Ngộ độc cá gây độc khi dùng làm thức ăn

2014-10-04 11:57 AM

Ngộ độc rất nặng (50% trường hợp tử vong). Độc tố gọi là tetrodontoxin có trong thịt, gan, trứng, da, ruột chịu được nhiệt độ cao, tan trong nước.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Có hai loại cá độc

Loại gây ngộ độc khi dùng làm thức ăn.

Loại gây ngộ độc khi tiếp xúc, bị châm, bị cắn.

Cá độc đem dùng làm thức ăn có thể gây ngộ độc cấp.

Độc tính

Độc tính của cá có liên quan đến nhiều yếu tố:

Môi trường sống: cá nóc gây ngộ độc ở Việt Nam, Nhật Bản nhưng không gây ngộ độc ở Xênêgan.

Mùa: mùa cá đẻ nguy hiểm hơn.

Đường gây độc: máu cá có thể gây ngộ độc nếu tay bị thương trong lúc làm cá, nhưng thịt cá không gây độc, lúc nấu chín (cá đuối).

Tuổi của cá: cá càng to càng độc.

Các bộ phận của cá: thịt, phủ tạng, trứng, máu.

Triệu chứng ngộ độc cấp

Tuỳ theo loại cá, các độc tố có thể gây các loại triệu chứng sau:

Loại cá biển gây rối loạn thần kinh

Loại cá

Họ tetraođontidae: cá nóc (cá cầu, cá bóng, cá cóc).

Họ diodontidae (cá dím).

Họ molidae (cá mặt trời, cả mặt trăng).

Độc tính

Ngộ độc rất nặng (50% trường hợp tử vong). Độc tố gọi là tetrodontoxin có trong thịt, gan, trứng, da, ruột chịu được nhiệt độ cao, tan trong nước. Độc tố ức chế bơm Na - K và ức chế dẫn truyền thần kinh cơ.

Triệu chứng ngộ độc

Xuất hiện trong vòng 30 phút sau khi ăn.

Khởi đầu: cảm giác tê mỏi đầu lưỡi, mỏi mặt đầu chi.

Vã mồ hôi, tiết nước dãi, sùi bọt mép, đồng tử co, hạ huyết áp.

Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, khó nuốt, khó nói.

Rối loạn thần kinh: đau ngực, cử động hỗn độn, co giật, liệt vận động nhãn cầu, liệt hô hấp rung giật cơ. Không có rối loạn ý thức.

Xử trí

Rửa dạ dày bằng dung dịch kiềm.

Chủ yếu là tiêm atropin và hô hấp nhân tạo điều khiển. Chống sốc (truyền dịch, noradrenalin, dopamin).

Loại cá biển gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh

Hội chứng ciguatera (cá Cigua, Turbopica)

Loại cá

Một số cá ở vùng nhiệt đối, tưởng là cá ăn được:

Grand barracuda (họ Sphyraenidae) ở Cu Ba.

Một số loại mật cá.

Một số loại cá thuộc họ Murenidae.

Độc tính

Các loại trên gây ngộ độc rất nặng (tử vong 10%). Độc tố có tác dụng ức chế men cholinesterase tích luỹ ở gan, mật, ruột. Có thể do cá ăn rong biển mang chất độc.

Triệu chứng ngộ độc

Khởi đầu trong vòng 30 phút sau khi ăn. Cá càng to ngộ độc càng nặng. Cảm giác tê, buồn ở mặt, miệng, mệt, thoáng ngất.

Rối loạn tiêu hoá dữ dội: nôn mửa, ỉa chảy.

Rối loạn thần kinh thực vật, vã mồ hôi, sốt.

Rối loạn thần kinh: tăng cảm giác da, nhức đầu, co giật.

Tử vong do suy tuần hoàn cấp hoặc suy hô hấp cấp.

Xử trí

Rửa dạ dày bằng nước có hydrocarbonat

Dùng thuốc kháng cholinesterase: atropin, PAM.

Truyền dịch chống suy tuần hoàn cấp.

Hô hấp nhân tạo nếu có rối loạn hô hấp.

Loại cá chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa và gan thận

Loại cá

Phần lớn và các loại cá nước ngọt, hoặc đến mùa sinh đẻ từ biển ngược lên sông.. Đôi khi các cá này gây ngộ độc (trứng, tinh dịch, thịt...).

Đặc điểm ở nước ta, mật cá trắm rất độc. cá trắm có 2 loại cá trắm đen (mylopharyngodon piceus), cá trắm cỏ hay cá trăm trắng (stenopharyngodon idellus).

Mật của hai loại đều độc: cá càng to, mật càng độc (cá 3kg trở nên).

Ngoài ra một số các loại cá khác cũng có mật gây độc: cá chép, cá mè, cá trôi...

Độc tính

Mật cá gây viêm thận hay viêm gan khi có hội chứng gan thận bao giờ cũng nặng.

Triệu chứng

Khởi đầu: 1 giờ sau khi ăn hoặc sau khi nuốt mật cá trắm (theo phương pháp chữa bệnh cổ truyền).

Đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy.

Tình trạng của sốc giảm thể tích máu.

Trường hợp nặng: có thể viêm gan thận cấp, phù phổi cấp.

Xử trí

Hồi phục nước và điện giải trong giai đoạn đầu.

Dùng furosemid lọc ngoài thận khi có viêm gan thận. Nếu không đỡ, lọc ngoài thận.

Loại cá gây dị ứng kiểu Histamin

Loại cá

Tất cả các loại cá, nhất là cá biển, có thể gây dị ứng vổi những người có cơ địa đặc biệt.

Độc tính

Độc tính là histamin có nhiều trong thịt của cá, hoặc chỉ là kháng nguyên, một protein lạ gây dị ứng ở người ăn.

Triệu chứng

Giống như một sốc phản vệ, xuất hiện vài giờ sau khi ăn.

Khởi đầu: nhức đầu, khó chịu, mặt và người đỏ bừng.

Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, ỉa lỏng.

Tình trạng dị ứng: mẩn ngứa, mày đay, cơn hen phế quản.

Xử trí

Kháng histamin tổng hợp và calci gluconat tiêm tĩnh mạch thường cũng đủ. Đôi khi phải dùng corticoid, adrenalin khi có hiện tượng giông sốc phản vệ.

Loại cá gây ảo giác

Loại cá

phần lớn là cá biển, thuộc họ Mugilidae, Acanthuidae...

Độc tính

Chưa rõ.

Triệu chứng

Sau khi ăn 1 - 2 giờ cảm giác say chóng mặt. Có ảo giác thị giác, thính giác. Khỏi hẳn sau 24 giờ.

Loại cá độc tố ở máu gây nhiễm độc qua vết thương

Loại cá

Họ Muraenidae (họ lươn), Anguillidae Petrimyonidae (họ mút đá), Rajidae (họ cá đuôi). Siluridae (họ cá trê).

Độc tính

Độc tố ở trong máu cá khi tiếp xúc với da có thể gây sưng, viêm. Khi vào cơ thể qua một vết thương có thể gây sốc. Dễ bị nhiệt độ phá huỷ.

Triệu chứng

Sưng viêm.

Khi độc tố qua vết thương vào máu có thể gây đau bụng, nôn mửa dữ dội, xanh tím, tình trạng sốc  nhiễm độc rối loạn nhịp tim, viêm ống thận cấp.

Xử trí

Atropin, corticoid, chống sốc.

Nếu có viêm ống thận cấp, phải lọc ngoài thận

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị