Ngộ độc INH

2014-10-06 12:35 PM

Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, sau độ 1 - 3 giờ đã có nồng độ tối đa trong máu, tác dụng kháng sinh kéo dài 24 giờ. Thuốc thấm vào não tuỷ và thải trừ qua thận.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương

INH (rimifon hay isoniazid) là thuốc chống lao hiện nay thông dụng nhất.

Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, sau độ 1 - 3 giờ đã có nồng độ tối đa trong máu, tác dụng kháng sinh kéo dài 24 giờ. Thuốc thấm vào não tuỷ và thải trừ qua thận. Ngộ độc cấp xảy ra đôi khi do tự tử (có thể gây tử vong) còn phần lớn do uống quá liều điều trị.

Tác dụng dược lý và độc tính

Liều nguy hiểm có thể từ 1,20g.

Liều gây tử vong: 2 - 3g trở nên.

Thuốc tác dụng chủ yếu lên thần kinh trung ương, gây ra các rối loạn thần kinh và tâm thần.

Triệu chứng ngộ độc cấp

Ngộ độc nặng

Trong giờ đầu:

Triệu chứng thần kinh: mặt và da đỏ rực, đau bụng tăng cảm giác da, nói khó, nuốt khó.

Triệu chứng tâm thần: lo lắng, vật vã giãy giụa lẫn lộn.

Vài giờ sau, xuất hiện các triệu chứng:

Xanh tím đầu chi, khó thở.

Mạch nhanh nhỏ, phản xạ gân xương tăng, phù gai mắt.

Một hai ngày sau:

Khó thở, hạ huyết áp.

Hôn mê, co giật.

Bệnh nhân có thể tử vong do ngạt thở trong một cơn co giật hoặc do toan chuyển hoá.

Ngộ độc nhẹ

Do uống quá liều (tai biến điều trị). Có thể thấy các rốì loạn:

Tâm thần: kích thích, lẫn lộn.

Thần kinh: chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, khó ngủ, co giật, viêm nhiều dây thần kinh.

Tiêu hoá: buồn nôn, nôn mửa, đau bụng ỉa chảy hoặc táo bón.

Thận: protein niệu (+).

Máu: giảm bạch cầu hạt, đôi khi giảm tiểu cầu.

Dị ứng: sốt, mày đay.

Xử trí

Ngộ độc nặng

Vitamin B6 (pyridoxin): 1g tiêm tĩnh mạch 3 giờ một lần cho đến khi các dấu hiệu thần kinh bớt hẳn, sau đó 6 giờ một lần.

Nếu co giật, tiêm diazepam 10mg tĩnh mạch hoặc thiopental 0,10 - 0,20g tiêm tĩnh mạch chậm, sau đó đặt ống thông nội khí quản, hô hấp nhân tạo.

Nêụ đặt ống nội khí quản ngay nếu có hôn mê

Chống toan huyết bằng natri bicarbonat 1,4% hoặc THAM 0,3M truyền tĩnh mạch (500 - 1000ml).

Tăng thải trừ qua thận bằng furosemid (hoặc manitol)

Ngộ độc nhẹ

Tiêm vitamin B6 0,50 - 1g ngày 2 - 3 lần vào bắp hoặc tĩnh mạch.

Chống táo bón bằng prosticmin 0,5mg dưối da.

Chông các rối loạn thần kinh bằng diazepam 5 - 10mg uống.

Chống viêm dây thần kinh bằng vitamin B6, B12 và acid glutamic.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị