Thông khí bằng thở tự nhiên với áp lực dương liên tục ở đường dẫn khí (CPAP)

2014-10-02 11:26 AM

Kiểm tra vòng mạch hô hấp của máy, Fi02 và áp lực đường thở của máy. Fi02 sử dụng cho CPAP giống như Fi02 đã dùng cho người bệnh.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mục đích

Thông khí bằng thở tự nhiên với áp lực dương liên tục ở đường dẫn khí (continuous positive airway pressure - CPAP) giúp cho người bệnh suy hô hấp thở tự nhiên trong một dòng khí có áp lực dương liên tục để làm tăng độ giãn nở của phổi đồng thời làm giảm sức cản đường dẫn khí.

Chỉ định

Điều trị giảm oxy máu trơ do tăng shunt trong phổi.

Làm tăng độ giãn nở phổi.

Cai thở máy.

Chống chỉ định

Hôn mê.

Liệt cơ hô hấp.

Tổn thương thành bụng, thành ngực, màng phổi.

Bệnh phổi phế quản tắc nghẽn đợt cấp nặng.

Tràn dịch màng ngoài tim.

Nhịp thở quá nhanh trên 40 lần/phút.

Chuẩn bị

Cán bộ chuyên khoa

Một bác sĩ được đào tạo sâu về thông khí nhân tạo và hồi sức.

Một y tá (điều dưỡng) hay kỹ thuật viên chăm sóc hô hấp (respiratory therapist) thực hiện theo dõi hàng ngày báo cho thầy thuốc.

Phương tiện

Máy hô hấp nhân tạo.

Bóng Ambu.

Ống nội khí quản

Đèn soi thanh quản.

Máy hút, ống thông hút đờm.

Bộ mở khí quản.

Người bệnh

Được giải thích kỹ, động viên hợp tác với thầy thuốc.

Tư thế nửa nằm, nửa ngồi.

Làm các xét nghiệm pH và chất khí trong máu.

Mắc máy đo oxy mạch Sp02.

Nơi thực hiện

Tại buồng bệnh.

Các bước tiến hành

Có thể dùng CPAP qua mặt nạ (phương pháp không xâm nhập) hoặc qua ốhg nội khí quản, mồ khí quản (phương pháp xâm nhập).

Thở tự nhiên với áp lực dương liên tục ở đường dẫn khí qua mặt nạ

Kiểm tra các điểm sau:

Công hô hấp và tình trạng hô hấp.

Tình trạng các chất khí trong máu.

Tình trạng ý thức.

Hệ thống oxy.

Giải thích cho người bệnh một lần nữa:

Kiểm tra vòng mạch hô hấp của máy, Fi02 và áp lực đường thở của máy. Fi02 sử dụng cho CPAP giống như Fi02 đã dùng cho người bệnh. Mức độ CPAP bắt đầu bằng nửa độ CPAP dự định thực hiện cho người bệnh tức là khoảng 3 - 5 cm nước.

Vặn dòng chảy lớn, úp mặt nạ mũi hoặc mặt vào người bệnh nhẹ nhàng và bảo người bệnh thở nhịp nhàng theo mạch của máy.

Cùng lúc theo dõi tình trạng hô hấp của người bệnh và đo Spơ2, sau vài ba phút, kết quả sẽ cho biết sự thực thi của mặt nạ CPAP. Nếu người bệnh đáp ứng tốt, buộc mặt nạ khít vào mặt người bệnh.

Giảm bớt dòng chảy đến độ dao động áp lực xung quanh ± 2cm nước.

Tăng dần độ CPAP đồng thời theo dõi kỹ các thông sô' hô hấp và huyết động.

Tìm độ CPAP tối ưu: với Fi02 dưới 50% mà Sp02 lớn hơn 90%, huyết động ổn định.

Thường xuyên kiểm tra:

Đo Sp02.

Đo các‘chất khí trong máu.

Tình trạng huyết động.

Đổ điều chỉnh CPAP thích hợp.

Điều chỉnh thăng bằng nước và điện giải.

Thở tự nhiên với áp lực dương liên tục ở đường dẫn khí qua nội khí quản hay mở khí quản

Bật nút CPAP và nút thồ tự nhiên.

Có thể phối hợp PEEP và CPAP.

Các bưóc tiến hành và theo dõi như đối với CPAP.

Theo dõi và xử lý tai biến

Tăng khoảng chết làm tăng PaC02.

Tăng công hô hấp do gắng sức thở.

Chấn thương do áp lực.

Rối loạn huyết động, tụt huyết áp do

Giảm tiền gánh (phối hợp với giảm thể tích máu) hoặc giảm hậu gánh (phổi căng quá mức).

Đái ít do giảm dòng chảy ỏ thận.

Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh dễ làm tăng áp lực tĩnh mạch nội sọ.

Biến chứng do mặt nạ

Tuột mặt nạ.

Tổn thương do tỳ đè.

Khô mũi họng.

Hít phải dịch vị.

Do đó tuy đã thở tự nhiên ngưòi bệnh vẫn cần được theo dõi kỹ.

Tình trạng suy hô hấp nặng lên: chuyển về thông khí nhân tạo điều khiển.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị