Các bệnh lý tăng hoặc giảm độ thẩm thấu máu

2014-11-10 08:58 PM

Sự phối hợp giữa toan chuyển hóa có khoảng trống ion điện tích âm với khoảng trống thẩm thấu vượt quá 10 mosm/kg là không đặc hiệu cho trường hợp uống phải rượu độc.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tăng độ thẩm thấu máu có ít hoặc không chuyển dịch nước

Ure và rượu là hai chất có thể qua được màng tế bào và làm tăng nồng độ thẩm thấu. Do bản chất dễ thấm, nên ure ít gây chuyển dịch nước qua màng tế bào. Rượu làm cân bằng nhanh chóng nước hai phía màng tế bào: cứ 1000 mg/L rượu sẽ làm tăng thêm 22 mosm/L. Sự tăng độ thẩm thấu máu này thường không biểu hiện lâm sàng. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân đờ đẫn hoặc hôn mê mà độ thẩm thấu máu tính theo nồng độ natri, đường và ure lại thấp hơn độ thẩm thấu đo được, cần nghĩ tới ngộ độc rượu. Các loại rượu độc như methanol hoặc ethanol glycol, khi uống phải cũng gây tình trạng khoảng trống thẩm thấu nêu trên, và có đặc điểm gây toan chuyển hóa có khoảng trống ion âm.

Sự phối hợp giữa toan chuyển hóa có khoảng trống ion điện tích âm với khoảng trống thẩm thấu vượt quá 10 mosm/kg là không đặc hiệu cho trường hợp uống phải rượu độc, vì có đến gần một nửa số bệnh nhân bị toan máu do tăng acid cetonic trong đái tháo đường, hoặc do tăng acid lactic cũng có biểu hiện này.

Tăng độ thẩm thấu máu có gây chuyển dịch nước

Khi trong máu có tăng các chất hòa tan không qua được màng tế bào sẽ làm nước từ tế bào đi ra khoang ngoại bào, gây mất nước trong tế bào. Đường và natri là hai chất hòa tan hay gây tình trạng này nhất. Trong trường hợp này, tăng độ thẩm thấu máu sẽ gây triệu chứng.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là ở hệ thần kinh trung ương. Mức độ trầm trọng của các triệu chứng tùy thuộc vào mức độ và tốc độ tăng độ thẩm thấu máu. Khi tăng cấp tính, sẽ có dấu hiệu lơ mơ, lú lẫn nếu nồng độ thẩm thấu máu vượt quá 320 - 330 mosm/L, còn nếu quá 340 - 350 mosm/L, sẽ gây hôn mê, ngừng thở và tử vong.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị