcus, ở bệnh nhân có viêm kéo dài, chỉ định các xét nghiệm phù hợp, để khẳng định chẩn đoán.

Sốc giảm thể tích tuần hoàn: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Sốc được là tình trạng thiếu oxy tế bào, và mô, do giảm cung cấp oxy, tăng tiêu thụ oxy, sử dụng oxy không đủ, hoặc kết hợp các quá trình này

Loãng xương: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Chẩn đoán sớm và định lượng mất xương và nguy cơ gãy xương rất quan trọng vì sự sẵn có của các liệu pháp có thể làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược tiến trình của bệnh loãng xương.

Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân thở máy: chẩn đoán và điều trị tích cực

Tràn khí màng phổi là một biến chứng rất nguy hiểm, có khả năng gây tử vong, ở bệnh nhân đang được thông khí nhân tạo

Sốc phản vệ: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Phản ứng phản vệ có thể biểu hiện tại da hoặc niêm mạc, đường tiêu hóa, đường hô hấp, hệ tim mạch như mạch nhanh, loạn nhịp hoặc tụt huyết áp

Suy hô hấp cấp: chẩn đoán và điều trị cấp cứu ban đầu

Suy hô hấp xảy ra khi các mạch máu nhỏ, bao quanh túi phế nang không thể trao đổi khí, gặp phải các triệu chứng ngay lập tức, do không có đủ oxy trong cơ thể

Rắn lục cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Nọc rắn lục là một phức hợp bao gồm các enzym tiêu protein, acid amin, lipid, các enzym là yếu tố chính thúc đẩy quá trình độc với tế bào, máu và thần kinh

Bệnh uốn ván: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Ngoại độc tố uốn ván tác động vào thần kinh cơ gây nên biểu hiện lâm sàng của bệnh là cứng hàm, co cứng cơ liên tục, các cơn giật cứng toàn thân và nhiều biến chứng khác gây tử vong.

Cơn nhược cơ nặng: chẩn đoán và điều trị tích cực

Có thể điều trị nhược cơ hiệu quả, bằng các liệu pháp bao gồm thuốc kháng cholinesterase, liệu pháp điều hòa miễn dịch nhanh, thuốc ức chế miễn dịch và phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức