Thông khí nhân tạo trong các bệnh phổi tắc nghẽn

2012-06-19 09:18 AM

Cơn hen phế quản cấp và đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là các tình trạng bệnh lý hay gặp trong lâm sàng, và trong trường hợp nặng có thể phải chỉ định thông khí nhân tạo.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Một số đặc điểm về sinh lý hô hấp của bệnh phổi tắc nghẽn

Cơn hen phế quản cấp và đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là các tình trạng bệnh lý hay gặp trong lâm sàng, và trong trường hợp nặng có thể phải  chỉ định thông khí nhân tạo. Đặc điểm của các bệnh lý này là có tình trạng tắc nghẽn phế quản rất nặng, do đó việc lựa chọn các phương thức và thông số máy thở cho các bệnh nhân này có những yêu cầu riêng.

Hiện tượng bẫy khí, tình trạng dãn phổi quá mức và auto-PEEP

Trên người không bị tắc nghẽn phế quản, toàn bộ thể tích lưu thông (Vt) khi thở vào đều được thở ra hết, do đó vào cuối thì thở ra, thể tích phổi trở về bằng thể tích cặn chức năng (FRC).

Khi đường dẫn khí bị tắc nghẽn như trong cơn hen phế quản cấp hay đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, dòng thở ra bị cản trở, do đó để có thể thở ra hết Vt thở vào, thì thở ra phải kéo dài. Khi tình trạng tắc nghẽn rất nặng, dòng thở ra bị cản trở nghiêm trọng, lưu lượng thở ra giảm rất nặng, khi thì thở ra kết thúc để bắt đầu thì thở vào mới, bệnh nhân vẫn không thể thở ra hết Vt thở vào - như vậy sẽ còn một lượng khí đọng lại trong phổi, đó là hiện tượng bẫy khí. Sau mỗi một chu kỳ thở, lượng khí đọng lại trong phổi lại tăng lên, làm cho thể tích phổi cuối thì thở ra tăng lên, cao hơn thể tích cặn chức năng FRC. Nếu tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí không được cải thiện, hiện tượng bẫy khí kéo dài sẽ làm cho thể tích phổi tăng rất nhiều, gây nên tình trạng dãn phổi quá mức.

Trên người không có tắc nghẽn phế quản, do đến cuối kỳ thở ra thể tích phổi trở về bằng thể tích cặn chức năng, không còn sự chênh lệch áp lực giữa phế nang và bên ngoài, khi đó áp lực trở về 0. Khi có hiện tượng bẫy khí, thể tích phế nang tăng lên, do đó vào cuối thì thở ra áp lực trong phế nang vẫn cao hơn bên ngoài, như vậy ở cuối thì thở ra trong đường thở vẫn còn tồn tại một áp lực dương - đây là PEEP nội sinh hay còn gọi là auto-PEEP.

Trong cơn hen phế quản nặng và đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tần số thở nhanh càng làm nặng thêm tình trạng bẫy khí.

Hậu quả của tình trạng dãn phổi quá mức và auto-PEEP

Do thể tích phổi bị tăng quá mức, lồng ngực bệnh nhân bị căng và cơ hoành bị đẩy xuống thấp. Do đó khi thở vào hoạt động của các cơ hô hấp, đặc biệt là cơ hoành, kém hiệu quả. Hậu quả là sẽ xuất hiện tình trạng mệt cơ hô hấp. Mệt cơ hô hấp càng làm cho giảm thông khí phổi, suy hô hấp nặng lên và thậm chí có nguy cơ ngừng thở.

Auto-PEEP  làm tăng đáng kể công hô hấp. Khi bệnh nhân thở vào, trước hết các cơ hô hấp phải hoạt động để tạo ra một áp lực để thắng auto-PEEP, và thì thở vào chỉ bắt đầu khi áp lực được tạo ra trong lồng ngực cao hơn áp lực của auto-PEEP. Như vậy, auto-PEEP cũng góp phần làm giảm khả năng thở vào, làm tăng công hô hấp và nhanh chóng đưa tới giảm thông khí phế nang và mệt cơ hô hấp.

Biến chứng nguy hiểm của tình trạng dãn phổi quá mức là chấn thương áp lực. Tràn khí màng phổi và tràn khí trung thất có nhiều nguy cơ xảy ra khi thể tích phổi tăng cao. Các biến chứng này sẽ làm nặng thêm tình trạng suy hô hấp của bệnh nhân và có nguy cơ dẫn tới tử vong.

Thông khí nhân tạo trong các bệnh phổi tắc nghẽn

Chỉ định

Tình trạng khó thở nặng, không đáp ứng với điều trị bằng thuốc.

Bệnh nhân mệt.

PaCO2 tăng, PaO2 giảm mặc dù đã điều trị tích cực bằng thuốc.

Thông khí nhân tạo không xâm nhập

Chỉ định:

Khó thở nặng.

Bệnh nhân tỉnh, hợp tác tốt.

Chống chỉ định:

Khó thở mức độ nguy kịch.

Bệnh nhân hợp tác kém.

Bệnh nhân không chịu được mặt nạ mũi.

Tăng tiết đờm nhiều.

Tiến hành:

Phương thức:  BiPAP hoặc PS + CPAP.

Thông số:      EPAP = 3 – 8 cmH2O.

IPAP  =  8 – 15 cmH2O.

FiO2  =  0,4 – 0,6.

Thông khí nhân tạo xâm nhập

Chỉ định:

Tình trạng khó thở nguy kịch.

Thông khí không xâm nhập thất bại hoặc không thực hiện thông khí không xâm nhập được.

Chống chỉ định:

Không có.

Tiến hành:

Phương thức:  CMV/VC, có thể chọn A/C.

Thông số:  Vt  =  8 ml/kg.

I/E  =  1/3 – ¼.

FiO2 = 0,4 – 0,6 (hoặc cao hơn tuỳ theo FiO2).

Tần số:  11 – 14/phút nếu thở CMV hoàn toàn.

Nếu thở A/C:  duy trì 16 – 20/phút .

PEEP: không dùng PEEP trong cơn hen phế quản nặng đặt PEEP = 1/2 - 2/3 auto-PEEP trong đợt cấp COPD.

Điều chỉnh các thông số để Pplateau < 30 cmH2O và auto-PEEP không tăng lên.

An thần:

Dùng an thần mạnh, ức chế hô hấp hoàn toàn nếu chọn phương thức thở điều khiển hoàn toàn.

Khi dùng phương thức A/C dùng an thần đủ để bệnh nhân không kích thích, tự thở 16 – 20/phút.

Bài viết cùng chuyên mục

Lịch vắc xin cho trẻ em

Vắc xin cúm theo mùa hàng năm, tốt nhất trong mùa thu, cũng được đề nghị bắt đầu từ độ tuổi 6 tháng. Lần đầu tiên đi chủng ngừa cho bệnh cúm.

Phòng bệnh phụ khoa: Dung dịch vệ sinh phụ nữ tốt nhất

Đây là kết quả được thông báo tại lễ công bố Sản phẩm đạt chứng nhận Tin và Dùng 2010 vừa diễn ra tại Khách sạn Melia-Hà Nội

Thông khí không xâm nhập áp lực dương

CPAP ( Continuous Positive Airway Pressure, áp lực dương tính liên tục): bệnh nhân tự thở trên nền áp lực đường thở dương tính liên tục.

Các biến chứng của thở máy

Triệu chứng báo hiệu thường là tình trạng chống máy, khi đó khám phổi phát hiện được tràn khí màng phổi, hoặc dấu hiệu nghi ngờ tràn khí trung thất.

Bệnh Ebola

Không thể nhiễm Ebola từ không khí, nước hoặc thực phẩm. Một người mang virus Ebola nhưng không có triệu chứng không thể lây lan căn bệnh này.

Rối loạn kinh nguyệt

Là triệu chứng nhưng đôi khi cần phải điều trị mặc dù chưa rõ nguyên nhân bệnh nhưng gây băng kinh, băng huyết, rong kinh kéo dài...

Chăm sóc bệnh nhân nặng

Rối loạn nặng một hoặc nhiều các chức năng sống: hô hấp, tuần hoàn, não, thận, điện giải, thăng bằng kiềm toan

Hậu sản thường

Sau khi sổ rau, tử cung co chắc thành khối an toàn, trọng lượng tử cung lúc đó nặng khoảng 1.000g, sau 1 tuần, tử cung còn nặng khoảng 500g, cuối tuần lễ thứ 2 còn khoảng 300g, các ngày sau đó nặng 100g.

Co giật và động kinh

Co giật cũng được phân loại là cục bộ hoặc toàn thân dựa trên mức độ ảnh hưởng lên giải phẫu thần kinh hoặc được phân loại là đơn giản hay phức tạp dựa trên ảnh hưởng của co giật lên tình trạng ý thức.

Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thức ăn

Đây là một tình trạng bệnh lý hay gặp, đa dạng, nếu xử trí không đúng có thể nguy hiểm cho bệnh nhân.

Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất

Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, gọi tắt là tim nhanh trên thất là một thuật ngữ rộng bao hàm nhiều loại rối loạn nhịp nhanh có cơ chế và nguồn gốc khác nhau.

Mục tiêu kiểm soát các chỉ số ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Trong khuyến cáo thực hành lâm sàng đối với bệnh nhân đái tháo đường có bệnh thận mạn của KDOQI cập nhật năm 2012 có nêu: Mức kiểm soát HbA1c tối ưu nên duy trì vào khoảng 7,0%

Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân thở máy

Theo dõi bệnh nhân thở máy cần được theo dõi toàn diện, kết hợp giữa theo dõi các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng, cũng như theo dõi sát các thông số trên máy thở, trên monitor theo dõi.

Sổ rau thường

Sổ rau là giai đoạn thứ 3 của cuộc chuyển dạ, tiếp theo sau giai đoạn mở cổ tử cung và giai đoạn sổ thai. Nếu 2 giai đoạn trước diễn ra bình thường thì tiên lượng của sản phụ lúc này phụ thuộc vào diễn biến của giai đoạn này.

Thấp tim

Thấp tim là một bệnh viêm dị ứng xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết β nhóm A gây nên, bệnh tổn thương ở hệ thống tổ chức liên kết theo cơ chế miễn dịch dị ứng

Vắc xin Covid-19 Sputnik V: Đức có kế hoạch mua của Nga

Người phát ngôn của Bộ Y tế Đức nói với AFP rằng bang miền nam nước này đã ký một lá thư dự định mua tới 2,5 triệu liều vắc-xin nếu nó được Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) chấp thuận.

Liệu pháp insulin trong điều trị đái tháo đường týp 2

Do tỷ lệ người cao tuổi mắc đái tháo đường týp 2 là phổ biến, thời gian mắc bệnh kéo dài, nhiều bệnh đi kèm, nguy cơ hạ đường huyết cao khi áp dụng khuyến cáo

Tổn thương phổi và viêm phổi do hít phải

Sặc phổi là nguyên nhân quan trọng gây các hình thái bệnh nặng và tử vong khi chăm sóc người bệnh tại nhà cũng như trong bệnh viện

Nhiễm khuẩn đường sinh sản

Bệnh lý viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục, còn gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục, đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý phụ khoa vì là nguyên nhân gây ảnh hưởng sức khoẻ

Khái niệm về thông khí nhân tạo trong điều trị tích cực

Đảm bảo thay thế chức năng của phổi: PaO2, PaCO2, pH phải thay đổi tuỳ theo từng tình trạng bệnh lí, từng chỉ định thở máy.

Gánh nặng đột quỵ sẽ giảm khi huyết áp được kiểm soát tối ưu

Với tần suất mắc cao nhưng không được nhận biết và kiểm soát tốt, tăng huyết áp đã góp phần làm tăng thêm gánh nặng bệnh tật do đột qụy ở Việt Nam

Diễn biến lâm sàng bệnh động mạch vành

Số lượng hoạt động đòi hỏi để sinh cơn đau thắt ngực, có thể là tương đối hằng định trong những hoàn cảnh thể lực hoặc cảm xúc có thể so sánh được

Kháng insulin và cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 2

Kháng insulin là một khái niệm thể hiện sự gia tăng nồng độ insulin và giảm nhạy cảm insulin của cơ quan đích, Chính vì vậy, kháng insulin còn gọi là cường insulin

Dung dịch vệ sinh phụ nữ tốt nhất

Thêm một nghiên cứu kiểm chứng về tác dụng, tính an toàn của dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Tổng quan về hội chứng mạch vành cấp

Hình thành mảng xơ vữa động mạch là kết quả của một quá trình sinh bệnh học kéo dài, mà thường bắt đầu vào giai đoạn sớm ở tuổi trưởng thành