- Trang chủ
- Sách y học
- Hồi sức cấp cứu toàn tập
- Ngộ độc các chất gây rối loạn nhịp tim
Ngộ độc các chất gây rối loạn nhịp tim
Trong ngộ độc cocain gây tăng huyết áp nên tránh dùng các loại chẹn beta vì có thể kích thích alpha gây co thắt động mạch, làm tăng huyết áp. Thuốc thích hợp là nhóm benzodiazepin.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Có nhiều hoá chất, nhiều loại thuốc và sinh vật có thể gây rốỉ loạn nhịp tim hoặc rối loạn dẫn truyền trong tim. Các rối loạn này có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không can thiệp kịp thời.
Độc tính
Một chất độc khi vào cơ thể có thể gây ra một hoặc nhiều rối loạn nhịp tim một hoặc nhiều rối loạn dẫn truyển.
Chẩn đoán xác định
Các biểu hiện lâm sàng sau khi uống thuốc hay chất độc:
Nhịp tim chậm hoặc nhanh, trông ngực, tăng huyết áp hay hạ huyết áp, xuất hiện đau ngực hay co giột kiểu động kinh hoặc ngừng tim sau rung thất.
Điện tâm đồ và monitor có thể thây:
Nhịp nhanh > 180l/phút hay chậm < 50l/phút.
Rối loạn dẫn truyền: Bloc nhĩ thất mức dộ 1,2 hay 3; QRS giãn rộng > 100 msec, QT kéo dài.
Xoắn đỉnh.
Ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất, rung thất.
Các rối loạn huyết động kèm theo: tăng huyết áp hay tụt huyết áp, suy tim (CVP tăng, phù phổi cấp).
Các chất gây ra các rối loạn nhịp
Gây nhịp tim chậm
Thuốc chẹn beta: propranolol.
Thuốc chẹn kênh calci: verapamil.
Kích thích alpha trung ương.
Digitalis, clonidin.
Opi, thuốc an thần, thuốc gây ngủ, cocain, thuốc chông trầm cảm vòng.
Nọc cóc có thể gầy nhịp chậm xoang, bloc nhĩ thất các cấp.
Thuốc gây nhịp nhanh
Amphetamin, kháng cholinergic, kháng histamin.
Cocain, thuốc chống trầm cảm vòng.
Sắt, phenothiazin, theophyUin, adrenalin, noradrenalin.
Atropin, belladon (cà độc dược), phenothiazin.
Carbamazepin, chloroquin, quinin, physostigmin, flumazenil.
Nọc sứa, muối kim loại, arsenic, lithium, Hg, Mg, K.
Amrinon, ethanol, hormon tuyến giáp.
Chất gây bloc tim và làm giãn rộng
QRS, QT (QRS > 100 msec,QT > 0,40 giây).
Thuốc chẹn beta.
Thuốc chẹn kênh calci, digoxin, phenothiazin. Magnesium, propafenom, sotalol.
Thuốíc kháng cholinergic, thuốc chống rối loạn nhịp (quinidin), kháng histamin.
Cocain, chloroquin và quinin, thuốc ehôhg trầm cảm vòng.
Chẩn đoán phân biệt
Rối loạn nhịp tim nguyên nhân: chuyển hoá, rối loạn điện giải, thiếu oxy máu.
Xử trí
Thuốc đối kháng sinh lý và kháng độc
Tăng huyết áp:
Trong ngộ độc cocain gây tăng huyết áp nên tránh dùng các loại chẹn beta vì có thể kích thích alpha gây co thắt động mạch, làm tăng huyết áp. Thuốc thích hợp là nhóm benzodiazepin.
Nếu thuốc an thần không có kết quả làm hạ huyết áp thì nên dùng nitroglycerin, nitroprussid hay nicardipin.
Hạ huyết áp:
Nằm nghỉ để tránh tác dụng hạ huyết áp tư thế.
Truyền dịch nếu huyết áp < 90mmHg, cho adrenalin hay noradrenalin, dopamin kết hợp.
Nhịp chậm:
Atropin được dùng trưốc tiên l/4mg tĩnh mạch.
Nếu không đáp ứng với atropin: truyền adrenalin hoặc dopamin. Không nên dùng isuprel vì làm giãn động mạch gây hạ huyết áp.
Digibind chữa nhip chậm do digoxin là thuốc hiệu quả nhất.
Đặt pacemaker ngoài lồng ngực.
Nhịp nhanh trên thất chỉ hồi sức hỗ trợ:
Sốc điện có thể không hiệu quả.
Adenosin 6mg - 12mg tiêm tĩnh mạch có hiệu quả trong ngộ độc carbamazepin (Tegretol), nhưng adenosin lại không hiệu quả trong ngộ độc nhóm xanthin như caíein, theophyllin.
Nhịp nhanh thất:
Cần xem xét có nhồi máu cơ tim không.
Các biện pháp hỗ trỢ: oxy mũi 4 - 61/phút.
Truyền bicarbonat 1,4%, 4,2%.
Xylocain, lidocain truyền 1 - 2g/500ml glucose 5%, điều chỉnh giọt theo tiến triển của nhịp tim.
Xoắn đỉnh:
Nguyên nhân thường gặp gây xoắn đỉnh là: toan chuyển hoá, đặc biệt giảm Ca, Mg và K máu. Có thể gặp xoắn đỉnh do pentamidin isothionat, kháng histamin, tefenadin và erythromycin. Điều trị xoắn đỉnh do chất độc bằng:
Magnesium truyền tĩnh mạch 2 - 6g trong 10 - 40 phút, duy trì 5 - 20mg/phút tổng liều 4g. Có thể dùng Panalgin trong có K và Mg truyền tĩnh mạch. Nếu không có kết quả thì có thể thử bằng:
Điều chỉnh điện giải và chuyển hoá.
Lidocain.
Bretylium.
Isoproterenol.
Đặt máy tạo nhịp ngoài cơ thể.
Rối loạn dẫn truyền trong thất, rôi loạn tái cực.
Ngộ độc chloroquin, quinin: truyền tĩnh mạch bicarbonat hay natri lactat đến khi QRS trở lại dưối 0,10 sec.
Tăng kali máu có thể gây rung thất, ngừng tim (sóng T cao nhọn, cân đối, sóng s hình mũi kiếm) phải dùng calci chlorua 1 - 2g tiêm tĩnh mạch chậm và truyền natri bicarbonat 4,2% tĩnh mạch 100 - 200ml.
Biện pháp hỗ trợ khác
Đảm bảo cho bệnh nhân đủ oxy, thông khí tốt Pa02 > 90 mmHg, pH > 7,3.
Duy trì huyết áp ở mức bình thưòng.
Đảm bảo chức năng thận để đào thải chất độc (tăng bài niệu)
Cân bằng nưóc, điện giải và kiềm toan.
Bài viết cùng chuyên mục
Ngộ độc Aceton
Aceton được dùng để hòa tăng áp lực nội sọ nhiều chất dùng trong gia đình (gắn gọng kính, gắn cánh quạt nhựa cứng, làm thuốc bôi móng tay, lau kính...) Aceton gây ngộ độc qua đường hô hấp vì chất bay hơi.
Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS)
Điểm độc đáo của hội chứng này là xuất hiện đột ngột tiếp sau một bệnh lý ở phổi hay nơi khác trên một người không có bệnh phổi trước đó.
Ngộ độc Asen hữu cơ
Sớm: cơn co giật dữ dội, kèm theo nôn mửa, ỉa chảy, ho, ngất, tình trạng sốc, tử vong nhanh. Chậm phát ban, sốt, cao huyết áp, nhức đầu, phù não.
Các rối loạn phospho máu
Hoàn cảnh xuất hiện: trong hồi sức cấp cứu nghĩ đến hạ phospho máu khi: dinh dưỡng một bệnh nặng kéo dài, có bệnh tiêu hoá mạn tính, dùng các thuốc chông toan dịch vị.
Sốc nhiễm khuẩn
Sốc xuất hiện nhanh, hội chứng màng não, chảy máu dưối da, đông máu rải rác trong lòng mạch, vài giờ sau xuất huyết nhiều nơi: não.
Ngộ độc dầu hỏa và các dẫn chất
Viêm phổi thường là hai bên, ở hai vùng đáy, thường kèm theo phản ứng màng phổi, tràn dịch màng phổi, đôi khi tràn khí màng phổi. Viêm phổi có thể bội nhiễm và áp xe hoá.
Ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat
Paraquat và các chất diamin và polyamin nội sinh như putrescin và spermidin đều có các nguyên tử N bậc 4 có khoảng cách từ 0,6 - 0,7 nanomet.
Cấp cứu nhồi máu cơ tim
Huyết áp có thể tăng hoặc giảm lúc đầu do phản xạ. Huyết áp giảm thường kèm theo nhịp chậm hay gặp trong nhồi máu cơ tim sau dưới, có thể giải quyết được bằng atropin.
Các nguyên lý cơ bản trong hồi sức cấp cứu
Hồi sức cấp cứu có nghĩa là hồi phục và hỗ trợ các chức năng sống của một bệnh cấp cứu nặng. Khi mời tiếp xúc với bệnh nhân cấp cứu, công việc của người thầy thuốc là phải kiểm tra các chức năng sống của bệnh nhân.
