Chăm sóc bệnh nhân sốc

2012-06-22 03:52 PM

Sốc là tình trạng suy tuần hoàn cấp gây thiếu oxy tế bào, biểu hiện trên lâm sàng bằng tụt huyết áp phối hợp các dấu hiệu giảm tưới máu ngoại biên.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Sốc là tình trạng suy tuần hoàn cấp gây thiếu oxy tế bào, biểu hiện trên lâm sàng bằng tụt huyết áp phối hợp các dấu hiệu giảm tưới máu ngoại biên.

Triệu chứng

Huyết áp hạ (tâm thu< 90), kẹt (tâm thu-tâm trương <20), dao động.

Nhịp tim nhanh, mạch nhanh nhỏ.

Tinh thần: Lọ sợ, hốt hoảng.

Da xanh tái, lạnh, ẩm, nổi vân tím, đầu chi lạnh

Đái ít (< 30ml/h) hoặc vô niệu (< 10ml/h)

Nguyên nhân: Gồm 4 loại sốc, do nhiều nguyên nhân khác nhau:

Sốc giảm thể tích

Mất máu cấp (sốc mất máu): xuất huyết tiêu hóa, vết thương mạch máu...

Bỏng nặng (mất huyết tương).

Mất nước nặng: ỉa chảy, nôn nhiều, say nóng...

Sốc phản vệ

Do phản ứng quá mẫn với các yếu tố lạ.

Thuốc: Penicilline, vitamin C...

Thức ăn (dứa, hải sản...), ong đốt...

Sốc tim

Nhồi máu cơ tim.

Viêm cơ tim, nhồi máu phổi, loạn nhịp tim...

Sốc nhiễm khuẩn

Do các nhiễm trùng:

Nhiễm trùng phổi, màng phổi

Nhiễm trùng đường mật, nhiễm trùng tiết niệu, sản khoa...

Xử trí

Mục đích

Đảm bảo huyết động và hô hấp

Điều trị nguyên nhân

Đảm bảo hô hấp

Khai thông đường thở (hút đờm dãi, đặt canuyn miệng).

Thở oxy.

Đặt nội khí quản và thở máy nếu suy hô hấp hoặc sốc nặng.

Đảm bảo huyết động

Truyền dịch, máu nếu có giảm thể tích, mất máu

Cầm máu nếu có chảy máu.

Dùng thuốc nâng huyết áp sau khi đã bù đủ thể tích máu.

Adrenalin, Noradrenalin, Dopamin, Dobutamin.

Điều trị theo nguyên nhân

Sốc giảm thể tích: Truyền dịch, sốc mất mấu: truyền dịch+máu.

Sốc phản vệ: Loại bỏ, cách ly dị nguyên, Adrenalin, cocticoit.

Sốc tim: Tuỳ theo nguyên nhân:

NMCT: nằm nghỉ tại giường, giãn vành, heparin.

Sốc nhiễm khuẩn: kháng sinh+mổ hoặc dẫn lưu ổ nhiễm khuẩn.

Chăm sóc

Nhận định các chức năng sống.

Hô hấp

Đường thở: ứ đọng đờm dãi, tụt lưỡi.

Nhịp thở (nhanh,chậm,ngừng thở), biên độ (nông,yếu..), kiểu thở.

Đo SpO2.

Dấu hiệu suy hô hấp: tím, vã mồ hôi, vật vã hốt hoảng...

Tuần hoàn

Mạch, huyết áp, nhịp tim (nghe tim, máy monitoring, điện tim).

Dấu hiệu giảm tưới máu ngoại biên: da lạnh, ẩm, vân tím-đái ít-vật vã, lo lắng.

Nhanh chóng hỏi tiền sử, bệnh sử (qua bệnh nhân, người nhà...) và tìm các dấu hiệu định hướng nguyên nhân: Chảy máu, dị ứng thuốc, đau ngực, nhiễm trùng...

Thảo luận với bác sỹ để nắm rõ hơn về tình trạng và xu hướng diễn biến của bệnh nhân 

Chăm sóc

Đảm bảo hô hấp.

Đảm bảo thể tích tuần hoàn và cầm máu.

Điều trị thuốc nâng huyết áp.

Điều trị theo nguyên nhân.

Đặt xông bàng quang và xông dạ dày.

Bilan xét nghiệm.

Lập bảng theo dõi.

Chăm sóc cơ bản.

Cụ thể

Đảm bảo hô hấp:

Tư thế nằm nghiêng an toàn nếu BN nôn, hôn mê.

Hút đờm dãi, đặt canuyn miệng nếu tụt lưỡi.

Bóp bóng Ambu nếu ngừng thở hoặc thở yếu.

Thở oxy nếu khó thở, suy hô hấp.

Hỗ trợ đặt nội khí quản và thở máy nếu suy hô hấp hoặc sốc nặng:    

Chuẩn bị dụng cụ đặt nội khí quản, chuẩn bị máy thở.

Đảm bảo thể tích tuần hoàn và cầm máu:

Đặt đường truyền tĩnh mạch: Đặt 2 đường truyền lớn nếu có giảm thể tích

Nếu cần đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm: Chuẩn bị dụng cụ và hỗ trợ bác sỹ làm thủ thuật.

Truyền dịch và máu:  Nên truyền qua máy truyền dịch.

Tốc độ: tuỳ Theo mức độ mất nước, mất máu, suy tim và áp lực tĩnh mạch trung tâm.

Loại dịch truyền: Thường dùng: NaCl 0,9%, ringer lactat, dd keo. Truyền máu, chế phẩm: nếu mất máu, rối loạn đông máu.

Cầm máu: Băng ép các vết thương đang chảy máu, điều trị nguyên nhân chảy máu.

Thuốc nâng huyết áp: Truyền t/m liên tục, nên dùng bơm tiêm điện.

Lựa chọn loại thuốc tuỳ theo loại sốc và nguyên nhân.

Tốc độ truyền (liều lượng) tuỳ theo huyết áp và đáp ứng lâm sàng

Điều trị theo nguyên nhân sốc

Sốc phản vệ: Loại bỏ, cách li dị nguyên, Adrenalin, Depersolon.

Sốc mất máu: Truyền máu, điều trị cầm máu.

Sốc nhiễm khuẩn: kháng sinh + mổ hoặc dẫn lưu ổ nhiễm khuẩn.

Sốc do nhồi ,máu cơ tim: Nằm nghỉ tại giường, Nitroglycerin (Lenitral), heparin.

Đặt xông tiểu (theo dõi nước tiểu).

Đặt xông dạ dày nếu xuất huyết tiêu hóa, rối loạn ý thức, bệnh nhân thở máy

Bilan xét nghiệm

Xét nghiệm cơ bản: công thức máu, điện giải đồ, ure, đường máu- ECG- khí máu đ/m- Cấy máu nếu sốt.

Các xét nghiệm khác tuỳ theo từng trường hợp: Xq, siêu âm...

Lập bảng  theo dõi: tuỳ theo từng tình trạng cụ thể của bệnh nhân:

Mạch, huyết áp và các dấu hiệu tưới máu ngoại biên: 15 ph/lần đến khi huyết áp lên 90/60, sau đó 3h/lần đến khi huyết áp ổn định.

Nhịp thở, SpO2: 15-30 ph/lần khi đang suy hô hấp.

Theo dõi nước tiểu 1h/lần đến khi huyết áp ổn định.

Bilan nước vào-ra và cân nặng: hàng ngày.

Nhiệt độ: 3h/lần, 30 ph/lần nếu bệnh nhân có rối loạn nhiệt độ cần xử trí.

Áp lực timhx mạch trung tâm.

Chăm sóc cơ bản

Phòng chống loét và chú ý vệ sinh thân thể, mắt, các hốc tự nhiên (thực hiện tại giường).

An thần động viên: an ủi và luôn có mặt cạnh bệnh nhân.

Nhiệt độ: điều trị hạ nhiệt nếu sốt > 39 độ C. ủ ấm và sưởi ấm dịch truyền nếu < 35 độ C.

Nuôi dưỡng: chế độ ăn nhiều calo, giàu Pr. Nuôi dưỡng đường t/m và/hoặc qua xông dd nếu bệnh nhân không tự ăn được.

Đánh giá kết quả

Tốt

Tình trạng hô hấp và tuần hoàn dần dần trở về bình thường và ổn định, hết các dấu hiệu sốc.

Cắt được các thuốc nâng huyết áp.

Xấu

Sốc kéo dài và nặng lên, phải tăng liều các thuốc nâng huyết áp.

Xuất hiện các biến chứng: suy thận, vô niệu, phù phổi, rối loạn đông máu, suy đa phủ tạng...

Đánh giá sự chăm sóc tốt

Theo dõi và ghi chép đầy đủ, nắm vững các thông số và các dấu hiệu sốc.

Làm xét nghiệm và lấy kết quả xét nghiệm kịp thời theo yêu cầu.

Thực hiện đúng và kịp thời các y lệnh.

Bài viết cùng chuyên mục

Thông khí nhân tạo hỗ trợ áp lực (PSV)

PSV cung cấp dòng khí thở vào sinh lý hơn cho bệnh nhân, giảm công hô hấp của bệnh nhân. Dòng khí thở vào kết thúc khi đạt mức khoảng 25% dòng đỉnh ban đầu.

Lịch vắc xin cho trẻ em

Vắc xin cúm theo mùa hàng năm, tốt nhất trong mùa thu, cũng được đề nghị bắt đầu từ độ tuổi 6 tháng. Lần đầu tiên đi chủng ngừa cho bệnh cúm.

Gánh nặng đột quỵ sẽ giảm khi huyết áp được kiểm soát tối ưu

Với tần suất mắc cao nhưng không được nhận biết và kiểm soát tốt, tăng huyết áp đã góp phần làm tăng thêm gánh nặng bệnh tật do đột qụy ở Việt Nam

Hướng dẫn tiến hành thông khí nhân tạo (cơ học)

Đánh giá bệnh nhân về tổng trạng, về cơ quan hô hấp, về khí máu động mạch nhằm phân loại nhóm suy hô hấp cấp cần thông khí cơ học

Co giật và động kinh

Co giật cũng được phân loại là cục bộ hoặc toàn thân dựa trên mức độ ảnh hưởng lên giải phẫu thần kinh hoặc được phân loại là đơn giản hay phức tạp dựa trên ảnh hưởng của co giật lên tình trạng ý thức.

LÀM DỊU HỌNG NGAY KHI BỊ NGỨA HỌNG

Ngứa họng là triệu chứng kích thích ở họng, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể thấy ngứa họng xuất hiện trong các bệnh lý viêm đường hô hấp như: viêm họng, viêm khí phế quản, viêm mũi xoang...

Xử trí tăng Kali máu

Các triệu chứng tim mạch: rối loạn nhịp nhanh. ngừng tim; chúng thường xảy ra khi tăng kali máu quá nhanh hoặc tăng kali máu kèm với hạ natri máu, hạ magne máu, hay hạ calci máu.

Phòng bệnh phụ khoa: Dung dịch vệ sinh phụ nữ tốt nhất

Đây là kết quả được thông báo tại lễ công bố Sản phẩm đạt chứng nhận Tin và Dùng 2010 vừa diễn ra tại Khách sạn Melia-Hà Nội

Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất

Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, gọi tắt là tim nhanh trên thất là một thuật ngữ rộng bao hàm nhiều loại rối loạn nhịp nhanh có cơ chế và nguồn gốc khác nhau.

Thông khí nhân tạo trong các bệnh phổi tắc nghẽn

Cơn hen phế quản cấp và đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là các tình trạng bệnh lý hay gặp trong lâm sàng, và trong trường hợp nặng có thể phải chỉ định thông khí nhân tạo.

Các bệnh da tăng sắc tố (hyperpigmentation)

Các bệnh có biểu hiện tăng sắc tố ở da bao gồm một số bệnh có căn nguyên di truyền hay bẩm sinh, do rối loạn chuyển hoá, nguyên nhân do nội tiết, do hoá chất hoặc thuốc, do dinh dưỡng.

Sinh lý kinh nguyệt

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính chất chu kỳ hàng tháng từ tử cung ra ngoài do bong niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột Estrogen hoặc Estrogen và Progesteron trong cơ thể.

Quá liều thuốc chống đông

Protamin sulfat hình thành một phức hợp heparin-protamin và trung hoà tác dụng chống động của heparin. Protamin trung hoà heparin trong vòng 5 phút.

Biến chứng tim do tăng huyết áp

Người ta cho rằng sự tăng quá mức collagene của cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp do 2 qúa trình tăng tổng hợp và giảm thoái hóa collagene

Chảy máu liên quan đến điều trị tiêu huyết khối

Thời gian chảy máu như một chỉ dẫn chức năng tiểu cầu, có thể là một hướng dẫn hữu ích đối với điều trị bồi phụ tiểu cầu, nếu bệnh nhân có thời gian chảy máu kéo dài mặc dù đã bồi phụ các yếu tố đông máu.

Các phản ứng truyền máu

Các triệu chứng sớm bao gồm bắt đầu đột ngột tình trạng lo lắng, đỏ bừng, nhịp nhanh và tụt huyết áp. Đau ngực, đau bụng, sốt và khó thở là các biểu hiện thường gặp.

Tổng quan về nồng độ NT proBNP huyết thanh

Gen biểu lộ BNP nằm trên nhiễm sắc thể số 1. Ở người khỏe mạnh gen này chủ yếu ở tâm nhĩ. Khi có tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến tâm thất như suy tim, gen biểu lộ BNP tại thất sẽ tăng cao.

Các từ viết tắt thường dùng trong thông khí nhân tạo

AaDO2 Alveolo-Arterial O2 difference, Chênh lệch nồng độ O2 giữa phế nang và máu động mạch, ACCP American College of Chest Physicians, Hội các bác sỹ lồng ngực Mỹ

Soi phế quản ống mềm

Dùng ống soi đưa vào đường hô hấp, hệ thống khí phế quản giúp quan sát tổn thương và can thiệp điều trị.

Phương thuốc cổ truyền trừ ho

Theo ý đó, phương thuốc cổ truyền cũng bao gồm nhiều vị tá, tạo ra tính phong phú về tác dụng cho phương thuốc, góp phần nâng cao hiệu quả trị bệnh chung.

TRỨNG CÁ - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ TRỊ MỤN VÀO MÙA HÈ!

Trứng cá là bệnh rất thường gặp, gặp ở cả hai giới nam và nữ, hay gặp hơn cả ở tuổi dậy thì, nguyên nhân là do vào lúc dậy thì nội tiết tố sinh dục được tiết ra nhiều

Các biến chứng của thở máy

Triệu chứng báo hiệu thường là tình trạng chống máy, khi đó khám phổi phát hiện được tràn khí màng phổi, hoặc dấu hiệu nghi ngờ tràn khí trung thất.

Vắc xin Covid-19 Sputnik V: Pháp có thể bắt đầu tiêm chủng vào tháng 6

Bộ trưởng Ngoại giao các vấn đề châu Âu cho biết việc Pháp sử dụng vắc xin do Nga sản xuất phụ thuộc vào việc liệu nước này có nhận được sự chấp thuận của EU hay không.

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân thở máy

Theo dõi tình trạng lâm sàng và SpO2 trong khi hút: nếu Bn xuất hiện tím hoặc SpO2 tụt thấp <85-90% phải tạm dừng hút: lắp lại máy thở với FiO2 100% hoặc bóp bóng oxy 100%.

Nét cơ bản về giải phẫu sinh lý ứng dụng của bộ máy hô hấp

Hen phế quản, COPD là những bệnh lý hay được thông khí nhân tạo, đặc điểm là hẹp đường thở bơm khí khó khi thở vào, khí ra chậm khi thở ra nguy cơ ứ khí trong phổi (auto PEEP).