Lỵ trực khuẩn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

2020-05-09 09:31 AM

Lỵ trực khuẩn Shigella là một bệnh nhiễm trùng đại tràng, đặc biệt là phần trực tràng của đại tràng. Bệnh nhân bị viêm dạ dày Shigella thường xuất hiện sốt cao, đau quặn bụng và tiêu chảy ra máu, nhầy.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Các loài Shigella là một nguyên nhân phổ biến của bệnh tiêu chảy do vi khuẩn trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Shigella có thể sống sót qua đường dạ dày vì chúng ít nhạy cảm với axit hơn các vi khuẩn khác; vì lý do này, chỉ có từ 10 đến 100 sinh vật có thể gây bệnh. Vi khuẩn ăn vào truyền vào ruột non nơi chúng sinh sôi; số lượng lớn vi khuẩn sau đó đi vào đại tràng, nơi chúng xâm nhập vào các tế bào đại tràng. Với liều truyền nhiễm tương đối thấp, lây truyền Shigella có thể xảy ra qua thực phẩm và nước bị ô nhiễm và lây lan trực tiếp từ người sang người.

Shigella là một bệnh nhiễm trùng đại tràng, đặc biệt là phần trực tràng của đại tràng. Bệnh nhân bị viêm dạ dày Shigella thường xuất hiện sốt cao, đau quặn bụng và tiêu chảy ra máu, nhầy.

Lỵ trực khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính do trực khuẩn Shigella gây nên và có thể gây thành dịch. Bệnh cảnh lâm sàng từ tiêu chảy nhẹ đến nặng, đau bụng, mót rặn, phân nhày máu, sốt và dấu hiệu nhiễm trùng - nhiễm độc.

Căn nguyên: trực khuẩn Shigella thuộc họ Enterobacteriaceae, là trực khuẩn gram âm.

Shigella có 4 nhóm huyết thanh:

Shigella dysenteriae.

Shigella flexneri.

Shigella boydii.

Shigella sonnei.

Nhóm Shigella dysenteriae có 10 typ, trong đó typ S.shiga gây nên bệnh cảnh lâm sàng nặng, dễ tử vong (Shigella shiga).

Bệnh lỵ trực khuẩn hay gây những vụ dịch nhỏ ở nơi đông người, vệ sinh kém, bệnh tăng lên về mùa hè và liên quan đến phân - nước - rác.

Nguồn bệnh: người lành mang trùng và người bệnh (người bệnh đang thời kì hồi phục thải nhiều vi khuẩn trong phân tới 6 tuần sau khi khỏi bệnh).

Chẩn đoán xác định

Dịch tễ học

Bệnh xảy ra đồng loạt trên địa bàn hẹp, trong thời gian ngắn.

Lâm sàng

Bệnh diễn biến cấp tính với các hội chứng:

Hội chứng lỵ: bệnh nhân đau quặn, mót rặn, phân nhày máu mũi.

Hội chứng nhiễm khuẩn: bệnh nhân sốt cao, tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc rõ.

Mất nước và điện giải.

Xét nghiệm

Công tức máu: bạch cầu tăng cao, trong đó tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng.

Cấy phân: tìm Shigella (lấy phân xét nghiệm ở chỗ có chất nhầy máu, cấy trên môi trường thạch máu khi chưa dung kháng sinh).

Soi phân tươi: có nhiều hồng cầu và bạch cầu đa nhân.

Soi trực tràng: thấy hình ảnh viêm lan tỏa cấp tính niêm m ạc trực tràng, có vết loét nông, có thể xuất huyết.

Chẩn đoán huyết thanh: chỉ dùng từ ngày thứ 7 với S.shigaỉì lệ 1/50, s.tlexneriịỉ lệ 1/150 là có giá trị (m ột số người m ắc bệnh mà không có biểu hiện lâm sàng thì kết quả cũng dương tính).

Phương pháp miễn dịch huỳnh quang để phát hiện vi khuẩn trong phân.

Chẩn đoán phân biệt

Nguyên nhân tại ruột

Salmoneela typhi (thương hàn): bệnh nhân sốt từ từ tăng dần, rối loạn tiêu hóa, dấu hiệu typhos, bạch cầu trong máu bình thường hoặc giảm ...

S. typhimurium, S.chollerasuis, S.enteritidis (nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn): bệnh nhân sốt cao, đi ngoài phân tóe nước, bạch cầu trong máu tăng cao...

Tụ cầu: do độc tố tụ cầu, bệnh nhân không sốt, phân tóe nước, bạch cầu trong máu bình thường...

Tả (thể nhẹ): không sốt, nôn nhiều, đi ngoài phân toàn nước, tiêu chảy phân nhiều nước, chuột rút...

Lỵ amíp: bệnh nhân sốt nhẹ hoặc không sốt, hội chứng lỵ nhẹ và không điển hình, bạch cầu trong máu không tăng.

Nguyên nhân ngoài ruột

Nhiễm trùng tại tiểu khung: nhiễm trùng tiết niệu ở nam và bộ phận sinh dục nữ, sau phẫu thuật ổ bụng nhiễm trùng.

Không nhiễm trùng: u xơ tử cung, u nang vòi trứng, u xơ tiền liệt tuyến, chửa ngoài tử cung... (kích thích trự c tràng gây hội chứng lỵ).

Nguyên tắc điều trị

Bù nước, điện giải và điều trị căn nguyên.

Bồi phụ nước điện giải

Thể nhẹ: uống ORS.

Thể nặng (mất nước nhiều, trụy mạch, hạ huyết áp...): truyền dịch, chù yếu các dung dịch đẳng trương, tốt nhất dung dịch R inger lactat.

Điều trị đặc hiệu

Kháng sinh có vai trò rút ngắn thời gian bệnh và giảm ngắn thời gian thải vi khuẩn ra phân. Lựa chọn trong các kháng sinh sau:

Ciprofloxacin 500mg x 2 viên/ngày/3 - 5 ngày.

Pefloxacin 400m g x 2 viên/ngày/3 - 5 ngày.

Ofloxacin 200m g x 2 viên/ngày/3 - 5 ngày.

Acid nalidixic 1g: người lớn 2g/ngày/3 - 5 ngày. Trẻ em 55m g/kg/ngày/3 - 5 ngày (không dùng cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi).

Có thể dùng cho phụ nữ có thai hay bệnh nhân không uống được: ceftriazon, azithromycin.

Trước đây khi chưa có hiện tượng Shigella kháng thuốc, người ta thường dùng:

Cotrim oxazol 480m g (sulfam ethoxazol 400mg + trim etoprim 80mg).

Trẻ em 2 - 3 tuổi 1 viên/ngày.

4 - 6 tuổi 2 viên/ngày.

7-11 tuổi 3 viên/ngày.

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi uống 4 viên/ngày.

Thời gian dùng 5 - 7 ngày. Thuốc không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh.

Điều trị hỗ trợ

Hạ sốt: paracetamol 0,5g.

Giảm đau: Nospa, spasm averin, atropin sulfat.

Trợ lực, dùng vitam in nhóm B.

Thụt tháo.

An thần: trẻ em co giật dùng diazepam hay phenobacbital.

Dinh dưỡng: ăn cháo thịt, trẻ em vẫn bú mẹ bình thường.

Tiêu chuẩn ra viện

Bệnh nhân ra viện khi cấy phân 2 lần cách nhau 3 ngày âm tính.

Khi bệnh nhân khỏi lâm sàng mà cấy phân vẫn dưong tính thì giao cho trung tâm y tế dự phòng.

Phòng bệnh

Vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống và vệ sinh nước.

Cắt khâu trung gian truyền bệnh: diệt ruồi, nhặng...

Phát hiện và điều trị kịp thời người lành mang trùng, người nhiễm trùng nhẹ, nhất là nhân viên chế biến thực phẩm.

Giáo dục sức khỏe: rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống và khi chế biến thực phẩm. Sử dụng nước sạch.

Bài viết cùng chuyên mục

Hôn mê: chẩn đoán và xử trí cấp cứu

Hôn mê là một cấp cứu, hành động nhanh chóng là cần thiết để bảo tồn cuộc sống và chức năng não, thường kiểm tra máu và chụp CT não để xác định nguyên nhân

Viêm gan tự miễn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm gan tự miễn, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, và ở tất cả các nhóm dân tộc, nhưng nó xảy ra chủ yếu ở phụ nữ.

Ngộ độc cấp paraquat qua đường tiêu hóa: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Ngộ độc paraquat tử vong rất cao, trong những giờ đầu đau rát miệng họng, dọc sau xương ức và thượng vị, viêm, loét, trợt miệng, họng, thực quản xuất hiện sau nhiều giờ

Hạ natri máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Hạ natri máu, là một rối loạn nướ điện giải, nồng độ natri trong máu hạ gây nên tình trạng giảm áp lực thẩm thấu ngoài tế bào, dẫn tới thừa nước trong tế bào

Biến chứng mạch máu lớn do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Biến chứng mạch lớn, cần có nguyên tắc điều trị chung như điều trị các yếu tố nguy cơ gồm, kháng insulin, tăng đường huyết, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì.

Đau cột sống thắt lưng: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đau cột sống thắt lưng là nguyên nhân làm giảm khả năng lao động ở tuổi dưới 45 và chi phí của bản thân cũng như chi phí xã hội trong điều trị rất tốn kém.

U tủy thượng thận: chẩn đoán và điều trị nội khoa

U tủy thượng thận, là loại khối u của tủy thượng thận tiết ra các cathecholamin, gồm adrenalin, và hoặc noradrenalin, hiếm gặp hơn là tiết dopamin.

Sốc giảm thể tích tuần hoàn: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Sốc được là tình trạng thiếu oxy tế bào, và mô, do giảm cung cấp oxy, tăng tiêu thụ oxy, sử dụng oxy không đủ, hoặc kết hợp các quá trình này

Biến chứng thần kinh do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Biến chứng thần kinh, biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, thường gặp nhất là biến chứng thần kinh ngoại vi, và biến chứng thần kinh tự động

Ngộ độc khí carbon monoxide (CO): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Khí CO là sản phẩm cháy không hoàn toàn của các chất có chứa carbon, nhiễm phổ biến là sử dụng các nhiên liệu có carbon để đốt ở nơi thông khí

Viêm khớp dạng thấp: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, diễn biến mạn tính. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm các khớp nhỏ nhở có tính chất đối xứng, có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng và thường có mặt của yếu tố dạng thấp, đôi khi có tổn thương nội tạng.

Hạ đường huyết: chẩn đoán và xử trí cấp cứu

Hạ đường huyết được định nghĩa là đường huyết nhỏ hơn 3 mmol mỗi lít, ở những bệnh nhân nhập viện, nên điều trị đường huyết nhỏ hơn hoặc bằng 4 mmol

Đái tháo đường: hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đái tháo đường, là tình trạng tăng đường huyết mạn tính, đặc trưng bởi những rối loạn chuyển hoá carbohydrat, có kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid và protein.

Biến chứng mắt do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đa số bệnh nhân có biến chứng võng mạc, không có triệu chứng, phát hiện sớm, và điều trị kịp thời sẽ giúp phòng ngừa và trì hoãn sự tiến triển của biến chứng này

Tăng áp lực nội sọ: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Tăng áp lực nội sọ, cần phải được chẩn đoán sớm và xử trí tích cực vì có nguy cơ gây tụt não rất nhanh, là một biến chứng gây tử vong, hoặc tổn thương không hồi phục

Ong đốt: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Việc xử trí sớm, và tích cực ong đốt tập trung vảo việc truyền dịch, tăng cường bài niệu và quyết định kết quả cuối cùng của nhiễm độc

Ngừng tuần hoàn: cấp cứu cơ bản

Cấp cứu ngừng tuần hoàn là thiết lập các bước cụ thể để giảm tử vong do tim ngừng đập, phản ứng được phối hợp cẩn thận đối với các trường hợp khẩn cấp, sẽ làm giảm tử vong

Biến chứng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Các bệnh lý nhiễm trùng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, hơn so với người khoẻ mạnh do các tổn thương mạch máu, thần kinh làm giảm khả năng tự bảo vệ cơ thể

Khó thở cấp: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Khó thở là một triệu chứng phổ biến, gây ra do mắc bệnh phổi, thiếu máu cơ tim hoặc rối loạn chức năng, thiếu máu, rối loạn thần kinh cơ, béo phì

Đau thần kinh tọa: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Nguyên nhân thường gặp nhất là do thoát vị đĩa đệm. Điều trị nội khoa là chính. Tuy nhiên, nếu đau kéo dài ảnh hường nhiều đến khả năng vận động, cần xem xét phương pháp phẫu thuật.

Suy gan cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Suy gan cấp, xuất hiện sau tác động, đặc trưng bởi vàng da, rối loạn đông máu và bệnh não gan tiến triển, ở bệnh nhân trước đó có chức năng gan bình thường

Ngừng tuần hoàn: cấp cứu nâng cao

Cấp cứu cơ bản ngay lập tức là rất quan trọng để điều trị ngừng tim đột ngột, duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng, cho đến khi có chăm sóc nâng cao

Loãng xương: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Chẩn đoán sớm và định lượng mất xương và nguy cơ gãy xương rất quan trọng vì sự sẵn có của các liệu pháp có thể làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược tiến trình của bệnh loãng xương.

Biến chứng thận do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Biến chứng thận, do đái tháo đường chiếm gần 50 phần trăm các trường hợp suy thận giai đoạn cuối, và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong

Suy tuyến yên: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Suy tuyến yên, có thể không có triệu chứng, hoặc xuất hiện liên quan đến thiếu hụt hormon, hoặc tổn thương hàng loạt.