- Trang chủ
- Sách y học
- Hồi sức cấp cứu toàn tập
- Ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat
Ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat
Paraquat và các chất diamin và polyamin nội sinh như putrescin và spermidin đều có các nguyên tử N bậc 4 có khoảng cách từ 0,6 - 0,7 nanomet.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đặc điểm
Paraquat là một thuốc diệt cỏ.
Tên thị trường: Glamoxone, Cyclone, Surehre, Prelude.
Chuyển hoá: Paraquat thẩm qua tiểu tràng rất nhanh. Nồng độ huyết tương lên đến đỉnh cao sau 2 giờ, 5-10% được hấp thụ qua ruột, còn lại được thải trừ qua phân. Paraquat được phân phối khắp cơ thể nhưng tập trung nhiều vào thận và phổi. Ngoài ra paraquat còn đọng lại trong tổ chức cơ và phân phối lại vào máu trong vòng 24 giờ đầu (độ thanh lọc 200ml/phút). Vì vậy. việc tìm cách duy trì cho bệnh nhân đái nhiều là rất quan trọng.
Sinh bệnh học
Paraquat tác hại chủ yếu trên phổi. Tổn thương tiến triển theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn phá huỷ trong vài giờ đầu: viêm phế nang làm mất các tế bào phế nang type I và type II, xâm nhập các tế bào gây viêm và chảy máu, dẫn đến phù phổi cấp tổn thương, chảy máu.
Giai đoạn phì đại: cấu trúc phế nang mất đi, tế bào xơ phát triển, chất keo đọng lại ở phế nang và khoảng kẽ, gây tình trạng bloc phế nang mao mạch. Trên thực nghiệm, phối hợp thở oxy làm cho ngộ độc paraquat nặng hơn. Paraquat có nồng độ cao nhất ỏ phổi, trước 7 giờ đầu, nếu không có suy thận và 15 - 20 giờ nếu có suy thận.
Có 2 giả thuyết giải thích cơ chế gây ngộ độc: quá trình lipid peroxyt hoá và quá trình mất NADPH cần cho sự tổng hợp surfactant.
Các tế bào lớp thượng bì phế nang type I và type II tích luỹ chọn lọc paraquat. Sự tích luỹ này phụ thuộc thời gian và năng lượng. Paraquat và các chất diamin và polyamin nội sinh như putrescin và spermidin đều có các nguyên tử N bậc 4 có khoảng cách từ 0,6 - 0,7 nanomet, nên được hệ thống vận chuyển màng tích cực đưa nhanh vào phổi. Diquat không có đặc điểm này nên không ảnh hưỏng tới phổi. Thời gian paraquat nằm lâu trong phổi đến 24 giờ càng gây tác hại. Ở tế bào phế nang, các gốc tự do kết hợp với paraquat với sự có mặt của oxy, tạo ra gốc superoxyt. Sự sản xuất quá mức các điện tử và oxy trong phổi duy trì chu trình oxy khử (redox). Hậu quả dẫn đến chết tế bào. Tế bào đáp ứng bằng cách tăng tổng hợp acid béo và penton phosphat để tái tạo NADPH nhưng không giải quyết được hết các gốc superoxyt và OH. Hậu quả là các màng lipid và các thành phần trong tế bào bị phá huỷ bởi quá trình lipid peroxyt hoá làm cho tế bào chết.
Lâm sàng
Liều gây chết
Uống qúa 40mg paraquat/kg (khoảng một thìa canh 15ml) một dung dịch paraquat 20% thường gây tử vong trong 1 - 5 ngày do suy đa phủ tạng hoặc do bỏng niêm mạc tiêu hoá. Bỏng thực quản có thể gây thủng dẫn đến viêm trung thất.
Uống từ 30 - 40 mg paraquat/kg sẽ gây tử vong trong vòng 5 ngày đến nhiều tuần lễ do viêm loét ống tiêu hoá và hoại tử vỏ thận và cuối cùng là xơ phổi.
Triệu chứng tại chỗ
Kích thích và viêm da, màng tiếp hợp, kết mạc. Long móng.
Triệu chứng toàn thân
Tiêu hoá: loét miệng họng, buồn nôn, nôn mửa, ỉa chảy, nôn ra máu. Họng có màng giả, thủng thực quản gây viêm trung thất, tràn khí màng phổi.
Thận: đái ít, vô niệu.
Phổi: ho ra máu, khó thở. Phù phổi cấp, kiểu ARDS, xơ phổi.
Tuỵ: viêm tuỵ cấp.
Gan: hoại tử múi trung tâm và gan ứ mật.
Tim mạch: giảm thể tích máu, sốc, rối loạn nhịp tim.
Thần kinh trung ương: hôn mê, co giật, phù não.
Thượng thận: suy thượng thận do hoại tử.
Tuỷ xương: tăng bạch cầu, thiếu máu.
Tóm lại: đó là bệnh cảnh của hội chứng suy đa tạng.
Xét nghiệm
Lấy 10ml nước dạ dày hoặc nưổc tiểu có paraquat cho vào ống nghiệm, đổ vào một dung dịch NaOH để kiềm hoá cho pH > 9 (có thể dùng 1 thìa canh NaC03H để thay thế cho NaOH. Lấy một dao nhỏ súc một ít natridithionit bỏ vào hỗn hợp trên, ngoáy đều. Đọc kết quả trên một nền trắng. Nếu có màu xanh hoặt xanh lơ: kết quả (+). Màu đen chứng tỏ có nồng độ paraquat cao. Pha loãng rồi làm lại xét nghiệm. Kết quả (+) với nồng độ paraquat > 2mg/l.
Các mẫu máu xét nghiệm phải được bảo quản ở ống chất dẻo, không được dùng ống thuỷ tinh (vì paraquat bám vào thuỷ tinh).
Định lượng paraquat trong máu để xác định tiên lượng bệnh bằng các phương pháp: RIA, FIA, sắc kí khí hoặc sắc kí lỏng.
Xử trí
Khẩn trương lấy chát độc ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt.
Nhiễm độc da, mắt
Thay quần áo, rửa da bằng nước xà phòng trong 15 - 20 phút. Rửa mắt bằng nước trong 15 - 20 phút.
Nhiễm độc qua đường uống
Cố gắng tìm cách gây nôn mặc dù đau họng.
Uống than hoạt tính, Fuller’s earth 20g, nhưng tại chỗ cũng có thể uống bất kỳ than, tro và đất nào.
Rửa dạ dày liên tục cho đến khi test dithionit trở thành âm tính. Có thể đơn giản hoá test dithionit để theo dõi bằng cách lấy lml nước dạ dày + 0,5ml dung dịch natridithionit 1%, màu xanh là dương tính, có thể gây tử vong.
Tiếp tục cho uống than hoạt 0,5g/kg/2 giờ và sorbitol 0,5g/kg/giờ.
Hồi sức
Chống đau bằng morphin.
Truyền nhiều dịch để có nước tiểu trên 100ml/giờ.
Thông khí nhân tạo nếu có suy hô hấp, tránh dùng oxy.
Nếu vô niệu có thể dùng thận nhân tạo hoặc lọc máu với hấp phụ than (hemoperíusion sur charbon).
Xử trí nhiễm độc cấp diquat tương tự paraquat.
Tương quan giữa nồng độ paraquat trong huyết tương và khả năng sống sót.
Bài viết cùng chuyên mục
Xử trí sốt rét ác tính ở người có thai
Thai 3 tháng cuối: chủ yếu điều trị sốt rét ác tính, hồi sức tích cực cho mẹ và con. Khi có chuyển dạ mới can thiệp bấm ốì sớm, lấy thai bằng íorceps nếu thai còn sống.
Rửa màng phổi
Đầu tiên dẫn lưu lấy ra 200 - 300 ml dịch màng phổi, sau đó cho dịch rửa vào khoang màng phổi, cho từ từ trong 10 - 15 phút. Đợi cho người bệnh thở 4 - 8 nhịp rồi mới tháo dịch rửa ra.
Các bệnh lý tăng hoặc giảm độ thẩm thấu máu
Sự phối hợp giữa toan chuyển hóa có khoảng trống ion điện tích âm với khoảng trống thẩm thấu vượt quá 10 mosm/kg là không đặc hiệu cho trường hợp uống phải rượu độc.
Thông khí nhân tạo điều khiển với áp lực dương ngắt quãng (IPPV/CMV)
Thông khí nhân tạo điều khiển với áp lực dương ngắt quãng Intermittent Positire Pressure Ventilation gọi tắt là thông khí nhân tạo điều khiển.
Cai thở máy
Khi hít vào gắng sức, áp lực âm tối thiểu bằng 20cm nước trong 20 giây. Nếu người bệnh đang thở PEEP phải cho ngưòi bệnh thở lại IPPV trước khi tháo máy.
Ngộ độc Asen hữu cơ
Sớm: cơn co giật dữ dội, kèm theo nôn mửa, ỉa chảy, ho, ngất, tình trạng sốc, tử vong nhanh. Chậm phát ban, sốt, cao huyết áp, nhức đầu, phù não.
Ngộ độc cấp thuốc chuột tầu (ống nước và hạt gạo đỏ)
Tiêm diazepam 10mg tĩnh mạch/ 1 lần có thể nhắc lại đến 30mg, nếu vẫn không kết quả: thiopental 200mg tĩnh mạch/ 5 phút rồi truyền duy trì 1 - 2mg/kg/ giờ (1 - 2g/24 giờ).
Đặt ống thông tĩnh mạch cảnh trong theo đường Daily
Có thể lắp bơm tiêm vào kim, vừa chọc vừa hút đến khi thấy máu trào ra, tháo bơm tiêm, luồn ống thông vào sâu 10 - 12 cm. Nốỉ ống thông với lọ dung dịch cho chảy nhanh đến khi ống thông hết máu.
Luồn ống thông vào mạch máu bằng phương pháp Seldinger
Tìm mạch cảnh đẩy vào phía trong, cắm kim vào bơm tiêm 20ml, chọc vào giữa tam giác, vừa chọc vừa hút song song với mặt cắt trưóc sau và làm một góc 30° vói mặt trước cổ, chọc sâu khoảng 1,5 - 3cm.
Quy trình kỹ thuật lọc máu ngắt quãng cấp cứu
Đa số các bệnh nhân lọc máu ngắt quãng cấp cứu cần có đường vào mạch máu bằng ống thông hai nòng và được đặt ở các tình trạng lớn để đảm bảo lưu lượng máu.
Ngộ độc các dẫn chất của phenothiazin
Bệnh nhân suy gan dễ bị ngộ độc. Liều cao vừa phải gây hôn mê có tăng trương lực cơ, cứng hàm, nhưng không có rối loạn hô hấp. Liều rất cao, gây hôn mê sâu, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt.
Thủ thuật Heimlich
Thầy thuốc đứng sau nạn nhân, vòng tay ra phía trưóc (vùng thượng vị) nạn nhân, bàn tay phải nắm lại, bàn tay trái cầm lây nắm tay phải áp sát vào vùng thượng vị.
Mở khí quản: chỉ định, chống chỉ định trong hồi sức
Phẫu thuật viên dùng tay trái cố định khí quản ở giữa, tay phải cầm dao mô rạch da theo đường dọc giữa cổ, đường rạch đi từ dưỏi cổ.
Rắn độc cắn
Băng ép, không thắt garô: phải đặt ngay sau khị bị cắn. Băng ép quá chậm, sau 30 phút, không còn kết quả nữa. Vì vậy, khi bị rắn cắn vào chân.
Ngộ độc các corticoid
Không gây ngộ độc cấp. Nhưng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là khi dùng lâu. Loét dạ dày: có thể kèm theo thủng và xuất huyết. Nhiễm khuẩn và virus đặc biệt là làm cho bệnh lao phát triển. Gây phù do ứ nước và muối.
Các rối loạn kali máu
Cam thảo và lợi tiểu làm mất kali gây tăng aldosteron thứ phát, làm tăng huyết áp, ngừng uống thuốc và cho kali sẽ hạ huyết áp nhanh chóng.
Hội chứng suy đa tạng
MODS là một hội chứng xuất hiện ở nhiều bệnh nhân đang hồi sức cấp cứu, do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, ký sinh trùng hay đa chấn thương, bỏng.
Ngộ độc cồn Metylic
Cồn methylic có thể gây ngộ độc do hít phải hơi, do tiếp xúc với da, do uống nhầm, cồn methylic rất độc vì: Thải trừ chậm - chuyển hoá thành formol và acid formic. Liều gây chết người ở người lớn khoảng 30 - 100ml.
Ngộ độc phụ tử
Sau khi nhấm một ngụm rượu phụ tử, bệnh nhân nhận thấy có rối loạn cảm giác, cảm giác kiến bò ở lưỡi rồi mất hết cảm giác ở lưỡi.
Rửa dạ dày trong ngộ độc cấp bằng hệ thống mở
Kết thúc rửa: hút hết dịch trong dạ dày, bơm vào dạ dày 20g than hoạt uống cùng 20g sorbitol, nhắc lại sau 2 giờ cho đến khi đạt 120g than hoạt.
Thông khí nhân tạo hỗ trợ áp lực (PSV) trong hồi sức cấp cứu
Thông khí nhân tạo áp lực hỗ trợ kết thúc thì thở vào khi dòng chảy giảm xuống và áp lực trong phổi đạt mức đỉnh vì vậy Vt thay đổi.
Ngộ độc Acid mạnh
Không rửa dạ dày vì gây thủng và làm lan rộng tổn thương. Không trung hoà bằng bicarbonat vì ít tác dụng lại làm dạ dày trướng hơi, do phát sinh nhiều C02 tạo điều kiện cho thủng dạ dày.
Chẩn đoán sốc
Giảm cung lượng tim sẽ gây ra tăng bù trừ sức cản hệ thống mạch (sốc do tim hoặc giảm thể tích máu) có sự tham gia của hệ giao cảm và sự phóng thích catecholamin.
Ong đốt
Chỉ có ong cái là có ngòi. Ong nhà và ong bầu có ngòi dài 2 - 3 mm có gai, khi đốt để lại ngòi trong da. Đốt xong ong sẽ chết. Ong vò vẽ và ong bắp cày có ngòi ngắn nhẵn không có gai.
Hút dịch khí quản
Thầy thuốc cầm đầu ống thông đưa nhanh qua ống nội khí quản cho đến khi có phản xạ ho. Mở máy kéo ống thông từ từ ra ngoài vừa kéo vừa xoay đầu ống thông.