Ngộ độc các chất ma túy (opiat)
Chất ma tuý gây ra cho người dùng khoái cảm, sau một thời gian tiếp theo sẽ gây tình trạng quen thuốc, nghĩa là sự chịu dựng cao liều mỗi ngày một cao, đôi khi rất nguy hiểm cho người mối dùng.
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu ở người đái tháo đường
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu hay gặp ở bệnh nhân già có đái tháo đường không phụ thuộc insulin, tuy nhiên hôn mê tăng áp lực thẩm thấu có thể đã bị hôn mê có toan cêtôn máu.
Tiêm xơ điều trị chảy máu ổ loét dạ dày tá tràng
Khi nhìn thấy đầu ống thông ở trong dạ dày thì đưa ống đến trước ổ loét xác định vị trí tiêm. Sau đó người trợ thủ mới đẩy kim ra khỏi ông thông.
Thông khí nhân tạo điều khiển với áp lực dương ngắt quãng (IPPV/CMV)
Thông khí nhân tạo điều khiển với áp lực dương ngắt quãng Intermittent Positire Pressure Ventilation gọi tắt là thông khí nhân tạo điều khiển.
Ngộ độc thức ăn
Vi khuẩn có độc tố phát triển trong thực phẩm: tụ cầu, lỵ trực trùng, phẩy khuẩn tả. Vi khuẩn clostridium botulinum yếm khí sống trong thịt hộp, xúc sích khô, thịt khô.
Đặt ống thông Blackemore
Nếu người bệnh hôn mê: phải đặt ống nội khí quản có bóng chèn trước khi đặt ống thông để tránh sặc vào phổi. Kê gổi dưới đầu người bệnh để đầu gập lại rồi đẩy ống thông từ từ.
Cấp cứu tràn khí màng phổi
Đặt ống thông dẫn lưu to nối với máy hút tạo một áp lực âm khoảng -10 đến -20 cmH20 thường có kết quả trong đa sô trường hợp.
Đặt ống nội khí quản mò qua đường mũi
Đẩy nhanh ống vào sâu khi người bệnh bắt đầu hít vào. Nếu ống qua thanh môn, người bệnh sẽ ho, nhưng mất tiếng. Đồng thời hơi từ phổi người bệnh phì mạnh qua ống có khi cả đờm phọt ra.
Ngạt nước (đuối nước)
Ngất trắng giống như tình trạng sốc nặng không gây ngừng tim ngay. Nếu may mắn lúc này nạn nhân được vớt lên và được cấp cứu ngay thì dễ có khả năng hồi phục vì phổi chưa bị sặc nước.
Ngộ độc Ecstasy (hồng phiến)
Ecstasy có tác dụng sinh serotonin mạnh hơn các amphetamin khác. Vòng bán hủy của amphetamin khoảng 8 - 30 giờ. Amphetamin được loại qua gan.
Ngộ độc cồn Metylic
Cồn methylic có thể gây ngộ độc do hít phải hơi, do tiếp xúc với da, do uống nhầm, cồn methylic rất độc vì: Thải trừ chậm - chuyển hoá thành formol và acid formic. Liều gây chết người ở người lớn khoảng 30 - 100ml.
Thông khí nhân tạo hỗ trợ áp lực (PSV) trong hồi sức cấp cứu
Thông khí nhân tạo áp lực hỗ trợ kết thúc thì thở vào khi dòng chảy giảm xuống và áp lực trong phổi đạt mức đỉnh vì vậy Vt thay đổi.
Tai biến chảy máu do dùng thuốc chống đông
Đáng sợ nhất là chảy máu não, nhất là tụ máu dưới màng cứng, xảy ra ở người đang dùng thuốc chống đông, xảy chân ngã không mạnh.
Thông khí điều khiển áp lực dương ngắt quãng đồng thì (SIMV or IDV)
Nếu khó thở, xanh tím - lại tăng tần số lên một ít cho đến hết các dấu hiệu trên.Khi giảm được tần số xuống 0, người bệnh đã trở lại thông khí tự nhiên qua máy.
Ngộ độc các dẫn chất của phenothiazin
Bệnh nhân suy gan dễ bị ngộ độc. Liều cao vừa phải gây hôn mê có tăng trương lực cơ, cứng hàm, nhưng không có rối loạn hô hấp. Liều rất cao, gây hôn mê sâu, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt.
Ngộ độc các dẫn chất của acid salicylic
Kích thích trung tâm hô hấp ở tuỷ làm cho bệnh nhân thở nhanh (tác dụng chủ yếu). Nếu ngộ độc nặng kéo dài, tình trạng thở nhanh dẫn đến liệt cơ hô hấp.