- Trang chủ
- Sách y học
- Hồi sức cấp cứu toàn tập
- Ngộ độc thức ăn
Ngộ độc thức ăn
Vi khuẩn có độc tố phát triển trong thực phẩm: tụ cầu, lỵ trực trùng, phẩy khuẩn tả. Vi khuẩn clostridium botulinum yếm khí sống trong thịt hộp, xúc sích khô, thịt khô.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Các triệu chứng của ngộ độc thức ăn
Các triệu chứng cấp tính xảy ra sau vài phút, hoặc vài giờ có khi tới 1 ngày tuỳ thuộc nguyên nhân gây ngộ độc:
Buồn nôn và nôn.
Đau bụng.
Ỉa chảy nhiều nước, có khi có máu.
Có thể sốt hay không.
Các triệu chứng nặng nguy hiểm: đặc biệt ở người cao tuổi và trẻ nhỏ < 1 tuổi: mất nước, mất điện giải, trụy mạch và có thể bị sốc nhiễm khuẩn.
Các dấu hiệu mất nước
Đái rất ít, nước tiểu vàng sẫm.
Khô miệng, khô môi, khát nước (nhưng ở người bị nặng lại không thấy khát).
Da nhăn nheo, véo da bệnh nhân bằng 2 ngón tay nó không trở lại nhanh được.
Mắt trũng sâu.
Mạch nhanh, thở nhanh, sâu, sốt, mệt lả, co giật.
Nguyên nhân ngộ độc
Thức ăn và nước uống bị nhiễm chất độc
Kim loại nặng: kẽm, đồng, chì, thiếc, arsenic.
Các hợp chất hữu cơ: polyvinylchlorid, các thuốc màu.
Thuốc diệt côn trùng, vật hại.
Các chất phóng xạ.
Alkyl thuỷ ngân.
Virus, VK hay nấm mốc có trong thực phẩm
Vi khuẩn có độc tố phát triển trong thực phẩm: tụ cầu, lỵ trực trùng, phẩy khuẩn tả. Vi khuẩn clostridium botulinum yếm khí sống trong thịt hộp, xúc sích khô, thịt khô. Các virus: adeno virus, rotavirus, norwalk virus.
Các chất độc có tự nhiên trong thực phẩm
Cà độc dược, nấm độc, lá ngón, cá độc, cá nóc, (họ tetrodontidae), cá dím (diodontidae), cá mặt trời, mặt trăng (molidae), mật cá trắm.
Da cóc, gan, trứng cóc chứa chất độc (bufotoxin) gây rối loạn nhịp tim nặng.
Nọc rắn độc: nhóm rắn lục, rắn hổ chúa, cạp nong, cạp nia, có thể gây chết người.
Sự đáp ứng của cơ thể thay đổi với các chất thực phẩm
Thực phẩm chứa tyramin (sữa), monosodium glutamate (bột ngọt).
Khi có ngộ độc thức ăn, cần phải
Giữ lại cốc thực phẩm đã ăn đế xét nghiệm
Giữ lại chất nôn.
Xét nghiệm và cấy phân.
Cấy máu khi có sốt.
Xét nghiệm nước tiểu và máu nếu nghi có hoá chất độc
Điều trị ngộ độc thức ăn
Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, làm dừng chất độc vào máu bằng cách
Gây nôn cho bệnh nhân.
Cho than hoạt 20 - 30g uống.
Cho thuốc nhuận tràng sorbitol 20g uống.
Nếu bệnh nhân mệt do mất nước bởi nôn, đi ỉa, sốt kéo dài nhất là ngộ độc thức ăn do độc tố vi khuẩn thì thưòng nguy hiểm cho người cao tuổi và trẻ nhỏ khi bị mất nước nhanh và nhiều, đó chưa kể dẫn đến suy dinh dưỡng khi không được cung cấp đủ thức ăn bù lại cho bệnh nhân.
Điều trị mất nước
Uống nước có hoà gói muối chống mất nước (ORS): cho 2 lít uống trong 4 giờ đầu, trẻ em: 75ml/kg.
Nếu không có ORS: 2 thìa đường + 1 thìa cà phê muối, pha với 200ml nước hoặc pha nước cam, nước dừa, nước chuối thành 1 lít vì chúng có nhiều kali tốt cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân vẫn nôn, nên cho uống ít một. Thuốc chống ỉa chảy chỉ dùng khi bệnh nhân đi ngoài nhiều lần toàn nước mà không sốt. Trong những trươngf hợp nhẹ: imodium 1 - 2 viên, cầm ỉa rồi thì thôi.
Thuốc chống nôn khi bệnh nhân nôn quá nhiều không thể dừng. Có thể cho tiêm thuốc prometazin, diphenhydramin.
Theo dõi lượng nước tiểu bệnh nhân tăng dần lên > 500ml/6 giờ là tốt, nếu nước tiểu vẫn ít là bệnh nhân vẫn còn mất nước hoặc chất độc đã gây suy thận, cần đưa tới bệnh viện.
Ở cơ sở y tế có thể truyền Ringer lactate hay bicarbonate 1,4% 200ml trước rồi truyền natriclorua 0,9% nếu thấy huyết áp tâm thu dưối 90mmHg. Nếu lượng nước tiểu > 500ml trong 6 giờ là tốt.
Khi các biện pháp trên đã dùng, người bệnh không đỡ
Không đỡ sốt cao, đi ngoài nhiều và có máu, cần thiết phải mang đến bệnh viện hồi sức và điều trị nguyên nhân, ví dụ như:
Rửa dạ dày có kỹ thuật khi lượng chất độc nhiều.
Dùng thuôc kháng độc khi biết rõ loại chất độc đó là gì?.
Dùng kháng sinh nếu bệnh nhân có sốt nghi do nhiễm khuẩn (ciproíloxacin: 500mg mỗi 12 giờ trong 5 ngày), cấy máu, cấy phân.
Hồi sức tim mạch, tuần hoàn, hay hô hấp nếu các chất độc có thể gây ra suy hô hấp, suy tuần hoàn.
Đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân dựa vào mạch, huyết áp, mức độ mất nưóc và nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên ngộ độc thức ăn đôi khi không chỉ xảy ra cho một cá nhân, có khi một gia đình, một tập thể ăn cùng một loại thức ăn đó, nó mang tính chất dịch tễ ảnh hưởng tới sức lao động, có khi còn lây lan thành dịch bệnh.
Bài viết cùng chuyên mục
Cấp cứu nhồi máu cơ tim
Huyết áp có thể tăng hoặc giảm lúc đầu do phản xạ. Huyết áp giảm thường kèm theo nhịp chậm hay gặp trong nhồi máu cơ tim sau dưới, có thể giải quyết được bằng atropin.
Ngộ độc chì và dẫn chất vô cơ của chì
Nôn mửa, ỉa lỏng, đau bụng dữ dội (đau bụng chì) phân đen do sự hình thành sulfua chì trong ruột, sau đó táo bón. Tiếp theo là vô niệu, viêm ống thận cấp.
Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS)
Điểm độc đáo của hội chứng này là xuất hiện đột ngột tiếp sau một bệnh lý ở phổi hay nơi khác trên một người không có bệnh phổi trước đó.
Ngộ độc CS (hơi cay)
CS được chứa trong bình xịt dùng cho tự vệ cá nhân hoặc trong lựu đạn, bom hơi cay. Đậm độ cs thay đổi từ 1 đến 8% có khi 20% tuỳ theo mục tiêu sử dụng.
Ngộ độc dẫn chất hữu cơ của chì
Liều gây chết: 70mg cho một người 50kg. Trên thực nghiệm thở chết sau 18 giờ, trong một bầu không khí chứa xăng chì 0,182mg/l.
Chọc hút máu tĩnh mạch đùi
Lấy máu để làm xét nghiệm, đặc biệt để làm xét nghiệm các khí trong máu và điện giải ỏ người bệnh truy mạch, khó dùng các tĩnh mạch tay hoặc bàn chân.
Cơn hen phế quản ác tính
Hen phế quản là một bệnh rất thông thường trên thế giới chiếm tỷ lệ 1 - 4% dân sô". Hen phê quản có thể tử vong do cơn hen phế quản ác tính gây suy hô hấp cấp (50%) và đột tử (50%).
Thông khí nhân tạo với áp lực dương liên tục (CPPV)
Làm tăng độ giãn nở phổi khi phổi bị giảm thể tích do tổn thương phổi cấp (acute lung injury) hay suy hô hấp cấp tiến triển (acute respiratory distress syndrome - ARDS).
Quy trình kỹ thuật lọc máu ngắt quãng cấp cứu
Đa số các bệnh nhân lọc máu ngắt quãng cấp cứu cần có đường vào mạch máu bằng ống thông hai nòng và được đặt ở các tình trạng lớn để đảm bảo lưu lượng máu.
Ngộ độc thuốc tím (Kali Pecmanganat)
Triệu chứng tiêu hoá: đau bụng dữ dội, nôn mửa, nôn ra máu, loét miệng, niêm mạc miệng nâu sẫm. Phù nề miệng, họng và thanh quản, có khi thủng dạ dày.
Ngộ độc các chất ma túy (opiat)
Chất ma tuý gây ra cho người dùng khoái cảm, sau một thời gian tiếp theo sẽ gây tình trạng quen thuốc, nghĩa là sự chịu dựng cao liều mỗi ngày một cao, đôi khi rất nguy hiểm cho người mối dùng.
Ngộ độc cấp thuốc chuột tầu (ống nước và hạt gạo đỏ)
Tiêm diazepam 10mg tĩnh mạch/ 1 lần có thể nhắc lại đến 30mg, nếu vẫn không kết quả: thiopental 200mg tĩnh mạch/ 5 phút rồi truyền duy trì 1 - 2mg/kg/ giờ (1 - 2g/24 giờ).
Ngộ độc nấm độc
Viêm gan nhiễm độc: vàng da, GPT tăng cao, phức hợp prothrombin giảm. Hiệu giá của GPT tỷ lệ với tình trạng hoại tử tế bào gan và có ý nghĩa tiên lượng bệnh.
Ngộ độc Carbon sulfua
Carbon sulfua tan trong mỡ vì vậy độc chất tác hại chủ yếu lên thần kinh, Ngoài ra carbon sulfua còn gây ra tình trạng thiếu vitamin B1.
Ngộ độc phospho hữu cơ
Hội chứng muscarin đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, khó thở, tăng tiết phế quản và co thắt phế quản, nhịp tim chậm, đồng tử co.
Cơn đau thắt ngực không ổn định
Trong 48h đầu: định lượng CPK hoặc tốt hơn nữa là định lượng iso-enzym MB của CPK. cần nhớ rằng CPK rất nhạy ngay trong giò đầu của nhồi máu cơ tim.
Mở khí quản: chỉ định, chống chỉ định trong hồi sức
Phẫu thuật viên dùng tay trái cố định khí quản ở giữa, tay phải cầm dao mô rạch da theo đường dọc giữa cổ, đường rạch đi từ dưỏi cổ.
Ngộ độc dầu hỏa và các dẫn chất
Viêm phổi thường là hai bên, ở hai vùng đáy, thường kèm theo phản ứng màng phổi, tràn dịch màng phổi, đôi khi tràn khí màng phổi. Viêm phổi có thể bội nhiễm và áp xe hoá.
Hội chứng suy đa tạng
MODS là một hội chứng xuất hiện ở nhiều bệnh nhân đang hồi sức cấp cứu, do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, ký sinh trùng hay đa chấn thương, bỏng.
Đặt ống nội khí quản đường mũi có đèn soi thanh quản
Tay phải cầm ống nội khí quản, mặt vát ra ngoài đẩy thẳng góc ống nội khí quản vào lỗ mũi, song song vói sàn lỗ mũi. Khi ống đã vượt qua ống mũi, cảm giác sức cản giảm đi và ống vào đến họng dễ dàng.
Thông khí nhân tạo với BIPAP
Nếu người bệnh không thở tự nhiên có thể thông khí nhân tạo xâm nhập với phương thức BIPAP để Vt = .10ml/kg. PEEP 5 cm nước.
Xử trí sốt rét ác tính ở người có thai
Thai 3 tháng cuối: chủ yếu điều trị sốt rét ác tính, hồi sức tích cực cho mẹ và con. Khi có chuyển dạ mới can thiệp bấm ốì sớm, lấy thai bằng íorceps nếu thai còn sống.
Cai thở máy
Khi hít vào gắng sức, áp lực âm tối thiểu bằng 20cm nước trong 20 giây. Nếu người bệnh đang thở PEEP phải cho ngưòi bệnh thở lại IPPV trước khi tháo máy.
Các rối loạn phospho máu
Hoàn cảnh xuất hiện: trong hồi sức cấp cứu nghĩ đến hạ phospho máu khi: dinh dưỡng một bệnh nặng kéo dài, có bệnh tiêu hoá mạn tính, dùng các thuốc chông toan dịch vị.
Ngộ độc các dẫn chất của phenothiazin
Bệnh nhân suy gan dễ bị ngộ độc. Liều cao vừa phải gây hôn mê có tăng trương lực cơ, cứng hàm, nhưng không có rối loạn hô hấp. Liều rất cao, gây hôn mê sâu, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt.